- Dữ liệu nội suy
3.3.1. Tạo mô hình TIN
– Mô hình số độ cao và mô hình bề mặt được thể hiện dưới nhiều dạng khác nhau. Dạng thường dùng là mạng lưới tam giác không đều (TIN) và lưới ô vuông đều nhau (GRID).
– Dữ liệu GIS 3D được tạo ra từ các dữ liệu điểm độ cao (CAODO.SHP), dữ liệu đường đẳng sâu đáy sông (BINHDO_DS.SHP) hoặc từ các dữ liệu khác có giá trị độ cao địa hình khi tiến hành đo đạc từ thực địa (Z)…, được xem như chiều thứ ba của dữ liệu GIS. Trên cơ sở này ta có mô hình số độ cao là sự thể hiện một phần địa hình bề mặt trái đất dưới dạng số (Digit), hoặc các đối tượng, hiện tượng tự nhiên khác có tính phân bố liên tục trong không gian và được gọi chung là mô hình bề mặt.
– Sử dụng chức năng phân tích 3D trong các modul ArcMAP và ArcScene tạo mô hình số độ cao ở dạng cấu trúc dữ liệuTIN.
– Tạo lập mô hình TIN từ dữ liệu bản đồ địa hình như điểm độ cao, dữ liệu Lớp sông rạch, giao thông, địa giới hành chính bằng chức năng tạo TIN (Hình 3.33) từ những Lớp dữ liệu nền địa hình.
Đề tài : “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Địa vật lý-Địa chất và GIS để xây dựng mô hình ba chiều (3D) cấu trúc địa chất khu vực Thanh Đa phục vụ phòng tránh sụp lở và xây dựng công trình
– Các Lớp dữ liệu đầu vào được cung cấp, thực hiện công cụ chuyển đổi, tính toán tạo ra dữ liệu TIN theo mô hình (Hình 3.34) sau:
Hình 3.34. Mô hình chung tạo dữ liệu mô hình số độ cao
– Thực hiện tạo TIN bằng công cụ Create Tin from features…,chọn Lớp dữ liệu được sử dụng để tạo TIN, cài đặt các thông số thích hợp cho từng Lớp (Hình 3.35).
Hình 3.35. Hộp thoại chọn các thông số trên từng Lớp dữ liệu
– TIN được tạo ra trên cơ sở nội suy theo giải thuật mạng lưới tam giác không ñều. Bề mặt được thể hiện bằng các tam giác kề nhau. Giá trị bề mặt được tính toán trung bình của các điểm node của các tam giác lân cận. Độ chi tiết của TINs thay đổi tùy thuộc vào địa hình của khu vực muốn thể hiện. Hiệu chỉnh thông số kích thước ô (Cell) trước khi phân tích tạo lập mô hình số là 10 mét (Hình 3.36).
Hình 3.36. Hộp thoại chọn kích thước ô lưới
Đề tài : “Nghiên cứu ứng dụng công nghệ Địa vật lý-Địa chất và GIS để xây dựng mô hình ba chiều (3D) cấu trúc địa chất khu vực Thanh Đa phục vụ phòng tránh sụp lở và xây dựng công trình
Trang 41
– Đặc điểm vị trí và giá trị độ cao của dữ liệu được duy trì, do vậy các phân tích tiếp theo chính xác hơn. Mô hình TINs được sử dụng cho vùng nhỏ cần độ chính xác cao. Có thể gán các đối tượng có dạng tuyến vào mô hình (đường giao thông, sông rạch…). – Kết quả sau khi thực hiện tạo mô hình số độ cao TIN được thể hiện như Hình 3.37
dưới đây:
Hình 3.37. Mô hình số độ cao khu vực Thanh Đa