Đánh giá chung

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT- XUẤT NHẬP KHẨU HÀ NỘI (Trang 28 - 33)

- Công ty HAPROSIMEX được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương lao động

2.8 Đánh giá chung

Những mặt mạnh của công ty

• Công ty có khả năng sản xuất các đơn đặt hàng với số lượng lớn

Với một quy mô sản xuất lớn gồm: 5 xí nghiệp sản xuất tại Hà Nội và các xí nghiệp thành viên vừa ở Hà Nội vừa năm ở các tỉnh lân cận, Haprosimex có khả năng sản xuất hàng chục triệu sản phẩm một năm, đủ để đáp ứng cùng lúc nhiều đơn đặt hàng với quy mô lớn. Hệ thống sản xuất được tiêu chuẩn hóa ở tất cả các xí nghiệp, công ty liên doanh … nên có thể hỗ trợ được cho nhau nếu một đơn vị gặp trục trặc, tránh được sự chậm trễ trong thời gian giao hàng.

• Sản phẩm có chất lượng cao có khả năng cạnh tranh tốt trên thị trường trong và ngoài nước

Trong cạnh tranh, công cụ quan trọng nhấ để tạo vị thế của doanh nghiệp trên thị trường là chất lượng sản phẩm. Đặc biệt là đối với thị trường EU và châu Mỹ (thị trường quan trọng của Haprosimex), một thị trường vô cùng khó tính thì chất lượng sản phẩm càng phải được coi trọng. Công ty Haprosimexlà doanh nghiệp đi đầu trong quản lý chất lượng sản phẩm từ Công ty đến các xí nghiệp thành viên theo tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9000 và nay đó chuyển sang ISO 9001 - 2000 và thực hiện quản lý thị trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001 - 2000 và thực hiện quản lý thị trường theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 14000, được tổ chức BVQI của Vương quốc Anh đánh giá thẩm định và cấp chứng chỉ. Công ty cũng đó áp dụng hệ thống trách nhiệm xã hội DA8000 trong toàn doanh nghiệp. Đây là một trong những Công ty đầu tiên của Việt Nam xây dựng hoàn chỉnh và thực hiện đồng bộ cùng một lúc cả ba tiêu chuẩn quan trọng này, đáp ứng được những yêu cầu khắt khe nhất về chất lượng sản phẩm đối với các thị trường có sức mua lớn nhất thế giới.

• Nguồn lao động trực tiếp dồi dào và có trình độ tốt

Nguồn lao động trực tiếp là những người trực tiếp sản xuất ra sản phẩm hoặc một phần của sản phẩm. Nguồn lao động này của Haprosimex có trình độ tay nghề cao, có năng suất lao động không thua kém gỡ so với đội ngũ công nhân ở nước ngoài. Nhờ vậy, sản phẩm may của công ty ít bị lỗi hơn do vậy phế phẩm ít, giảm bớt được chi phí do sản phẩm lỗi. Điểm mạnh này có được là do công ty đó biết phương pháp đào tạo nguồn nhân lực và lấy trường đào tạo làm nơi cung cấp lao động. Do vậy, Haprosimex có thể tuyển dụng được những học viên có trình độ cao.

• Khả năng tài chính mạnh

Haprosimex là công ty được đánh giá là có tiềm lực tài chính mạnh. Do hoạt động trên thương trường hơn 10 năm nên không những vốn tự có của Haprosimex lớn mà còn có khả năng huy động vốn từ các tổ chức tài chính trong và ngoài nướcc nhờ uy tín của mình. Đây là một lợi thế mạnh của Haprosimex mà không phải đối thủ nào cũng có.

Haprosimex luôn ý thức được việc phải luôn luôn đổi mới và tiếp cận các công nghệ, thiết bị tiên tiến hiện đại. Hàng năm, công ty đều nhập khẩu các trang thiết bị máy móc mới để phục vụ cho quá trình sản xuất. Bởi vậy, Haprosimex luôn sở hữu cho mình một hệ thống quy trình công nghệ hiện đại với các thiết bị mới tiên tiến.

Những điểm yếu của công ty

• Trình độ quản lý chưa cao

Trình độ quản lý của lao động gián tiếp là không cao. Nguồn lao động gián tiếp là các nhà quản lý, những nhân viên trong các phòng kinh doanh, kế hoạch… không trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất sản phẩm. Nguồn lao động gián tiếp của Haprosimex tuy có thâm niên làm việc lâu năm, có kinh nghiệm và hầu hết là trình độ đại học. Tuy nhiên, đội ngũ này chỉ đạt tiêu chuẩn so trên sân nhà, đảm bảo được hiệu quả tốt khi kinh doanh trong nứơc. So với nứơc ngoài, đội ngũ này còn yếu cả về năng lực lẫn kinh nghiệm kinh doanh. Do vậy, so với các đối thủ cạnh tranh trên đấu trường quốc tế thì Haprosimex yếu thế hơn hẳn. Điều này sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho Haprosimex nếu công ty tiếp tục lấy xuất khẩu làm hướng hoạt động chủ đạo và phát triển thị trường sang các nước có mức độ cạnh tranh cao.

• Thiết kế sản phẩm chưa tốt

Các sản phẩm Haprosimex xuất khẩu sang thị trường các nước chủ yếu là dệt may, thủ công mỹ nghệ. So với các đối thủ cạnh tranh như các doanh nghiệp sản xuất hàng may mặc và thủ công mỹ nghệ truyền thống của Trung Quốc, Ấn Độ… thì hàng của Haprosimex còn đơn điệu rất nhiều. Sản phẩm của công ty có rất ít mẫu mã, chủ yếu là sản xuất theo các mẫu thiết kế truyền thống, kém thay đổi linh động theo thị hiếu liên tục của khách hàng. Do vậy, những khách hàng của Haprosimex vẫn chủ yếu là các khách hàng truyền thống, lâu năm, chứ ít có được các đơn đặt hàng mới.

Nguyên nhân của những điểm yếu

• Khả năng đào tạo và nâng cao năng lực cho đội ngũ lao động gián tiếp kém

Khác với nguồn lực trực tiếp, công ty luôn chú ý đào tạo năng lực của lao động gián tiếp, đặc biệt là các nhân viên hoạt động trong lĩnh vực nghiên cứu phtá triển thị trường, các phòng xuất khẩu, thiết kế,... nhưng không mang lại hiệu quả cao, chủ yếu mang tính hình thức. Đội ngũ lao động gián tiếp thường làm việc theo lối mòn, ít có ý thức tự phát triển. Do vậy, để có thể phát triển mạnh hơn nữa trong thời gian tới,

công ty cần quan tâm nhiều đến vấn đề nâng cao chất lượng nguồn lao động gián tiếp.

• Công ty chưa mạnh dạn đổi mới, đầu tư các nguồn lực cho khâu thiết kế

Công ty có phòng thiết kế riêng trong từng đơn vị thành viên tuy nhiên chức năng chủ yếu của phòng này là xây dựng cách thức sản xuất một sản phẩm. Việc nghiên cứu cho ra đời các mẫu mã mới, các thiết kế mới còn chưa được chú trọng. Tuy là xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ là mặt hàng truyền thống song không thể không đề cao tính mẫu mã cập nhật. Các sản phẩm mang tính đơn điệu, không có nhiều sự cải tiến theo các xu hướng thời trang mới.

Tóm tắt phần 2

Phần 2 trình bày về các họat động sản xuất – kinh doanh của Haprosimex. Haprosimex đã xác định cho mình lĩnh vực kinh doanh chủ đạo là sản xuất và xuất nhập khẩu, trong đó xuất nhập khẩu là chủ yếu, và cũng đã đề ra những kế hoạch cụ thể để thực hiện mục tiêu chiến lược là đưa Haprosimex trở thành doanh nghiệp đứng đầu trong lĩnh vực xuất nhập khẩu không những chỉ của thành phố Hà Nội mà còn của cả nước.

Hiện nay, các mặt hàng xuất khẩu của Haprosimex đã có mặt tại trên 60 quốc gia và vùng lãnh thổ thuộc tất cả các châu lục trên thế giới với các mặt hàng chủ đạo là cà phê, hạt tiêu, điều, may mặc đứng thứ hạng cao bên cạnh mũ, khăn bông tắm, thủ công mỹ nghệ... Công ty luôn đạt hiệu quả hoạt động cao dù trên thế giới những nanm gần đây có nhiều biến động không có lợi cho xuất khẩu góp phần giải quyết việc làm cho người lao động, nâng cao đời sống công nhân viên chức, nộp ngân sách đáng kể, tham gia các hoạt động từ thiện.... Để duy trì sao cho hoạt động hiệu quả trong những năm tới cần đòi hỏi toàn bộ ban lãnh đạo của công ty, cán bộ công nhân viên chức phải hết sức nỗ lực, sáng tạo và chủ động hội nhập, nắm bắt tình hình.

PHẦN 3

Một phần của tài liệu PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY SẢN XUẤT- XUẤT NHẬP KHẨU HÀ NỘI (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w