3 CHƯƠNG KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1.1 Hoạt tính kháng nấm của dịch lọc tế bào từ B.subtilis XL62
Hoạt tính kháng nấm bệnh cây của dịch lọc tế bào từ chủng B. subtilis XL62 được trình bày ở Bảng 3.1 và Bảng 3.2. Trong điều kiện in vitro, ở nồng độ 5%, dịch lọc tế bào của chủng B. subtilis XL62 được nuôi trong môi trường cao thịt - peptone có thể ức chế tới hơn 60% sinh trưởng trong thời gian 5 ngày của nấm F. oxysporum; trong khi đó sau 3 ngày, sinh trưởng của R. solani mới bị ức chế khoảng 20%. Tuy vậy, ở những nồng độ cao hơn tiếp theo, dịch lọc tế bào chủng B. subtilis XL62 thể hiện sự tác động khác biệt khá rõ đối với hai loại nấm này; đốivới F. oxysporum sự gia tăng hoạt tính ức chế sinh trưởng nấm được diễn ra ở góc độ hẹp, trong khi đó, đối với R. solani, nó thể hiện ra với một góc độ lớn hơn nhiều; cụ thể, đối với R. solani dạng sợi ở nồng độ dịch lọc 5% mới có khoảng 20% sinh trưởng của nó bị ức chế, nhưng ở nồng đồ độ dịch lọc 20% đã lên tới hơn 90% bị ức chế và bị ức chế hoàn toàn ở nồng độ 50%.
Khi đánh giá sự tác động của dịch lọc tế bào với nồng độ khác nhau lên khả năng nẩy mầm và sinh trưởng của hạch R. solani (Bảng 3.3). Trên môi trường PDA chứa 5%, 10% hoặc 20% dịch lọc tế bào chủng XL62, hạch R. solani vẫn có khả năng nẩy mầm, nhưng sinh trưởng của chúng bị ức chế khá mạnh. Ở nồng độ 5%, sinh trưởng của hạch đã bị ức chế tới hơn 60%, ở 10% lên tới hơn 90% và ở 20% gần như bị ức chế hoàn toàn. Kết quả này cũng cho thấy, hiệu ứng của sự tác động dịch lọc tế bào lên
26
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
sinh trưởng của R. solani có thể còn phụ thuộc vào tuổi của sợi nấm. Riêng ở nồng độ 50%, trên môi trường PDA hạch của dòng nấm này mất khả năng nẩy mầm.
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của nồng độ dịch lọc tế bào B. subtilis XL62 lên sinh trưởng của F. oxysporum
Nồng độ dịch lọc (%)
Sinh trưởng của nấm*
(Φ: cm)
Hoạt tính ức chế
(%) Hình thái tản nấm
0 7,8 0,00 Sợi bông, màu tím nhạt
5 4,8 62,13 Sợi bông, màu tím hơn ĐC
10 4,5 66,72 Sợi bông, màu tím hơn 5%
20 3,8 76,27 Sợi bông, màu tím đậm
50 2,5 89,73 Sợi bông, màu tím đậm
*: sau 120 giờ
Bảng 3.2. Ảnh hưởng của nồng độ dịch lọc tế bào B. subtilis XL62 lên sinh trưởng của sợi R.
solani
Nồng độ dịch lọc (%)
Sinh trưởng của nấm* (Φ: cm)
Hoạt tính ức chế
(%) Hình thái tản nấm
0 8,5 0,00 Sợi bông, màu trắng
5 7,5 22,15 Sợi bông, màu trắng
10 5,0 65,40 Sợi bông, màu trắng
20 2,0 94,46 Sợi bông, màu trắng
50 ≤0,5 100,00 Tàn lụi
*: sau 72 giờ
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ dịch lọc tế bào B. subtilis XL62 lên sinh trưởng của hạch
R. solani
Nồng độ dịch lọc (%) Sinh trưởng của nấm* (Φ: cm)
% đối kháng so với ĐC
Nhận xét về sợi nấm
0 8,5 0,00 Sợi bông, màu trắng
5 5,1 64,00 Sợi bông, màu trắng
10 2,0 94,46 Sợi bông, màu trắng
20 1,0 98,62 Sợi bông, màu trắng
50 ≤0,1 100,00 Tàn lụi
*: sau 72 giờ
Để kiểm tra khả năng phục hồi sự sinh trưởng của R. solani trên môi trường PDA chứa 50% dịch lọc tế bào XL62, sợi nấm được cấy truyền trở lại trên đĩa môi trường PDA không chứa dịch lọc tế bào. Kết quả cho thấy, dạng sợi nấm R. solani này hoàn
27
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
toàn mất khả năng phục hồi sự sinh trưởng; điều đó chứng tỏ, trong điều kiện in vitro
dịch lọc tế bào chủng XL62 với nồng độ 50% có khả làm chết nấm R. solani ở thể dạng sợi.
Hình thái tản nấm cũng thể hiện khá rõ chịu sự tác động khác nhau của nồng độ dịch lọc tế bào chủng XL62; ở F. oxysporum, trên môi trường PDA sự tổng hợp sắc tố tăng lên với sự gia tăng nồng độ dịch lọc, đối với R. solani, sợi nấm sinh trưởng trên môi trường PDA với các nồng độ dịch lọc tế bào thấp thể hiện không có sự khác biệt; chỉ ở nồng 50%, sợi nấm mới mất hẳn hình thái thông thường và bị đổ xẹp.
Các kết quả này lần nữa cho thấy, B. subtilis XL62 là một chủng nhiều tiềm năng cho nghiên cứu phát triển các chế phẩm sinh học phòng chống nấm bệnh cây trồng trên cả F. oxysporum lẫn R. solani.