Cách thức tiến hành nghiên cứ u

Một phần của tài liệu Đáp ứng lâm sàng và chức năng hô hấp ở bệnh nhân được điều trị theo "chiến lược toàn cầu về xử lý hen suyển và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính" tại một số đơn vị y tế của tp.hcm (Trang 56)

Xây dựng các qui trình xử lý hen và BPTNMT phù hợp với các tuyến y tế

của Thành phố Hồ Chí Minh : tuyến Phường-Xã, tuyến Quận-Huyện hoặc BVĐKKV, tuyến Bệnh viện cấp 2 hoặc cấp 1. Các qui trình này được soạn dựa

vào GINA và GOLD của TCYTTG, có cải biên cho phù hợp với điều kiện thực tế của TP.HCM như trang thiết bị của các cơ sở y tế, loại thuốc điều trị hen và BPTNMT đang có tại Việt Nam, nhân sự của các cơ sở y tế, các chương trình y tế khác và quy định chuyển tuyến.

Tiến hành tập huấn qui trình xử lý hen và BPTNMT cho các bác sĩ và kỹ

thuật viên/hoặc điều dưỡng sẽ tham gia chương trình triển khai GINA và GOLD. Mỗi đơn vị sẽ có ít nhất 1 bác sĩ và 1 kỹ thuật viên hoặc điều dưỡng tham gia tập huấn. Lớp tập huấn kéo dài 2 tuần, tổ chức tại BVĐHYD TP. HCM, bao gồm cả

lý thuyết lẫn thực hành (khám bệnh, chẩn đoán, tư vấn, điều trị, theo dõi hen và BPTNMT; cách sử dụng hô hấp kế, cách thực hiện đo hô hấp ký, cách đọc kết quả hô hấp ký).

Triển khai GINA và GOLD theo đúng các qui trình đã soạn tại 7 đơn vị y tế (TTYT Hóc Môn, TTYT Phú Nhuận, BVĐKKV Thủ Đức, BVĐHYD, Bệnh viện 115, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định và Bệnh viện Chợ Rẫy). Chúng tôi chỉ

thực hiện nghiên cứu tại các đơn vị này là theo kiểu chọn mẫu thuận tiện. Những

đơn vị này đã bao gồm các TTYT cả nội thành lẫn ngoại thành, có bệnh viện cấp 1 và cấp 2. Hơn nữa, đây là những cơ sở y tế đã có sẵn máy Hô hấp kế và nhân lực để có thể triển khai nghiên cứu này.

* TTYT Hóc Môn, TTYT Phú Nhuận, BVĐKKV ThủĐức và BVĐHYD :

- Chọn tất cả bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chọn mẫu vào nhóm nghiên cứu. Thời gian thu dung lần đầu từ 26/2/2007 đến 22/6/2007. Bệnh nhân ký vào Giy đồng ý tham gia vào nghiên cu sau khi đọc và hiểu nội dung.

- Điều trị bệnh nhân theo GINA và GOLD trong 12 tháng. Thời gian theo dõi bệnh nhân trong nghiên cứu này kéo dài từ tháng 2 năm 2007 đến tháng 8 năm 2008.

- Bệnh nhân vào đợt kịch phát phải nhập viện sẽ được chuyển Bệnh viện 115, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định và Bệnh viện Chợ Rẫy theo quy định.

Trong lần thu dung đầu tiên, tất cả các bệnh nhân sẽ được khai thác các thông tin trước khi tham gia nghiên cứu theo các biến số nghiên cứu theo mẫu

Bnh án Hô Hp [Phụ lục 1] (số lần khám cấp cứu, số lần nhập viện, số lần nhập khoa săn sóc đặc biệt trong một năm trước; đã được điều trị như thế nào, tiền căn hút thuốc lá, ...), được chụp một phim X-quang ngực thẳng (nếu chưa

được chụp trong vòng 3 tháng) để loại trừ bệnh lây nhiễm, được làm hô hấp ký có thử thuốc giãn phế quản bằng máy Koko của hãng Ferraris (trị số tham khảo theo ITS 1984), được chẩn đoán xác định và phân độ nặng, được điều trị theo GINA và GOLD, được điền ACT (hen) [Phụ lục 2] hoặc thang điểm St. George (BPTNMT) [Phụ lục 3].

Tất cả các bệnh nhân được tái khám vào các thời điểm : ít nhất 1 lần trong 3 tháng đầu, tháng thứ 6, tháng thứ 9, và tháng thứ 12 (hoặc mỗi tháng nếu bệnh nhân được BHYT chi trả) và được khuyến khích tham gia sinh hoạt Câu lạc bộ

bệnh nhân hen và BPTNMT, tổ chức tại BVĐHYD. Mỗi bệnh nhân sẽ được phát một Phiếu theo dõi din tiến ti nhà [Phụ lục 4] để tự điền. Bác sĩ phụ trách thường xuyên giải thích, khuyến khích, nhắc nhở bệnh nhân điền và kịp thời bổ

sung đầy đủ thông tin. Bác sĩ cung cấp số điện thoại liên lạc cho bệnh nhân và khuyến khích bệnh nhân gọi khi có thắc mắc.

Trong mỗi lần tái khám, Bác sĩ phụ trách điền đầy đủ thông tin vào Bnh án Hô Hp (Phần tái khám) [Phụ lục 1], thu lại tất cả các Bng theo dõi din tiến ti nhà và phát các Bảng mới. Bệnh nhân sẽ được đo lại hô hấp ký mỗi 3 tháng hoặc khi có quyết định thay đổi liều lượng các thuốc phòng ngừa. Bệnh nhân hen sẽ tự điền bảng ACT trong mỗi lần tái khám. Bệnh nhân BPTNMT sẽ

điền lại thang điểm St. George trong lần tái khám của tháng thứ 12.

Tổng chi phí điều trị trung bình/người/năm là chi phí điều trị trực tiếp,

được tính dựa vào các hóa đơn của bệnh nhân (tiền công khám, hô hấp ký, thuốc

điều trị, cấp cứu hoặc nhập viện vì hen hoặc BPTNMT). Bệnh nhân được thông báo giữ tất cả các hóa đơn liên quan đến hen hoặc BPTNMT. Chi phí được tính bằng tiền đồng Việt Nam tại thời điểm khám bệnh, do bệnh nhân hoặc BHYT hoặc được chương trình nghiên cứu hổ trợ (nếu có) chi trả, theo chi phí thực tại từng bệnh viện mà không điều chỉnh theo một giá thống nhất hoặc theo quy định của BHYT. Ví dụ: chi phí 1 lần khám bệnh và đo hô hấp ký vào năm 2007 tại BVĐHYD lần lượt là 30.000 đồng và 65.000 đồng, tại TTYT Phú Nhuận là 20.000 đồng và 65.000 đồng, tại BVĐKKV Thủ Đức là 20.000 đồng và 50.000

đồng, tại TTYT Hóc Môn là 5.000 đồng và 20.000 đồng. Tổng chi tiêu trung bình/người/năm sẽ được ước tính dựa vào tổng chi tiêu của gia đình người đó (bao gồm tất cả các khoản chi) rồi tính trung bình cho bản thân người đó, do chính bệnh nhân ghi nhận lại mỗi tháng. Chi phí và chi tiêu được tính theo USD và Euro theo tỉ giá vào năm 2007 là 1 USD = 16.500 đồng, 1 Euro = 24.000

đồng.

Mỗi bệnh nhân phải được theo dõi liên tục 12 tháng. Bác sĩ phụ trách từng trung tâm sẽ báo cáo định kỳ kết quả điều trị theo các biểu mẫu và nộp các Bng theo dõi din tiến ti nhà cho các Bác sĩ phụ trách của BVĐHYD. Các bác sĩ

thuộc Phòng khám Hô hấp của BVĐHYD sẽ sẵn sàng hỗ trợ về chuyên môn cho các Trung tâm khác khi có yêu cầu, kiểm tra việc thu thập số liệu mỗi 3 tháng.

Những bệnh nhân ngưng trị trong quá trình nghiên cứu sẽ được xác định nguyên nhân thông qua điện thoại hoặc mời trở lại tái khám vào tháng thứ 12 và

Những bệnh nhân thuộc hộ nghèo theo tiêu chuẩn 2004 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội (ước tính là 5,4% cho từng đơn vị) sẽ được hỗ trợ toàn bộ chi phí điều trị (bao gồm tiền khám bệnh, tiền làm các xét nghiệm và tiền thuốc điều trị). Tất cả các trường hợp được hỗ trợ điều trị phải có sự chấp thuận của Chủ nhiệm đề tài và bệnh nhân phải nộp lại tất cả các Hóa đơn để thanh toán lại với Sở Tài chính.

Khuyến khích bệnh nhân gọi điện thoại cho chính Bác sĩ phụ trách của mình tại tuyến cơ sở mỗi khi có biến cố (như đợt kịch phát) để được hướng dẫn. Khi có chỉ định chuyển tuyến, Bác sĩ tại tuyến cơ sở thông báo bằng điện thọai ngay cho Bác sĩ phụ trách tại tuyến trên để yêu cầu giúp đỡ bệnh nhân và phối hợp thu thập số liệu liên tục.

* Bệnh viện 115, Bệnh viện Nhân Dân Gia Định và Bệnh viện Chợ Rẫy :

- Tất cả các bệnh nhân nghiên cứu tại tuyến trước bị đợt kịch phát phải nhập viện.

- Điều trịđợt kịch phát theo GINA và GOLD.

- Bệnh nhân sau khi xuất viện sẽ được chuyển về và điều trị tiếp tục tại tuyến trước theo quy định.

Một phần của tài liệu Đáp ứng lâm sàng và chức năng hô hấp ở bệnh nhân được điều trị theo "chiến lược toàn cầu về xử lý hen suyển và bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính" tại một số đơn vị y tế của tp.hcm (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)