1. Những hạn chế còn tồn tại trong doanh nghiệp hiện nay.
- Thiết bị công nghệ của nhiều doanh nghiệp đã cũ kỹ lạc hậu và không có khả năng đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ sản xuất đã làm hạn chế khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
- Nhiều doanh nghiệp đều gặp khó khăn về nguồn vốn đầu tư đổi mới công nghệ, không có khả năng tích lũy được vốn để tái đầu tư.
- Vốn đầu tư của các doanh nghiệp chủ yếu là vốn vay (75%), vốn tự có của doanh nghiệp hạn chế (17%) nên nhiều doanh nghiệp không mạnh dạn đầu tư để nâng cao năng lực cạnh tranh.
- Quy mô đầu tư nhỏ, ở mức sửa chữa, cải tạo do các doanh nghiệp thiếu vốn để đầu tư đồng bộ dây chuyền sản xuất. Do đó đầu tư chưa có tính đột phá nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
- Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn về thị trường tiêu thụ, uy tín thương hiệu sản phẩm và khả năng thâm nhập thị trường nhất là thị trường xuất khẩu nên các doanh nghiệp không mạnh dạn đầu tư đổi mới đồng bộ máy móc thiết bị và công nghệ mới.
- Trình độ quản trị của các doanh nghiệp nhà nước còn hạn chế, thiếu nguồn nhân lực để tiếp nhận công nghệ mới điều đó làm hạn chế khả năng đầu tư đổi mới của khu vực doanh nghiệp .
- Thủ tục vay vốn đầu tư để thực hiện dự án còn rườm rà phức tạp nên ảnh hưởng lớn đến tiến độ thực hiện dự án.
- Các doanh nghiệp còn gặp khó khăn trong việc cập nhật thông tin khoa học kỹ thuật - công nghệ mới thị trường tiêu thụ nên không đủ thông tin cần thiết để quyết định đầu tư. Mặt khác, thị trường khoa học công nghệ Việt Nam chưa phát triển nên hạn chế khả năng tính toán lựa chọn công nghệ đầu tư của các doanh nghiệp.
- Thiếu các ngành công nghiệp phụ trợ cho các sản phẩm điện tử và cơ khí chế tạo trong nước cho nên các doanh nghiệp ngành cơ khí, điện tử không có khả năng về vốn để đầu tư sản xuất toàn bộ sản phẩm.
- Ngành cơ khí là ngành đòi hỏi vốn đầu tư lớn thời gian thu hồi vốn chậm nên các doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc đầu tư mới vì đầu tư không có hiệu quả.
2.Khắc phục những hạn chế còn tồn tại
- Có chính sách ưu đãi về giá thuê đất, hạ tầng để khuyến khích các doanh nghiệp trong nước đầu tư vào các khu công nghiệp, cụm công nghiệp.
- Nhà nước cần có chính sách về vốn (vốn ngân sách hoặc vốn ưu đãi) để hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp cổ phẩn hóa có nguồn vốn đầu tư đổi mới máy móc thiết bị và công nghệ nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm để tham gia hội nhập có hiệu quả trong thời gian tới. - Các cơ quan nhà nước cần cung cấp thông tin về công nghệ thị trường cho doanh nghiệp.
- Chính phủ đã có chiến lược phát triển ngành cơ khí nhưng do ngành cơ khí đòi hỏi vốn đầu tư lớn và thời gian thu hồi vốn chậm, kiến nghị Nhà nước có những chính sách hỗ trợ cần thiết cho các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ.
- Cần có các chính sách khuyến khích mạnh đối với các dự án đầu tư phục vụ cho việc tiết kiệm năng lượng, điện năng.... ví dụ như dự án sản xuất đèn compaet tiết kiệm điện thay thế cho bóng đèn tròn.
- Các doanh nghiệp hãy tự làm suy yếu lợi thế cạnh tranh của chính mình bằng các lợi thế mới tốt hợn hay nói cách khác tự làm mới để tự làm cu đối thủ
- Doanh nghiệp càng liên tục tao ra lợi thế cạnh tranh mới thay cho lợi thế canh tranh cũ
- Sử dụng nguồn nhân lực hợp lý trong quản lý để đạc được hiệu quả cao. - Đầu tư đào tạo nguồn nhân lực
- Sử dụng thông tin chính xác. - Sử dụng nguồn tài chính hơp lý - Đổi mới thiết bi kĩ thuật công nghệ
- Phát triển và giử vững uy tín thương hiệu
- Kiên quyết chống hàng giả hàng nhái để giử vững thương hiệu - Xác định rõ khách hàng mục tiêu và khách hàng tiềm năng . - Hiểu biết rõ ràng vế pháp luật.
Ngay từ ngày đầu hoạt động, ACB đã xác định tầm nhìn là trở thành ngân hàng thương mại cổ phần bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Trong bối cảnh kinh tế xã hội Việt Nam vào thời điểm đó “Ngân hàng bán lẻ với khách hàng mục tiêu là cá nhân, doanh nghiệp vừa và nhỏ” là một định hướng rất mới đối với ngân hàng Việt Nam, nhất là một ngân hàng mới thành lập như ACB.
Chiến Lược Cơ sở cho việc xây dựng chiến lược hoạt động qua các năm là:
Tăng trưởng cao bằng cách tạo nên sự khác biệt trên cơ sở hiểu biết nhu cầu khách hàng và hướng tới khách hàng.
Xây dựng hệ thống quản lý rủi ro đồng bộ, hiệu quả và chuyên nghiệp để đảm bảo cho sự tăng trưởng được bền vững.
Duy trì trạng thái tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn cổ đông (ROE mục tiêu là 30%) để xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính vững mạnh, có khả năng vượt qua mọi thách thức trong môi trường kinh doanh còn chưa hoàn hảo của ngân hàng Việt Nam.
Xây dựng “Văn hóa ACB” trở thành yếu tố tinh thần gắn kết toàn hệ thống một cách xuyên suốt, ACB đang từng bước thực hiện chiến lược tăng trưởng ngang và đa dạng hóa.