Tính toán sơ bộ tính kinh tế của quy trình công nghệ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sản xuất nhiên liệu rắn từ chất thải plastic và vỏ trấu (Trang 62)

Chúng tôi đã tiến hành khảo sát giá thành nguồn nguyên liệu, thiết bị và từ đó tạm tính toán sơ bộ tính kinh tế của quy trình công nghệ đùn ép chất thải plastic và vỏ trấu tạo thành nhiên liệu rắn, năng suất 500 kg nguyên liệu / h. Tỷ lệ vỏ trấu / chất thải plastic sử dụng trong tính toán là 80/20. Chi phí ước tính cho 1 giờ sản xuất được trình bày trong Bảng 3.10.

Một số giải thích chi tiết về số liệu và kết quả tính toán được trình bày như sau

(1) Về vỏ trấu : Chúng tôi đã xuống Long An và Tiền Giang để khảo sát giá thành vỏ trấu tại các cơ sở xây xát. Theo thông tin thu nhận được, trong cả năm giá thành vỏ trấu thay đổi khá nhiều. Mỗi khi vào vụ thu hoạch, do lượng trấu quá nhiều, trấu được bán rất rẻ, thậm chí xưởng xay xát còn trả phí để chuyển trấu đi, để có thể hoạt động được liên tục. Thời gian khác trong năm giá trấu lên cao hơn. Trung bình cả năm, giá thành vỏ trấu vào khoảng 180 đồng/kg.

53

Bảng 3. 10 Ước tính chi phí sản xuất quy trình công nghệ đùn ép 500 kg nguyên liệu/h (tính trung bình cho 1 giờ sản xuất)

STT Hạng mục Chi phí ước tính cho

1 h sản xuất (ng đồng)

Ghi chú 1 Nguyên liệu trấu – 400kg 72.000 180 đồng/kg

2 Chất thải plastic – 100 kg 400.000 4.000 đồng/kg

3 Điện – 42,5 KW 51.000 1.200 đồng/kW;

0,1 kWh/kg sp

4 Nước 5.000 Không cần nhiều

nước

5 Nhân công – 3 người 20.000 Cần 3 công nhân,

lương 2 tr đồng/tháng, ngày làm việc 10 tiếng

6 Khấu hao nhà xưởng 10.000 Xưởng có thể hoạt

động trong 10 năm

7 Khấu hao thiết bị 87.000 Khấu hao trong

vòng 5 năm

8 Vận chuyển 100.000 200.000 đồng / tấn

9 Thuê đất 17.000 1,000 m2, 5 tr

đồng/tháng

9 Chi phí sản xuất 762.000 Tổng (1 – 9)

10 Chi phí dự trữ / Chi phí khác 76.200 10% của (10)

TỔNG CỘNG 838.200 (9) + (10)

(2) Về chất thải plastic : Chúng tôi đã khảo sát giá thành chất thải plastic tại một số cơ sở thu gom ve chai, xay bao nylon và ó nhựa ở các khu vực Bình Hưng Hoà; Quận Bình Tân (gần trạm thu phí ngã tư An Sương); và Huyện Củ Chi (khu vực gần Khu Công nghiệp Lê Minh Xuân). Thực tế đây là một việc làm hết sức nhạy cảm, vì các chủ xưởng không tin và khi gặp người lạ thì rất ít chia xẻ thông tin. Sau rất nhiều lần tìm hiểu, chúng tôi thu được một số thông tin về giá thành các loại plastic phế thải thông dụng nhất trên thị trường như sau :

- Bao nylon xay (thường được cung cấp trong những bao bố lớn, mỗi bao khoảng từ 150 – 200 kg) giá thành bán xỉ khoảng 3500 – 4500 đồng/kg, tuỳ vào loại bao;

- “Cám” (vụn nhựa thất thoát khi xay bao nylon, khoảng 3-5%, thường có lẫn đất) giá thành bán xỉ khoảng 1.000 đồng/kg;

- Vụn nhựa sinh ra trong quá trình gia công tinh các sản phẩm nhựa, giá thành bán xỉ khoảng 7.000 – 8.000 đồng/kg

54

Một nguồn chất thải plastic khác có thể lấy được là từ các bãi chôn lấp, tuy nhiên chúng tôi chưa có điều kiện vào thăm và tìm hiểu các bãi chôn lấp này. Nếu được phép thu gom chất thải plastic tại các bãi chôn lấp, giá thành chất thải plastic làm nguyên liệu được giảm xuống đáng kể.

Trong tính toán chi phí ở Bảng 3.10, chúng tôi tạm lấy giá thành chất thải plastic là 4000 đồng/kg

(3) và (4) Chi phí điện, nước : Ước tính với quy mô lớn, điện năng tiêu thụ sẽ giảm xuống được nhiều. Quy trình công nghệ đùn ép thực tế không cần sử dụng nước (5) Nhân công : Để vận hành hệ thống, ước tính cần 3 công nhân, mức lương 2 triệu

đồng / tháng là phù hợp với tình hình hiện tại tại các tỉnh Đồng bằng Sông Cửu Long.

(6) Nhà xưởng : ước tính tổng diện tích nhà xưởng 300 m2 nhà xưởng. Chi phí xây dựng nhà xưởng là 1 triệu đồng / m2.

(7) Về hệ thống thiết bị:

- Thiết bị chính là máy đùn ép, năng suất 500kg/h, công suất động cơ và thiết bị gia nhiệt tổng cộng khoảng 50HP; có giá thành khoảng 650 triệu đồng

- Các thiết bị phụ trợ:

o Thiết bị nghiền xay chất thải plastic;

o Hệ thống thiết bị sấy (sẽ sử dụng khi nguyên liệu trấu / chất thải plastic bị mưa ướt, độ ẩm quá cao);

o Thiết bị trộn nguyên liệu. (có thể tích hợp trong hệ thống thiết bị sấy) o Hệ thống thiết bị cắt / băng tải sản phẩm nhiên liệu

o Hệ thống thiết bị cấp nhiệt cho quy trình

Tổng giá thành của các thiết bị phụ trợ khoảng 700 triệu đồng.

Như vậy tổng chi phí cho hệ thống thiết bị ước tính khoảng 1 tỷ 350 triệu đồng, khấu hao dự kiến trong vòng 5 năm. Sơ đồ quy trình công nghệ đề xuất được trình bày trong Hình 3.16 dưới đây.

Hình 3. 16 Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất nhiên liệu rắn

(8) Chi phí vận chuyển: Vận chuyển trấu bằng ghe, vận chuyển chất thải plastic bằng xe tải, vận chuyển sản phẩm bằng ghe và xe tải. Có thể giảm chi phí vận chuyển

55

bằng cách sắp xếp vận chuyển hai chiều : ghe/xe chở nguyên liệu đến và mang sản phẩm đi.

(9) Thuê đất: Ước tính cần 1.000 m2 đất, bao gồm cả nhà xưởng và kho bãi. Tiền thuê đất ước tính 5 triệu đồng / tháng.

Như vậy, chi phí sản xuất tạm tính là 838.200 đồng cho 1 h sản xuất. Hiệu suât của cả quy trình công nghệ có thể lấy là 85%. Như vậy từ 500 kg nguyên liệu có thể tạo thành 425 kg nhiên liệu. Giá thành định mức của sản phẩm nhiên liệu rắn là 838.200 đồng / 425 kg = 1972 đồng/kg. Ước tính lợi nhuận biên là 10%, khi đó giá bán sản phẩm nhiên liệu rắn sẽ là 2.169 đồng/kg, cao hơn giá củi trấu (1.300 đồng/kg) và thấp hơn giá than (2.400 đồng/kg) tại thời điểm hiện tại. Xét về khả năng cung cấp nhiệt giữa 3 loại nhiên liệu kể trên, và tính đơn giản, hiệu quả và ổn định của công nghệ, giá bán này có thể chấp nhận được.

Một điểm cũng cần lưu ý là có thể giảm giá thành của sản phẩm bằng cách nâng quy mô của thiết bị. Với công nghệ đùn ép vỏ trấu có chất thải plastic đóng vai trò chất bôi trơn và kết dính, theo tính toán của chúng tôi, có thể nâng quy mô của thiết bị lên đến 3 ~ 5 tấn/h

56

CHƢƠNG 4: KT LUN VÀ KIN NGH

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sản xuất nhiên liệu rắn từ chất thải plastic và vỏ trấu (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)