Trong chương trình lớp 4 và lớp 5 (mà chủ yếu là lớp 5) các bài toán giải có nội dung hình học ở tiểu học giữ vai trò rất quan trọng, những nội dung này các em sẽ vận dụng được rất nhiều điều trong cuộc sống thực tế. Khi giải các bài toán này học sinh phải vận dụng tổng hợp nhiều kiến thức và hiểu biết về:
+ Yếu tố hình học: Công thức tính P, S,V và các công thức ngược + Cách giải các loại toán điển hình
a x h 2 S x2 a (a + b) x h 2 S x 2 h S x 2 h
+ Cách tính giá trị những đại lượng thông dụng trong cuộc sống xung quanh như tính: số gạch lót nền, tính diện tích quét vôi nhà, tính m3 nước của bể.
Ví dụ 1: Một cái bể nước hình hộp chữ nhật dài 18dm, rộng 12dm, cao 9dm, hỏi bể đó chứa được bao nhiêu lít nước.
Để giải bài toán này học sinh biết vận dụng công thức tính thể tích hình hộp chữ nhật để tính và biết 1dm3 ~ 1 lít.
Ví dụ 2: Một tam giác có đáy là 10cm, có diện tích bằng diện tích hình vuông có cạnh 8cm, tính đường cao của tam giác đó.
Đối với bài toán này để đi tính chiều cao tam giác phải biết tính diện tích tam giác mà diện tích tam giác bằng diện tích hình vuông. Vậy các em phải áp dụng quy tắc tính diện tích hình vuông để hoàn thành bài toán.
Ví dụ 3: Một nền nhà có chiều rộng 4m, chiều dài 12 m, người ta muốn lót gạch bông hình vuông có cạnh là 4dm. Hỏi người ta cần bao nhiêu tiền để
mua đủ số gạch để lót? Biết rằng giá mỗi viên 32 000 đồng.
Các em biết vận dụng công thức tính diện tích nền nhà bằng m2, diện tích viên gạch bằng dm2. Biết đổi ra cùng đơn vị đo dm2 để tính xem diện tích nền nhà gấp bao nhiêu lần diện tích viên gạch tức đã tính được số gạch. Cuối cùng tính được số tiền mua gạch.
Diện tích nền nhà: 4 x 12 = 48 (m2) Đổi ra dm2: 48 m2 = 4800 dm2 Diện tích viên gạch: 4 x 4 = 16 (dm2) Số gạch cần để lót nền nhà: 4800 : 16 = 300(viên) Số tiền mua gạch: 32000 x 300 = 9 600 000 (đồng)
3.2.3 Biện pháp 3: Hệ thống hoá và khái quát hoá các bước giải một dạng toán về các yếu tố hình học trong chương trình môn Toán lớp 5. dạng toán về các yếu tố hình học trong chương trình môn Toán lớp 5.