Yêu cầu trong việc vận hành hệ thống:

Một phần của tài liệu thiết kế máy ép nhựa 250 tấn (Trang 83)

H ẬN X ÉT CỦA GIÁO VI ÊN DUY NX ỆT

4.2. Yêu cầu trong việc vận hành hệ thống:

4.2.1. Yêu cầu về lắp ráp:

1. Điều quan trọng nhất phải tuân thủ khi lắp ráp các hệ thống thủy lực là công tác vệ sinh sạch sẽ. Những hư hỏng nghiêm trọng có thể xảy ra rất nhanh chóng trong hệ thống, nếu có những vật liệu bên ngoài xâm nhập vào hệ thống.

2. Luôn luôn làm kín tất cả những khe hở của bình chứa sau khi vệ sinh bình chứa. Chu kỳ vệ sinh thay dầu mới phải là một phần trong thời khóa biểu bảo dưỡng hệ thống.

Page | 8383

3. Khi hệ thống thủy lực được mở ra, phải đậy hoặc bịt kín tất cả các cổng nối để không cho chất bẩn và không khí ẩm lọt vào hệ thống. Phải luôn luôn giữ chúng bịt kín ngoại trừ khi sửa chữa hoặc lắp ráp.

4. Kiểm tra các khớp nối của ống pipe, ống tube, ống mềm, để chắc chắn rằng không có sự hiện diện của cáu bẩn, ba vớ, vảy cặn và không bị co thắt, có khía, có ngấn…. Các loại ống mềm và ống tube phải được chụp kín bằng nắp ở các đầu khi lưu trữ.

5. Phải giữ các loại xăng trắng, chất tẩy rửa trong những thùng chứa an toàn. 6. Sử dụng các vòi không khí nén để làm sạch các khớp nối.

7. Doa lại các đầu ống pipe và ống tube để tránh các vật liệu bị chồn quá nhiều sẽ làm hạn chế dòng chảy hoặc gây ra trường hợp chảy rối.

8. Không sử dụng những khớp nối áp suất cao ở các đường ống nạp bởi vì chúng có đường kính trong nhỏ hơn và có thể làm hạn chế dòng chảy.

9. Không nên sử dụng hàn điện hoặc cắt gọt ống ở nơi hệ thống thủy lực đang tháo ráp để sửa chữa.

10. Không sử dụng những hỗn hợp làm kín ống ở các loại ren trụ.

11. Khi sử dụng các khớp nối mềm trên các trục bơm và động cơ thủy lực chúng ta phải thực hiện như sau:

- Điều chỉnh các nửa khớp nối sát với nhau, luôn luôn phải ở trong khoảng 0.20 inch (5.08mm).

- Cho phép có khe hở khoảng 1/32 đến 1/16 inch (0.79 đến 1.59mm) giữa các nửa khớp nối, hoặc thực hiện theo sự cho phép của nhà chế tạo đối với các khe hở. - Không được đóng các khớp nối vào trục. Các khớp nối phải luôn luôn được lắp

trượt hoặc được lắp ép nóng bằng cách sử dụng dầu nóng để lắp ráp.

12. Bôi mỡ đầy đủ vào các rãnh then, then trượt lúc lắp ráp để tăng tuổi thọ cho chi tiết.

13. Khi sử dụng các khớp nối vạn năng kếp để liên kết, chỉ nên tạo ra góc quay theo một hướng.

14. Khi lắp ráp các chi tiết trong hệ thống, phải phủ một lớp dầu thủy lực vào chi tiết để tăng sự bôi trơn ban đầu, cho đến khi hệ thống được chuẩn bị tốt để làm việc. Nhớt hoặc mỡ bôi trơn là những chất dễ tan và có thể được sử dụng để dễ dàng gắn các chi tiết với nhau nếu cần thiết.

Page | 8484

4.2.2. Qui trình khởi động ban đầu:

Những loại bơm và động cơ thủy lực được cấu tạo để khởi động ở tình trạng không tải. Điều quan trọng là chúng được khởi động với các cửa thoát được thông với áp suất khí trời để loại bỏ không khí ở hệ thống thủy lực. Mặt khác bơm không thể mồi và có thể bị hư hỏng do thiếu chất bôi trơn.

Không bao giờ khởi động các bơm cánh van khi:

 Van bị đóng kín.

 Bộ tích trữ đang được nạp.

 Vòng làm việc kín với động cơ thủy lực.

Các van điều khiển hướng thông thường là loại có mạch nhánh, vì vậy bơm có thể được khởi động một cách đơn giản bằng cách định tâm các lõi van. Nhưng nếu dầu thủy lực không thể tuần hoàn được ở áp suất, nên có một van nhỏ trong đường ống áp suất hoặc một khớp nối trong đường ống và sẽ mở ra để khởi động. Phải để cổng thoát được thông với không khí cho đến khi dòng thủy lực chảy ra ngoài. Sự xả khí tự động có thể được thực hiện bằng cách lắp một van xả khí, van này sẽ mở ra để xả không khí nhưng sẽ đóng lại khi dòng thủy lực bắt đầu chảy ra.

Các điểm lưu ý khi vận hành bơm:

 Tránh vận hành quá tốc độ.

 Vận hành bơm ở tốc độ quá cao thì ma sát giữa các bộ phận trong bơm sẽ tăng cao do khả năng bôi trơn giảm. Điều này sẽ làm cho máy bơm bị hư hỏng sớm. Vận hành bơm quá tốc độ cũng gây ra nguy cơ hỏng vì ‘’ thiếu hụt dầu’’ trong bơm.

 Tránh hiện tượng thiếu hụt dầu:

Thiếu hụt dầu là tình trạng dầu không đủ để nạp đầy vào mọi ngõ nạp của bơm. Khi tình trạng này xảy ra, dầu thoát ra khỏi bơm sẽ có bọt khí. Dầu áp lực có chứa bọt khí sẽ dẫn đến những sai lệch trong truyền động.

Nguyên nhân của tình trạng này ngoài việc vận hành bơm quá ở tốc độ còn có thể do một số nguyên nhân khác như: đường ống dầu bị nghẹt ở một số vị trí, mức dầu trong bình chứa thấp hơn cửa nạp hoặc độ nhớt của dầu quá cao.

Có chân không ở ngõ nạp của bơm.

Đối với đa số các máy bơm thủy lực, chân không tối đa cho phép ở ngõ nạp là 5 in.Hg. Lý tưởng là không có chân không ở ngõ nạp.

Nếu có chân không ở ngõ nạp sẽ xảy ra tình trạng ‘’ thiếu hụt dầu’’. Tình trạng này sẽ gây ra sự ăn mòn kim loại bên trong bơm và tăng khả năng biến chất của dầu thủ y lực. Ngoài ra tình trạng ‘’ thiếu hụt dầu’’ còn gây ra tiếng ồn. Điều nguy hiểm là tiếng

ồn chỉ được phát hiện khi chân không ở ngõ nạp là 10 in.Hg, nhưng lúc này thì tác hại đã xảy ra.

Để hạn chế tình trạng “thiếu hụt dầu” cần dùng các ống dẫn dầu lớn, chiều dài ngắn nhất (có thể được), hạn chế những chỗ gấp khúc, nên vận hành bơm ở tốc độ danh định. Có thể là tạo ra áp suất ở ngõ nạp của bơm bằng cách đặt bình chứa phía trên bơm hoặc dùng bơm phụ để cấp dầu cho bơm.

Có thể đặt đồng hồ đo chân không để kiểm tra chân không ở ngõ nạp của bơm. 4.3. Bảo dưỡng hệ thống:

Nhiều hệ thống thủy lực được thiết kế không xem xét đến vấn đề bảo dưỡng một lần trong quá trình sử dụng. Thông thường yêu cầu ban đầu là giá thành sản phẩm nhỏ nhất, ảnh hưởng đến việc đầu tư bảo dưỡng cho hệ thống. Hậu quả của công việc trên là:

- Các bộ lọc trong hệ thống sẽ không thích hợp.

- Sẽ không đủ phương tiện kiểm tra giám sát mức độ mài mòn. - Van và các thiết bị khác sẽ không đặt đúng vị trí thích hợp.

Công việc bảo dưỡng cần thiết để làm sạch thùng dầu trước khi chắc chắn rằng các thiết bị có thể được kiểm nghiệm và thay thế.

 Hệ thống lọc dầu và độ sạch:

Thống kê cho rằng 80% các hư hại trong hệ thống thủy lực trực tiếp hay không trực tiếp đều bắt đầu từ nguồn ô nhiễm dầu thủy lực. Bằng cách sử dụng bộ lọc phù hợp có thể làm giảm được phần lớn mức độ ô nhiễm dầu.

Chắc chắn rằng các bộ phận lọc được gắn vào hệ thống một cách tương đối và kích thước của nó đủ để chuyển toàn bộ lưu lượng chất lỏng mà bơm cung cấp trong điều kiện khởi động lạnh.

Kiểm tra thùng chứa dầu thật kín chưa và tất cả những đệm kín làm việc trong điều kiện tốt. Kiểm tra xem nắp thông hơi của thùng dầu có sạch không và kích thước phù hợp với mức độ xử lý lưu lượng khí cần trao đổi hay không.

Khi nạp dầu cho thùng dầu hoặc đậy nắp thì dùng một bộ lọc để chuyển dầu vào, không nên dùng bình đổ dầu trực tiếp vào như bình tưới nước.

Thùng dầu phải được gắn với khóa xả dầu để có thể chảy hết một cách tuần hoàn và làm sạch cùng với bộ hút.

 Giám sát chế độ:

 Thiết bị:

Chế độ hoạt động của bơm, motor thủy lực và các van điều khiển với các lỗ ngoài có thể dự đoán bằng cách đo lường dòng rò rĩ trên các đường ống dẫn. Các khóa đường ống dẫn nên lắp đặt để có thể dễ dàng ngắt dòng rò rĩ khi có sự cố, các dòng rò rĩ được thu gom về một bình đo lường và tốc độ dòng rò rĩ của các thiết bị phải được giám sát.

 Chất lỏng:

Giám sát ô nhiễm chất lỏng thủy lực có thể có ích rất lớn. Những kiểm tra thông thường đặt ra là cần phải xác định cấp độ sạch để bảo dưỡng và cung cấp hướng hẫn đúng cho việc hoạt động của máy. Thùng chứa, ống dẫn và những dụng cụ làm mẫu nên cẩn thận lau sạch.

 Mài mòn thiết bị:

Mài mòn trong hệ thống thủy lực là nguyên nhân chính của sự ô nhiễm dầu.

Nó làm cho hiệu suất lọc và bảo dưỡng giảm đi tới mức thấp. Mài mòn xảy ra hiện tại có thể xác định bằng cách giám sát sự thay đổi lưu lượng dòng rò rĩ và bằng cách phân tích thành phần vật liệu trong dầu.

Những nguyên nhân khác gây mài mòn thiết bị là do sự xê dịch của bơm và bộ phận tác động. Bằng cách siết chặt các bulong lỏng, đường ống làm việc và các van trượt gây nên dao động trong hệ thống. Những hư hỏng vật lý có thể xảy ra là do kết quả của sự lạm dụng sai, vị trí lắp đặt sai và bảo vệ không tương xứng với từng thiết bị bộ phận.

 Kế hoạch bảo dưỡng:

- Kiểm tra trực quan những hư hỏng hoặc rò rĩ đường ống, khớp nối và thiết bị. - Kiểm tra mức chất lỏng trong thùng dầu và đặc tính của chất lỏng.

- Kiểm tra áp suất hoạt động, bộ chỉ thị chế độ của bộ lọc. - Kiểm tra sự an toàn tại nơi làm việc.

- Kiểm tra hoạt động của hệ thống và sản xuất.

- Bảo dưỡng theo chu kỳ (hàng tuần, hàng tháng…, phụ thuộc vào điều kiện hoạt động của máy).

- Kiểm tra độ ổn định của tất cả các thành phần.

- Kiểm tra mức độ tiếng ồn của bơm và nhiệt độ hoạt động.

- Kiểm tra toàn bộ bộ phận tác động (xylanh - piston) như hư hỏng, mức độ ồn, nhiệt độ hoạt động, vận tốc đầu ra và lực.

- Bảo dưỡng hằng năm.

- Làm sạch thùng dầu, kiểm tra đặc tính của dầu.

- Làm sạch thùng dầu bên trong và bên ngoài, kiểm tra sự rỉ sét. - Làm sạch bộ lọc.

- Làm sạch đường ống dẫn khí của bộ phận làm mát.

- Kiểm tra tất cả ống mềm, ống pipe và khớp nối có hư hỏng không. Thay thế như yêu cầu.

- Kiểm tra mô tơ điện.

- Kiểm tra những mối liên kết mềm giữa bơm và mô tơ.

- Kiểm tra các phần tử lọc, thay thế các thiết bị đó sử dụng được 12 tháng. - Làm sạch phễu lọc.

- Kiểm tra sự rò rỉ của bơm và mô tơ bằng cách vận hành dưới chế độ bình thường và so sánh với mức độ rò rỉ mà nhà chế tạo khuyến cáo cho phép. Nếu như sự rò rỉ quá mức cần phải đem đến nhà chế tạo để đại tu.

- Kiểm tra sự rò rỉ đệm kín giữa cylinder và piston.

- Một số qui tắc chung trong kỹ thuật bảo dưỡng hệ thống thủy lực:

- Trước khi vận hành máy cần phải kiểm tra ảnh hưởng của các phần ăn khớp hoặc cơ cấu máy.

- Cylinder phải được giữ chặt để không bị rơi dưới tác dụng của trọng lực. - Ngắt dòng điện cung cấp và mở buồng điều khiển.

- Ngắt bơm và chắc rằng bơm không bất ngờ khởi động.

- Ghép tất cả phần cuối của ống pipe với cổng vào của các thiết bị để giữ không ô nhiễm ra ngoài.

- Các thiết bị được tháo ra phải được đánh dấu để giảm được công đoạn lắp ráp. - Sử dụng cần siết lực để cố định các thiết bị, tránh không siết quá căng.

PHỤ LỤC

 Phụ lục A: Các thông số kĩ thuật máy ép 250 tấn

Bộ phận Chi tiết Đơn vị Thông số

Kềm Kích thước bảng kềm mm 900x900 Khoảng cách trục dẫn hướng mm 620x620 Độ dày khuôn mm 200÷600 Hành trình lói mm 150 Áp lực kìm Kg/cm2 250 Bơm keo Đường kính cảo lùn (trục vít) mm 60 Thể tích bơm keo Cm3 697 Tốc độ bơm keo Cm3/s 226

Áp suất bơm keo Kg/cm2 1800

Khối lượng bơm keo PP gam 635

Tổng quát

Số vùng nhiệt Vùng 5

Nhiệt lượng băng gia nhiệt Kw 17

Công suất motor chính Kw 45

Kích thước máy m 6,5 x 1,5 x 2,6

Khối lượng máy Kg 12000

Thể tích thùng dầu lit 500

Lưu ý:

- Khối lượng máy ta có thể so sánh với các máy đã được chế tạo. - Kích thước máy là kích thước bao trên bản vẽ.

- Số vùng nhiệt là số băng nhiệt được chọn nằm dọc xylanh bơm nhựa.

 Phụ lục B: Thông số kĩ thuật máy ép 250 tấn CHUAN LIH FA

 Máy CLF 250 TWR:

Bộ phận Chi tiết Đơn vị Thông số

Kìm Kích thước bảng kìm mm 880x880 Khoảng cách trục dẫn hướng mm 610x610 Độ dày khuôn mm 200÷600 Hành trình lói mm 155 Áp lực kìm Kg/cm2 250 Bơm keo

Đường kính cảo lùn (trục vis) mm 65

Thể tích bơm keo Cm3 995

Tốc độ bơm keo Cm3/s 254

Áp suất bơm keo Kg/cm2 1479

Khối lượng bơm keo PP lý thuyết

gam 730

Khối lượng bơm keo PP thực tế gam 720

Tổng quát

Số vùng nhiệt Vùng 6

Công suất nhiệt Kw 23

Công suất motor chính Kw 40

Kích thước máy m 7 x 1,62 x 1,78

Khối lượng máy Kg 12000

Thể tích thùng dầu lit 505

 Máy CLF 250 TX:

Bộ phận Chi tiết Đơn vị Thông số

Kìm Kích thước bảng kìm mm 900x900 Khoảng cách trục dẫn hướng mm 610x610 Độ dày khuôn mm 200÷650 Hành trình lói mm 155 Áp lực kìm Kg/cm2 250 Bơm keo

Đường kính cảo lùn (trục vis) mm 60

Thể tích bơm keo Cm3 784

Tốc độ bơm keo Cm3/s 305

Áp suất bơm keo Kg/cm2 1736

Khối lượng bơm keo PP gam 668

Tổng quát

Số vùng nhiệt Vùng 5

Công suất nhiệt Kw 13

Công suất motor chính Kw 45

Kích thước máy m 6,8 x 1,75 x 2,1

Khối lượng máy Kg 12000

 Phụ lục C: Thông số kĩ thuật máy ép khác

 Máy JSW 650:

Bộ phận Chi tiết Đơn vị Thông số

Kìm Kích thước bảng kìm mm 1370 x 1370 Khoảng cách trục dẫn hướng mm 950 x 950 Độ dày khuôn mm 450÷1000 Khoảng mở kềm mm 950 Hành trình lói mm 180 Áp lực kìm Kg/cm2 650 Bơm keo

Đường kính cảo lùn (trục vis) mm 92

Thể tích bơm keo Cm3 3190

Tốc độ bơm keo Cm3/s 579

Áp suất bơm keo Kg/cm2 1820

Khối lượng bơm keo PP lý thuyết

gam

2903 Khối lượng bơm keo PP thực tế gam

Tổng quát

Số vùng nhiệt Vùng 5

Công suất nhiệt Kw 45 – 75

Công suất motor chính HP 75

Kích thước máy m 10,8 x 2,2 x 2,42

Khối lượng máy Kg 32000

Thể tích thùng dầu lit 1100

 Máy KM 380 CX:

Bộ phận Chi tiết Đơn vị Thông số

Kìm Kích thước bảng kìm mm 650 x 670 Khoảng cách trục dẫn hướng mm 420 x 420 Độ dày khuôn mm 250÷500 Khoảng mở kềm mm 500 Hành trình lói mm 150 Áp lực kìm Kg/cm2 800 Bơm keo

Đường kính cảo lùn (trục vis) mm 40

Thể tích bơm keo Cm3 201

Tốc độ bơm keo Cm3/s 126

Áp suất bơm keo Kg/cm2 1860

Khối lượng bơm keo PP gam 183

Tổng quát

Số vùng nhiệt Vùng 5

Một phần của tài liệu thiết kế máy ép nhựa 250 tấn (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(93 trang)
w