Thuyết minh biện pháp kỹ thuật thi công:

Một phần của tài liệu nhà làm việc trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 96)

II. lựa chọn ph-ơng pháp thi công ép cọc

3. Thuyết minh biện pháp kỹ thuật thi công:

- Cọc ép là cọc BTCT chịu lực. Do vậy khi ép cọc tuyệt đối không để cọc bị đất chèn ép. - Khi ép không đ-ợc ép từ ngoài vào trong, ép từ 2 phía ép lại. Mà phải ép sao cho đất ép từ trong ép ra hoặc ép từ giữa mở rộng ra 2 bên.

- Chuẩn bị mặt bằng, xem xét báo cáo khảo sát địa chất công trình, bản đồ các công trình ngầm, cáp điện, ống n-ớc, cống ngầm.

- Nghiên cứu mạng l-ới bố trí cọc, hồ sơ kĩ thuật sản xuất cọc, các văn bản về các thông số kĩ thuật của công việc ép cọc do cơ quan thiết kế đ-a ra (lực ép giới hạn, độ nghiêng cho phép)

- Kiểm tra định vị và thăng bằng của thiết bị ép cọc gồm các khâu: + Trục của thiết bị tạo lực phải trùng với tim cọc;

+ Mặt phẳng ‚công tác‛ của sàn máy ép phải nằm ngang phẳng ( có thể kiểm ta bằng thuỷ chuẩn ni vô);

+ Phương nén của thiết bị tạo lực phải là phương thẳng đứng, vuông góc với sàn ‚công tác‛.

+ Chạy thử máy để kiểm tra ổn định của toàn hệ thống bằng cách gia tải khoảng 10 15% tải trọng thiết kế của cọc.

- Tr-ớc khi thi công ta tiến hành dọn dẹp mặt bằng thông thoáng, bằng phẳng thuận lợi cho công tác tổ chức và thi công công trình.

- Sau khi chuẩn bị xong ta tiến hành định vị công trình:

a. Việc định vị và giác móng công trình đ-ợc tiến hành nh- sau:

* Công tác chuẩn bị:

+ Nghiên cứu kỹ hồ sơ tài liệu quy hoạch, kiến trúc, kết cấu và các tài liệu có liên quan đến công trình.

+ Chuẩn bị các dụng cụ để phục vụ cho việc giác móng (bao gồm: dây gai, dây thép 0,1 ly, th-ớc thép 20 30 m, máy kinh vĩ, thuỷ bình, cọc tiêu, mia...)

* Cách thức định vị công trình và hố móng:

- Để xác định vị trí chính xác của công trình trên mặt bằng, tr-ớc hết ta xác định một điểm trên mặt bằng của công trình (ta lấy điểm góc giao giữa trục A và 1 của công trình).

Đặt máy tại điểm mốc B lấy h-ớng mốc A cố định (có thể là các công trình cũ cạnh công tr-ờng). Định h-ớng và mở một góc bằng , ngắm về h-ớng điểm M. Cố định h-ớng và đo khoảng cách A theo h-ớng xác định của máy sẽ xác định chính xác điểm M. Đ-a máy đến điểm M và ngắm về phía điểm B, cố định h-ớng và mở một góc xác định h-ớng điểm N. Theo h-ớng xác định, đo chiều dài từ M sẽ xác định đ-ợc điểm N. Tiếp tục tiến hành nh- vậy ta sẽ định vị đ-ợc các điểm góc H, K của công trình trên mặt bằng xây dựng.

- Xác định vị trí đài và tim cọc: đ-ợc thực hiện song song với qua trình trên, xác định các trục chi tiết trung gian giữa MN và NK.

+ Tiến hành t-ơng tự để xác định chính xác giao điểm của các trục và đ-a các trục ra ngoài phạm vi thi công móng. Tiến hành cố định các mốc bằng các cọc bê tông có hộp đậy nắp ( cọc chuẩn chính) và các hàng cọc sắt chôn trong bê tông (cọc chuẩn phụ).

+ Sau khi xác định đ-ợc tâm đối xứng của đài cọc, bằng ph-ơng pháp hình học xác định đ-ợc tâm (tim) các cọc của đài.

+ Vị trí các cọc trên thực địa đ-ợc đánh dấu bằng 4 cọc gỗ 20 20 mm và dài 250 (mm), đặt cách mép hố khoan 1,50 (m).

+Sai số vị trí của mỗi hàng cọc không đ-ợc v-ợt qua 0,01 (m) đối với 100 (m) chiều dài của hàng cọc.

- Sau khi chuẩn bị mặt bằng ta tiến hành thi công ép cọc.

b.Tiến hành ép cọc:

* Vị trí đứng và sơ đồ di chuyển của máy ép cọc

* Vị trí đứng và sơ đồ di chuyển của cần trục trong quá trình ép cọc - Vận chuyển và lắp ráp thiết bị vào vị trí ép đảm bảo an toàn.

- Chỉnh máy để cho các đ-ờng trục của khung máy, trục của kích, trục của các cọc thẳng đứng, trùng nhau và nằm trong cùng một mặt phẳng. Mặt phẳng này

phải vuông góc với mặt phẳng chuẩn nằm ngang. Độ nghiêng của mặt phẳng chuẩn nằm ngang phải trùng với mặt phẳng đài cọc và nghiêng không quá 5%.

- Chạy thử máy ép để kiểm tra tính ổn định của thiết bị khi có tải và khi không có tải. - Kiểm tra cọc và vận chuyển cọc vào vị trí tr-ớc khi ép: Đoạn mũi cọc cần đ-ợc lắp dựng cẩn thận, kiểm tra theo hai ph-ơng vuông góc sao cho độ lệch tâm không quá 10mm. Lực tác dụng lên cọc cần tăng từ từ sao cho tốc độ xuyên không quá 1cm/s. Khi phát hiện cọc bị nghiêng phải dừng ép để căn chỉnh lại.

- Tr-ớc tiên ép đoạn cọc có mũi C1:

Đoạn cọc C1 phải đ-ợc lắp dựng cẩn thận, phải căn chính xác để trục của cọc trùng với ph-ơng nén của thiết bị ép và đi qua điểm định vị cọc. Độ sai lệch tâm 1 cm. Đầu trên của cọc đ-ợc giữ chặt bởi thanh tỳ đầu cọc. Khi thanh tỳ tiếp xúc chặt với đỉnh C1 thì điều chỉnh van tăng dần áp lực. Đầu tiên chú ý cho áp lực tăng chậm, đều để đoạn C1 cắm đầu vào đất một cách nhẹ nhàng với tốc độ 1 cm/s. Nếu bị nghiêng cọc phải cân chỉnh lại ngay.

Khi ép đoạn cọc C1 cách mặt đất 40 đến 50 cm thì dừng lại để nối và ép các đoạn cọc tiếp theo.

- Lắp nối và ép các đoạn cọc tiếp theo C2.

Tr-ớc tiên cần kiểm tra bề mặt hai đầu của C2 sửa chữa cho thật phẳng, kiểm tra các chi tiết mối nối đoạn cọc và chuẩn bị máy hàn (dùng hai ng-ời hàn để giảm thời gian cọc nghỉ, khi đó đất xung quanh cọc ch-a phục hồi c-ờng độ và có thể ép tiếp dễ dàng.

Một phần của tài liệu nhà làm việc trường đại học công nghiệp hà nội (Trang 96)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(193 trang)