3 CHƯƠNG KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1.3 Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy
Chủng B. subtilis XL62 có nguồn gốc từ trong đất, nên phổ nhiệt độ ưa thích thường ở mức vừa phải, do đó các nhiệt độ 25°C, 30°C, 35°C và 40°C đã được lựa chọn để đánh giá ảnh hưởng của yếu tố nhiệt độ lên khả năng sinh trưởng và hoạt tính ức chế sinh trưởng nấm bệnh cây của chủng này.
3.1.3.1 Sinh trưởng
Chủng B. subtilis XL62 ở 30°C cho mật độ tế bào cao nhất, đạt 1,3.109 cfu/ml dịch nuôi 5 ngày tuổi; tiếp đó lần lượt là 6,6.108
cfu/ml ở 25°C, 4.8.108
cfu/ml ở 35°C và 1.3.108 cfu/ml ở 40°C. Như vậy, nhiệt độ tối thích cho sinh trưởng của chủng này thuộc vùng 30°C (Hình 3.4).
3.1.3.2 Hoạt tính ức chế sinh trưởng nấm
Dịch lọc tế bào B. subtilis XL62 được nuôi cấy ở các nhiệt độ khác nhau ảnh hưởng lên sinh trưởng của nấm gây bệnh cây (Hình 3.5). Đối với sinh trưởng của F. oxysporum, dịch nuôi của B. subtilis XL62 ở 30°C cho hoạt tính ức chế cao nhất, đạt hơn 93%; tiếp đó ở 25°C, ở 35°C và 40°C lần lượt đạt 87%, 79% và 50%. Chủng B. subtilis XL62 có khả năng ức chế mạnh sinh trưởng nấm F. oxysporum, nhưng bị giảm mạnh khi được nuôi ở 40°C.
0 4 8 12 16 25 30 35 40 M ật độ tế b ào ( x1 0^ 8) (c fu /m l)
Nhiệt độ nuôi cấy (oC)
Hình 3.4. Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy lên sinh trưởng của B. subtilis XL62
31
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn
0 30 60 90 120 25 30 35 40 Khả năng kháng nấm (%)
Nhiệt độ nuôi cấy (oC)
F. oxysporum R. solani
Hình 3.5. Ảnh hưởng của nhiệt độ nuôi cấy lên hoạt tính ức chế sinh trưởng F. oxysporum và
R. solani
Đối với sinh trưởng của R. solani, các dịch lọc tế bào B. subtilis XL62 nuôi ở các nhiệt độ khác nhau thể hiện hoạt tính ức chế ít nhiều sự khác biệt. Ở 35°C cho hoạt tính ức chế sinh trưởng R. solani cao nhất, đạt xấp xỉ 92%, tiếp đó ở 30°C, đạt 81% và thấp nhất ở các nhiệt độ còn lại, ở 25°C là 30% và ở 40°C là 35%, mặc dù ở 25°C, sinh trưởng của nó đạt mức khá cao, như đã được trình bày ở trên.