Chất lượng thương hiệu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (Trang 25)

II. Các GTGT ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh

d. Chất lượng thương hiệu

Theo hiệp hội Marketing Hoa Kì, thương hiệu là “một cái tên, từ ngữ, kí hiệu, biểu tượng, hình vẽ, thiết kế,… hoặc tập hợp các yếu tố trên nhằm phân biệt và xác định hàng hóa, dịch vụ của một người hay của một nhóm người bán với hàng hóa và dịch vụ của các đối thủ cạnh tranh”. Thương hiệu có thể được cấu tạo bởi hai thành phần:

Phần phát âm được: là những yếu tố có thể đọc được, tác động vào thính giác của người nghe như tên công ty (Unilever), tên sản phẩm (Dove, Sunsilk), câu khẩu hiệu (Biti’s – Nâng niu bàn chân Việt),…

Phần không phát âm được: là những yếu tố không đọc được mà chỉ cảm nhận bằng thị giác như hình vẽ, biểu tượng (hình lưỡi liềm của Nike), màu sắc (màu đỏ của hãng Coca Cola), kiểu dáng bao bì,…

Ở Việt Nam, khái niệm thương hiệu thường được hiểu đồng nghĩa với nhãn hiệu hàng hóa. Tuy nhiên, trên thực tế thì thương hiệu được hiểu rộng hơn nhiều, nó có thể là bất kỳ cài gì được gắn liền với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ nhằm làm cho chúng ta dễ dàng nhận diện được sự khác biệt với các sản phẩm cùng loại.

Vậy, thương hiệu có vai trò gì đối với khách hàng và công ty?

Với người tiêu dùng, có thể nói thương hiệu xác định nguồn gốc của sản phẩm hay nhà sản xuất và giúp khách hàng xác định nhà sản xuất cụ thể hoặc nhà phân phối nào sẽ chịu trách nhiệm. Thương hiệu là một sự đảm bảo về chất lượng của sản phẩm.

Với các công ty, thương hiệu đáp ứng mục đích nhận diện để đơn giản hóa việc xử lý sản phẩm hoặc truy tìm nguồn gốc của sản phẩm; giúp công ty tổ chức, tính toán và thực hiện những ghi chép khác. Như vậy, thương hiệu được xem như một tài sản có giá trị rất lớn bởi nó có khả năng tác động đến thái độ và hành vi của người tiêu dùng.

Giá trị thương hiệu là một khái niệm mới xuất hiện vào đầu thập kỉ 80 và ngày càng trở nên phổ biến trong lĩnh vực quản trị Marketing. Giá trị thương hiệu được hình thành từ bốn thành phần chính sau đây:

- Sự nhận biết thương hiệu

- Sự trung thành với thương hiệu - Chất lượng sản phẩm

- Các liên hệ thương hiệu

Có thể nói, lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu hết sức quan trọng. Thứ nhất, giá trị thương hiệu của một công ty phần lớn là do lòng trung thành của khách hàng đối với sản phẩm tạo nên. Thứ hai, lòng trung thành của thương hiệu được xem là trung tâm của các chương trình tạo dụng giá trị thương hiệu. Vì vậy, các DN cần phải giữ vững niềm tin để đảm bảo thương hiệu được chuyển tải thống nhất và chân thật. Một thương hiệu nổi tiếng sẽ giúp người tiêu dùng tránh được những rủi ro mất tiền vô ích.

Doanh nghiệp giày Hồng Thạnh được thành lập từ năm 1992 với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giày dép thời trang. Doanh nghiệp đã đạt được sự tín nhiệm của khách hàng, và đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu vững chắc trong lĩnh vực giày dép, bao gồm giày công sở, giày dạ tiệc, giày sandal cho nam và nữ mọi lứa tuổi. Do uy tín về chất lượng sản phẩm, dịch vụ bảo hành chuyên nghiệp,… Hồng Thạnh đã tạo được vị thế tốt trong tâm lý người tiêu dùng Việt Nam.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay (Trang 25)