- Dữ liệu nội suy
3.3.2. Xây dựng mô hình dữ liệu theo không gian 3D
– Đưa dữ liệu Lớp sông rạch lên trên nền mô hình TIN (Hình 3.38): Thực hiện chức năng phân tích dữ liệu không gian 3D, chuyển đổi dữ liệu Lớp sông từ định dạng shapefile có cấu trúc 2D thành dạng 3D (gồm 2 Lớp dữ liệu thủy hệ: TH1 và TH2).
Hình 3.38. Dữ liệu Lớp sông trên bề mặt địa hình
– Đưa dữ liệu Lớp giao thông lên trên nền mô hình TIN (Hình 3.39): gồm 2 Lớp dữ liệu GT1 và GT2.
Hình 3.39. Dữ liệu Lớp giao thông và sông rạch trên bề mặt địa hình
Convert 3D
Đề tài : “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Địa vật lý-Địa chất và GIS để xây dựng mô hình ba chiều (3D) cấu trúc địa chất khu vực Thanh Đa phục vụ phòng tránh sụp lở và xây dựng công trình
– Đưa dữ liệu Lớp đê bao lên trên nền mô hình TIN (Hình 3.40).
Hình 3.40. Lớp dữ liệu đê bao trên bề mặt địa hình
– Đưa dữ liệu Lớp hố khoan lên trên nền mô hình TIN: tọa độ vị trí các hố khoan được lấy từ thực địa khi tiến hành khoan đo sâu xuyên qua các Lớp đất. Tổng cộng gồm 26 hố khoan phân bố tương đối đều trên khu vực nghiên cứu.
– Chuyển vị trí tọa độ các điểm hố khoan thành vị trí lỗ khoan sâu trong lòng đất như thể hiện thành những trục đứng phân bố như Hình 3.41 dưới đây.
Hình 3.41. Vị trí thể hiện lỗ khoan ngoài thực tế
– Thể hiện kết quả đo sâu điện và bề dày các lớp đất, tạo vị trí không gian thể hiện trên bản đồ theo tọa độ x,y và kết hợp thể hiện vị trí theo độ sâu và bề dày lớp đất (Hình 3.42, Bảng 3.4).
Hình 3.42. Vị trí thể hiện theo không gian 3D các điểm đo sâu điện
Đề tài : “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Địa vật lý-Địa chất và GIS để xây dựng mô hình ba chiều (3D) cấu trúc địa chất khu vực Thanh Đa phục vụ phòng tránh sụp lở và xây dựng công trình
Trang 43
Bảng 3.4. Bảng điểm đo sâu điện
– Dữ liệu kết quả bề mặt đáy các lớp đất nội suy theo cấu trúc dữ liệu raster (Hình 3.43), với định dạng dữ liệu Grid được lưu trữ theo mã ASCII.
Hình 3.43. Vị trí thể hiện bề mặt đáy 3 Lớp đất
– Kết quả nội suy ba lớp bề mặt đáy các khối đất theo thứ tự từ trên xuống:
• Lớp thứ nhất (ElvL1.asc): có giá trị cao độ từ -11 đến -27 m, giá trị cao độ trung bình là -18,8 m.
• Lớp thứ hai (ElvL2.asc): có giá trị cao độ từ -15 đến -31 m, giá trị cao độ trung bình là -23,3 m.
• Lớp thứ ba (ElvL3.asc): có giá trị cao độ từ -25 đến -42 m, giá trị cao độ trung bình là -35,5 m.
1 2 2 3
Đề tài : “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Địa vật lý-Địa chất và GIS để xây dựng mô hình ba chiều (3D) cấu trúc địa chất khu vực Thanh Đa phục vụ phòng tránh sụp lở và xây dựng công trình
Hình 3.44. Vị trí thể hiện bề mặt đáy ba lớp đất theo hướng nhìn ngang
– Nội suy dữ liệu bình đồ đáy sông thành mô hình TIN thể hiện địa hình đáy sông theo cấu trúc dữ liệu 3D, như sau:
• Chuyển đổi dữ liệu nội suy bình đồ đáy sông năm 2003 (Hình 3.45) theo kết quả đo đạc địa hình đáy sông tỷ lệ 1/5000, từ cấu trúc dữ liệu theo định dạng AutoCad về định dạng Shapefile.
Hình 3.45. Bản đồ nội suy bình đồ đáy sông khu vực Thanh Đa
• Dữ liệu bình đồ đáy sông theo định dạng dữ liệu Shapefile được nắn chỉnh và chuyển đổi trùng khớp với các Lớp dữ liệu bản đồ nền địa hình 1:2000 theo hệ tọa độ VN-2000 (Hình 3.46).
Đề tài : “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Địa vật lý-Địa chất và GIS để xây dựng mô hình ba chiều (3D) cấu trúc địa chất khu vực Thanh Đa phục vụ phòng tránh sụp lở và xây dựng công trình
Trang 45
Hình 3.46 Bản đồ nội suy độ sâu đáy sông được nắn chỉnh về bản đồ nền
• Nhập số liệu độ sâu cho tất cả các đường bình đồ đáy sông vào bảng dữ liệu thuộc.
• Sử dụng kết quả nội suy bình đồ đáy sông tạo dữ liệu mô hình đáy sông theo cấu trúc dữ liệu TIN (Hình 3.47).
Hình 3.47 Kết quả phân tích 3D tạo mô hình TIN độ sâu đáy sông