Phương pháp tính lực kẹp :

Một phần của tài liệu Thiết kế chi tiết gối đỡ trục (Trang 29 - 30)

Lực kẹp chặt phôi được xác định theo trình tự sau:

Xác định sơ đồ định vị và kẹp chặt chi tiết, xác định phương, chiều và điểm đặt của lực cắt, lực kẹp, lực ma sát và phản lực của mặt tỳ. Trong một số trường hợp cần tính lực ly tâm và trọng lượng chi tiết.

Viết phương trình cân bằng của chi tiết dưới tác dụng của tất cả các lực như lực cắt, lực kẹp, lực ma sát, lực ly tâm, trọng lượng chi tiết, và phản lực của mặt tỳ.

Hệ số an toàn K có tính đến khả năng làm tăng lực cắt trong quá trình gia công. Hệ số K trong từng trường hợp cụ thể được tính như sau:

K = K0 . K1 . K2 . K3. K4. K5. K6

Ơû đây:

• K0 : hệ số an toàn cho tất cả các trường hợp và K0 = 1,5.

• K1 : hệ số tính đến trường hợp làm tăng lực cắt khi độ bóng thay đổi. Khi gia công thô K1 = 1,2; khi gia công tinh K1 = 1.

• K2 : hệ số làm tăng lực cắt khi dao mòn và K2 = 1 ÷ 1,8.

• K3 : hệ số làm tăng lực cắt khi gia công gián đoạn và K3 = 1,2.

• K4 : hệ số tính đến sai số của cơ cấu kẹp chặt. Trường hợp kẹp bằng tay K4 = 1,3; kẹp cơ khí K4 = 1.

• K5 : hệ số tính đến mức độ thuận lợi của cơ cấu kẹp bằng tay. Trường hợp kẹp thuận lợi thì K5 = 1; không thuận lợi thì K5 = 1,2

• K6 : hệ số tính đến momen làm quay chi tiết. Trường hợp định vi chi tiết trên các chốt tỳ thì K6 = 1; trên các phiến tỳ K6 = 1,5.

Từ phương trình cân bằng lực và momen ta xác định được lực kẹp cần thiết. Dựa vào lực kẹp ta xác định cơ cấu kẹp chặt. Cơ cấu kẹp chặt cần phải được thiết kế trên cơ sở ứng dụng tối đa các chi tiết tiêu chuẩn.

Một phần của tài liệu Thiết kế chi tiết gối đỡ trục (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w