Các phương pháp tính toán chiếu sáng.

Một phần của tài liệu Thiết kế chọn thiết bị lắp đặt hệ thống cung cấp điện cho một xưởng chế biến thức ăn gia súc (Trang 40 - 42)

1. Phương pháp hệ số sử dụng.

Phương pháp này dùng để sử dụng tính chiếu sáng chung, không chú ý đến hệ số phản xạ của tường và vật cảnh. Phương pháp này thường dùng để tính chiếu sáng cho các phân xưởng có diện tích lớn hơn 10 m2, không thích hợp để tính chiếu sáng cục bộ và chiếu sáng ngoài trời. Theo phương pháp này thì quang thông được xác định:

F =

sd n.k E.S.k.Z

Trong đó:

F: quang thông của mỗi đèn, lm E: độ rọi, lx

S : diện tích cần chiếu sáng, m2

k: hệ số dự trữ

n: số bóng đèn sử dụng trong phân xưởng

ksd: hệ số sử dụng của đèn, phụ thuộc vào loại đèn và điều kiện của phản xạ phòng. Khi tra bảng để tìm hệ số sử dụng phải xác định được một trị số gọi là chỉ số của phòng. Chỉ số của phòng được tính:

b) H.(a a.b + = ϕ Với:

a, b: chiều dài và chiều rộng phòng, m H: khoảng cách từ đèn đến mặt công tác, m

Z: hệ số tính toán, phụ thuộc vào loại đèn và tỷ số HL , với L là khoảng cách giữa các đèn, Z =

min tb

EE E

2. Phương pháp tính theo từng điểm.

Phương pháp này dùng để tính chiếu sáng cho các phân xưởng có yêu cầu quan trọng và khi tính không quan tâm đến hệ số phản xạ. Để đơn giản trong tính toán người ta coi đèn là một điểm sáng để áp dụng được luật

bình phương khoảng cách. Trong phương pháp này ta phải phân biệt để tính độ rọi cho 3 trường hợp điển hình:

2.1 Tính độ rọi trên mặt phẳng nằm ngang, Eng. 2 2 ng h .cos I E α α = 2.2 Tính độ rọi trên mặt phẳng thẳng đứng, Eđ. Eđ 2 2 h .cos Iα α.tgα =

2.3. Tính độ rọi trên mặt phẳng nghiêng một góc θ, Engh.

Engh = Eng.(cosθ + tgα .sinθ) Trong đó: tgα = h P α

I : tra trong sổ tay ứng với các loại đèn.

3. Phương pháp tính gần đúng.

Phương pháp này thích hợp để tính toán chiếu sáng cho các phòng nhỏ hoặc chỉ số phòng nhỏ hơn 0,5 yêu cầu tính toán không cần độ chính xác cao.

Phương pháp gần đúng này có hai cách: 3.1. Cách 1.

Phương pháp này thích hợp khi thiết kế và tính toán sơ bộ. Sử dụng phương pháp này chỉ cần xác định công suất ánh sáng trên một đơn vị diện tích (W/m2) theo từng yêu cầu chiếu sáng khác nhau, sau đó nhân với diện tích cần chiếu sáng ta sẽ được công suất tổng.

Công suất tổng: Ptổng = p.S (W) Trong đó:

p: công suất tổng trên một đơn vị diện tích, W/m2

S: diện tích cần chiếu sáng, m2

3.2. Cách 2.

Cách này chủ yếu dựa vào bảng số đã tính toán sẵn với công suất 10W một mét vuông. Khi thiết kế nếu lấy độ rọi phù hợp với độ rọi trong

bảng đã tính sẵn thì không phải hiệu chỉnh. Nếu khác nhau thì phải hiệu chỉnh theo biểu thức: p = E .k 10.Emin Trong đó:

p: công suất trên đơn vị diện tích, W/m2

Emin:độ rọi tối thiểu cần có

E: độ rọi tra bảng tính sẵn với tiêu chuẩn 10 W/m2

k: hệ số an toàn

Sau khi tính được p ta tìm được công suất đặt: Pđ = p.S với S là diện tích của phòng

Số lượng đèn n =

PPd Pd

với P là công suất mỗi đèn mà ta chọn, W

4. Phương pháp tính toán với đèn huỳnh quang.

Đèn huỳnh quang thường dùng để chiếu sáng chung, đèn huỳnh quang có ưu điểm là công suất tiêu thụ ít nhưng độ rọi không cao, ánh sáng dịu mát.

Giả thiết rằng nguồn sáng song song với mặt phẳng khảo sát. Độ rọi tại M xác định theo biểu thức:

E =  + + r l arctg r l l.r . 2.h .cos I' 2 2 2α α Trong đó: α '

I : là cường độ ánh sáng của một thước nguồn quang r: là cự ly nguồn sáng đến điểm M

h: độ treo cao của bóng so với mặt công tác

α : góc giữa h và r

l: chiều dài nguồn quang.

Một phần của tài liệu Thiết kế chọn thiết bị lắp đặt hệ thống cung cấp điện cho một xưởng chế biến thức ăn gia súc (Trang 40 - 42)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(50 trang)
w