Danh tiếng doanh nghiệp: Trong bối cảnh thị trường hậu khủng hoảng hiện nay, cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt Trong cuộc cạnh tranh sống còn đó yếu tố

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Quản trị chiến lược VẬN DỤNG LÝ THUYẾT NĂNG LỰC LÕI, TAY NGHỀ CHUYÊN MÔN, TAY NGHỀ TÌM ẨN VÀ NĂNG LỰC ĐỘNG VÀO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN FPT (Trang 26)

nay, cạnh tranh diễn ra ngày càng quyết liệt. Trong cuộc cạnh tranh sống còn đó yếu tố quan trọng nhất chính cạnh tranh để giành chỗ đứng vững vàng của doanh nghiệp trong lòng khách hàng. Chính niềm tin và uy tín đóng vai trò quyết định tới sự thành bại trong cuộc chiến để khẳng định sự tồn tại và sức mạnh của doanh nghiệp.

Niềm tin được hiểu đơn giản là cảm giác chắc chắn về điều gì đó. Niềm tin vào thương hiệu, niềm tin vào uy tín của doanh nghiệp là cảm giác tin chắc vào những cam kết của doanh nghiệp với khách hàng, với nhà đầu tư, với đối tác.

Ngày nay, khách hàng dễ bị tấn công dồn dập bởi một lượng thông tin khổng lồ trước khi mua hàng, trong khi mua hàng và cả sau khi mua hàng. Thông điệp thương hiệu của doanh nghiệp cũng nằm trong lượng thông tin này, và cho dù khách hàng có nhận ra được thông điệp thương hiệu thì nó là nguồn thông tin ít được khách hàng tin tưởng nhất. Các doanh nghiệp sẽ phải cạnh tranh gay gắt với nhau để giành lấy sự chú ý của người tiêu dùng, nhưng giành được sự chú ý thôi không đủ mà còn cần phải

giành được sự tin tưởng của họ. Doanh nghiệp muốn có được sự tin tưởng, có được niềm tin của khách hàng thì phải có uy tín.

Lòng tin của khách hàng không tự nhiên mà có mà đó là kết quả của một quá trình xây dựng uy tín, xây dựng lời hứa thương hiệu không chỉ với khách hàng mà với các bên liên quan. Rõ ràng niềm tin vào uy tín của doanh nghiệp hiện nay được xem như là một tài sản quý giá cần được gìn giữ, nó đại diện cho sức mạnh cạnh tranh của doanh nghiệp, nó hầu như không thể bắt chước, rất dễ đánh mất và rất khó khăn khi muốn gây dựng lại.

* Ưu điểm:

- Việc chú trọng xây dựng thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế có vai trò quan trọng, nếu làm được điều này sẽ góp phần tạo niềm tin, uy tín cho hàng hóa Việt Nam đối với khách hàng quốc tế.

- Thực tế cho thấy, nhiều doanh nghiệp Việt có tiềm lực rất lớn, đủ khả năng tạo chỗ đứng trên thị trường quốc tế, nhưng do còn một số hạn chế về nguyên tắc kinh doanh nên chưa có sự đầu tư phát triển thương hiệu vươn ra thế giới đúng mức.

- Nếu doanh nghiệp có được niềm tin và uy tín, người tiêu dùng nhận biết được và nghĩ ngay đến sản phẩm và dịch vụ của công ty khi có nhu cầu. Thuận lợi cho việc bán hàng, gia tăng doanh số. Đội ngũ bán hàng của doanh nghiệp sẽ dễ bán hàng hơn rất rất nhiều khi khách hàng đã biết đến uy tín và có niềm tin với doanh nghiệp từ trước.

- Người Nhật Bản thường nói "lợi nhuận chính là thước đo về niềm tin và uy tín của doanh nghiệp". Chính nhờ xây dựng được lòng tin với khách hàng và các bên có liên quan nên việc kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra xuôn xẻ, ổn định, không những thế giảm được đáng kể các chi phí cơ hội, thậm chí các chi phí trực tiếp trong giao dịch.

- Ngoài ra, uy tín doanh nghiệp sẽ tạo thế mạnh cho doanh nghiệp nâng cao và duy trì vị thế với cổ đông, đối tác, nhà đầu tư. Nhất là khi kêu gọi vốn đầu tư, doanh nghiệp uy tín sẽ tạo ra ấn tượng và niềm tin với các chủ đầu tư, đối tác. Uy tín doanh nghiệp cũng góp phần tạo động lực, niềm say mê và nhiệt huyết của nhân viên trong công việc, gia tăng sự gắn bó và lòng trung thành của nhân viên với những giá trị tinh thần, niềm tự hào khi được làm việc trong một môi trường chuyên nghiệp.

* Hạn chế:

- Tại Việt Nam, hơn 95% doanh nghiệp không nhận thức được giá trị thương hiệu là vũ khí mạnh trên thương trường; hơn 70% chưa lập bộ phận chuyên trách về xây dựng và quảng bá thương hiệu; đồng thời 50% chưa sử dụng dịch vụ chuyên

nghiệp xây dựng và quảng bá thương hiệu. Hiện nay, thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế thu hút nhờ vào mức độ thân thiện và sự tiện dụng, nhưng khả năng sáng tạo, độc đáo, tạo sự khác biệt còn khá hạn chế.

- Mặc dù không ngừng nỗ lực để nâng tầm thương hiệu nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam vẫn đang gặp trở ngại đưa thương hiệu ra thị trường và nâng tâm thương hiệu vươn ra khu vực và thế giới. Có nhiều nguyên nhân được đưa ra như doanh nghiệp Việt Nam chưa có chiến lược thương hiệu bài bản, trong đó, cấu trúc thương hiệu là cốt lõi.

- Cụm từ “cấu trúc thương hiệu” dường như vẫn là một khái niệm hoàn toàn mới mẻ với hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam, kể cả những doanh nghiệp lớn, có tên tuổi và khá thành công trên thị trường. Để xây dựng thương hiệu Việt trên toàn cầu không phải là câu chuyện sớm chiều.

- Điểm yếu lớn nhất của các thương hiệu Việt Nam nói chung là thiếu cái gốc khi làm thương hiệu. Nhiều doanh nghiệp vẫn quan niệm xây dựng thương hiệu bắt đầu từ các công cụ truyền thông thương hiệu (quảng cáo, PR chẳng hạn) mà thiếu đi một bước quan trọng trước đó là Chiến lược thương hiệu.

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn Quản trị chiến lược VẬN DỤNG LÝ THUYẾT NĂNG LỰC LÕI, TAY NGHỀ CHUYÊN MÔN, TAY NGHỀ TÌM ẨN VÀ NĂNG LỰC ĐỘNG VÀO HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN FPT (Trang 26)