Các lễ cúng ở Miếu Bà vẫn được duy trì theo nghi thức cổ truyền. Vào lúc nửa đêm 23 rạng 24 tháng 4 âm lịch, lễ tắm Bà được tiến hành khoảng hơn 1 giờ đồng hồ nhằm lau sạch bụi bặm sau một năm dài. Lễ được chuẩn bị từ lúc 23 giờ 30 và bắt đầu lúc 0 giờ. Các vị bô lão trong lễ phục áo dài khăn đóng lên đèn, niệm hương, dâng rượu, dâng trà,… Xong phần nghi thức, khoảng 4 đến 5 phụ nữ đứng tuổi, có uy tín trong làng tiến hành việc tắm Bà. Sau khi cởi áo mão, các vị dùng nước sạch có ngăm hoa lài tỏa mùi thơm ngào ngạt để lau cốt tượng. Xong, xịt nước hoa rồi mặc áo mão mới cho Bà. Mặc dù công việc này được thực hiện sau bức màn che nhưng có hàng ngàn người chen nhau đến chứng kiến ngoài vòng rào chánh điện.
Lễ túc yết và lễ xây chầu được tiến hành trong đêm 25 rạng 26 tháng 4 âm lịch, đây là cuộc lễ chính trong lễ hội Vía Bà. Từ đầu hôm, hàng chục ngàn người đã tụ về Miếu Bà để được tham dự cuộc hành lễ này. Trước đó, hồi 15 giờ cuộc lễ thỉnh sắc thần được tiến hành trọng thể trong tiếng trống lân rộn rã. Các bô lão và thanh niên trong lễ phục, xếp hai hàng dưới bóng cờ, lộng sặc sỡ, hô tống long đình rước bài vị của Ông Thoại Ngọc Hầu và hai vị phu nhân từ lăng về Miếu. Đúng 0 giờ, cụộc lễ túc yết bắt đầu với sự điều khiển của chánh bái và bốn đào thày. Lễ vật dâng cúng là một con heo trắng đã cạo
5()http://sodulich.angiang.gov.vn/index.aspx?action=chitietkddl&ID=24
Hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc
mổ xong và một dĩa máo huyết tượng trưng cho con heo sống cùng với các mâm xôi, ngũ quả,…
Trong tiếng nhạc lễ và chiêng trống trỗi lên từng hồi, ông chánh bái và các đào thày dâng hương, dâng rượu, đọc văn tế, dâng trà. Lễ xây chầu được nối tiếp khi ông chánh bái cầm nhành dương vãi nước và đọc: “Nhất xái thiên thanh, nhị xái địa ninh, tam xái nhơn trường, tứ xái quỹ diệt hình” (có nghĩa là thứ nhất vãi lên trời xanh mong điều cao đẹp, thứ hai vãi xuống đất cho được màu mỡ và trúng mùa, thứ ba vãi loài người được trường thọ, thứ tư vãi diệt loài quỹ dữ).
Xong chánh bái ca công nổi trống ba hồi, đoàn hát bội trên sân khấu trong võ ca trước chánh điện đã chuẩn bị sẵn, nổi trống theo và kéo màn trình diễn. Đến 4 giờ sáng ngày 27 tháng 4 âm lịch, lễ chánh tế được tiến hành như lễ túc yết nhưng đơn giản hơn và 15 giờ cùng ngày đoàn thỉnh sắc làm lễ hồi sắc, đưa bài vị ông Thoại Ngọc Hầu và hai phu nhân trở về lăng, kết thúc một mùa vía.
3.5. Tóm tắt
Có rất nhiều câu chuyện kể về lịch sử của Miếu Bà, nhưng nhìn chung thì Miếu Bà có từ rất lâu (cách đây khoảng 200 năm). Tượng Bà Chúa Xứ do chín cô gái đồng trinh đem từ trên đỉnh núi Sam xuống và khi đến dưới chân núi thì không thể di chuyển đuợc nữa, nên dân làng lập Miếu thờ Bà. Hôm đó là ngày 25 tháng 4 âm lịch nên dân làng lấy ngày này làm ngày Lễ Vía Bà. Ban đầu Miếu được làm bằng tre lá và đến năm 1972 được xây dựng lại đồ sộ theo kiến trúc phương Đông có hình chữ Quốc theo đồ án của kỹ sư Huỳnh Kim Mãng nhưng xây dựng dỡ dang. Mãi đến 1995 thì được Ban quản trị lăng miếu núi Sam xây dựng phần còn lại cho đến bây giờ.
Lễ Vía Bà được tổ chức từ ngày 24 đến ngày 27 tháng 4 âm lịch hàng năm tại Miếu Bà với các nghi lễ như lễ tắm Bà, lễ tút yết và lễ xây chầu (đây là hai nghi lễ chính của lễ Vía Bà), lễ chánh tế, lễ thỉnh sắc và hồi sắc bài vị ông Thoại Ngọc Hầu và hai phu nhân. Phần tiếp theo chương 4 sẽ trình bày về phương pháp nghiên cứu của đề tài.
Chương 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Giới thiệu
Hành vi của khách du lịch ở Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc
Chương 3 đã giới thiệu một cách tóm lược về Miếu Bà Chúa Xứ-Châu Đốc bao gồm lịch sử hình thành và phát triển, thời gian và địa điểm diễn ra Lễ Vía Bà, cuối cùng là các nghi thức của Lễ Vía. Kế tiếp, chương 4 sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu của đề tài bao gồm các nội dung sau: thiết kế quy trình nghiên cứu, nghiên cứu sơ bộ, nghiên cứu thăm dò, nghiên cứu chính thức và các loại thang đo sử dụng trong nghiên cứu chính thức. Đặc biệt, trong bước nghiên cứu chính thức sẽ nói rõ hơn về cỡ mẫu, phương pháp chọn mẫu, phương pháp thu mẫu và những thông tin về đáp viên.