10. Cấu trúc luận văn
1.2.4 Phương pháp dạy học hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu
1.2.4.1. Nguồn gốc ra đời
Xã hội ngày càng phát triển, khái niệm “xã hội học tập” và việc phát triển một nền "giáo dục suốt đời" càng có ý nghĩa. Tuy nhiên không phải ai cũng đƣợc học trên ghế nhà trƣờng, hoặc không phải ai cũng đƣợc đi học suốt đời mà chỉ đƣợc học “chính quy” trong một thời gian; sau khi ra trƣờng phải tự học, tự nghiên cứu..
Do tri thức của loài ngƣời đang tăng lên rất nhanh về khối lƣợng, đổi mới nhanh về chất lƣợng nội dung, nên các nhà trƣờng không thể cung cấp tất cả những thông tin đó. Nhà trƣờng chỉ có thể giúp HS tiếp thu có mục đích, có chọn lọc, có hệ thống, những tinh hoa di sản văn hóa khoa học nghệ thuật của loài ngƣời và của dân tộc, giúp HS không chỉ nắm bắt đƣợc nội dung kiến thức mà còn nắm đƣợc phƣơng pháp đi tới kiến thức đó, giúp HS có phƣơng pháp tự học để đi tới kiến thức mới đó. Phƣơng pháp tự học luôn đi cùng với quá trình dạy học, bởi cốt lõi của việc học là tự học, hễ có học là có tự học vì không ai có thể học hộ ngƣời khác đƣợc. Từ khi có dạy học là khi đó xuất hiện phƣơng pháp tự học, không có tự học thì kiến thức mà ngƣời dạy truyền cho ngƣời học sẽ không phát huy đƣợc hiệu quả và ngày càng mai một đi.
1.2.4.2. Một số quan niệm về phương pháp.
Học là cố chiếm lĩnh lấy những kiến thức kỹ năng mà loài ngƣời đã biết, còn nghiên cứu khoa học có mục đích phát minh, sáng chế những kiến thức, những kỹ
năng , những phƣơng pháp, những công cụ mà trƣớc đó loài ngƣời chƣa hề biết đến. Với những quan niệm nhƣ vậy thì nghiên cứu khoa học trong nhà trƣờng không có nhiều đối tƣợng tham gia. Ngày nay học không chỉ có mục đích là kế thừa những kiến thức mà loài ngƣời đã biết, học còn có mục đích là rèn luyện óc thông minh sáng tạo và nhiều đức tính cần thiết khác để không chỉ có kế thừa mà còn phát huy cái vốn tri thức mà nhân loại đã có. Chính vì vậy mà hoạt động học trong nhà trƣờng THPT không chỉ đơn thuần là hoạt động tiếp thu mà còn bao hàm cả hoạt động tập dƣợt để tự mình tìm ra cái mới.
Để tập dƣợt cho HS THPT tiếp xúc dần với nghiên cứu khoa học, mức độ yêu cầu đƣợc giảm xuống, nghiên cứu khoa học của HS là tự mình tìm ra cái “mới” và bƣớc đầu chỉ yêu cầu “mới” đối với ngƣời học, mà chƣa yêu cầu đối với cả loài ngƣời. Hoạt động học nhƣ vậy, tuy tầm vóc thua kém “nghiên cứu khoa học” nhƣng bản chất giống với nghiên cứu khoa học. Để đi đến một kiến thức mới với bản thân mình ngƣời học sẽ phải tập dần những tháo tác tƣ duy, cách làm việc mà nhà khoa học quen dùng để phát hiện vấn đề và tìm hƣớng giải quyết vấn đề và cuối cùng là giải quyết vấn đề. Để tiến hành tập dƣợt để nghiên cứu khoa học đòi hỏi ở ngƣời HS năng lực tự học rất cao, ngƣời học phải luyện dần từ dễ đến khó để phát triển cho đƣợc tƣ duy độc lập, phải học dần những thao tác những cách làm của nhà khoa học nhƣ quan sát, so sánh, dự báo bằng những suy nghĩ tƣơng tự, phân tích, tổng hợp, làm thực nghiệm để quy nạp, tập phát hiện mâu thuẫn,vv...
1.2.4.3. Khái niệm phương pháp.
Tự học là một hình thức hoạt động nhận thức của cá nhân nhằm nắm vững hệ thống tri thức và kỹ năng do chính bản thân ngƣời học tiến hành ở trên lớp hoặc ở ngoài lớp, theo hoặc không theo chƣơng trình sách giáo khoa đã đƣợc quy định. Có hai hình thức tự học. Đó là:
- Tự học có hƣớng dẫn, tức là tự học có sự hƣớng dẫn của thầy giáo ở trên lớp hoặc ngoại khóa.
- Tự học hoàn toàn với sách, nghĩa là tự mình động não (nếu cần thì nghiên cứu thêm ở các sách khác, tự mình làm thử, tự mình quan sát, vv...)
Phương pháp hướng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu [28]; [29] là một PPDH trong đó GV là người:
i. Hƣớng dẫn cho trò tự nghiên cứu tìm ra kiến thức mới( đối với bản thân mình). ii. Tổ chức cho trò tự thể hiện mình, khả năng hợp tác với bạn, và là trọng tài, cố vấn, kết luận về cuộc đối thoại giữa HS với HS, giữa HS với thầy giáo.
iii. Hƣớng dẫn HS cách tự học, tự nghiên cứu, cách giải quyết vấn đề, cách xử lý tình huống, cách sống và cách trƣởng thành.
iv. Kiểm tra đánh giá trên cơ sở tự kiểm tra đánh giá, tự điều chỉnh của HS.
v. Là thầy học, chuyên gia về việc học, hƣớng dẫn, tổ chức cho trò biết “tự học chữ, tự học nghề, tự học nên ngƣời”.
Còn HS là người:
i) Tự nghiên cứu bằng cách tìm tòi, quan sát, mô tả, phát hiện vấn đề, định hƣớng giải quyết vấn đề, giải quyết vấn đề, tự tìm ra kiến thức mới, tao nên những sản phẩm ban đầu hay sản phẩm thô có tính chất cá nhân. ii) Tự thể hiện: tự thể hiện mình bằng văn bản, bằng lời nói, tự sắm vai trong
các tình huống, trong các vấn đề, tự trình bày, bảo vệ kiến thức hay sản phẩm ban đầu của mình, tự thể hiện qua sự hợp tác, trao đổi, đối thoại, giao tiếp với các bạn và với thầy cô, tạo ra sản phẩm có tính xã hội trong cộng đồng lớp học.
iii) Tự kiểm tra, tự điều chỉnh, đánh giá sản phẩm ban đầu của mình và tự sửa sai, tự điều chỉnh thành sản phẩm khoa học.
Đối với HS phổ thông, bƣớc đầu tập dƣợt nghiên cứu khoa học thông qua bài tập nghiên cứu. Đó là những bài làm, những công trình nghiên cứu mang tính chất thực hành sau một bài học hoặc một chƣơng học, nhằm đào sâu, mở rộng tri thức, hoặc làm căn cứ bƣớc đầu để học một chủ đề nào đó hoặc làm phong phú thêm bài giảng bằng những tài liệu trong sách báo hay trong thực tế điều tra, tiến hành thử nghiệm. Bài tập nghiên cứu này do GV nêu ra và ngƣời học tiến hành tự học, tự nghiên cứu dƣới sự hƣớng dẫn của GV. Sản phẩm dài khoảng 8- 10 trang, hoặc chỉ là một bài báo nhỏ.
1.2.4.4. Ưu, nhược điểm của phương pháp.
- Tập dƣợt nghiên cứu khoa học tạo nên thói quen tìm cách tự lực trả lời các câu hỏi nảy sinh trong cuộc sống học đƣờng và cuộc sống đời thƣờng, tạo tƣ duy độc lập phát triển thành tƣ duy phê phán và thành năng lực giải quyết vấn đề để hình thành tƣ duy sáng tạo.
- Tập dƣợt nghiên cứu khoa học có một giá trị giáo dục con ngƣời rất lớn so với học thụ động, bắt chƣớc. Nó yêu cầu con ngƣời phải khách quan, phải chính xác, phải sáng tạo.
- PPDH hƣớng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu góp phấn thúc đấy sự phấn đấu vƣơn lên của cả thầy giáo và HS trong quá trình dạy học, tạo nên một sức sáng tạo mới trong học đƣờng, phù hợp giai đoạn học tập hiện nay, khắc phục thói quen học tập thụ động trong HS, sức ỳ của một bộ phận GV.
PPDH hƣớng dẫn HS tự học, tự nghiên cứu đạt đƣợc hiệu quả cao đòi hỏi phải có sự chuyển biến nhận thức của các GV, HS, nhà trƣờng, gia đình và toàn xã hội, nhất là trong tình trạng học thêm tràn lan hiện nay và tình trạng học tập thụ động, truyền thụ một chiều diễn ra quá lâu trong nhà trƣờng.
- PPDH này đòi hỏi phải đảm bảo thời gian và điều kiện cho ngƣời tự học, tự nghiên cứu, đối thoại với các bạn.
- Phải có sách (tham khảo) để HS tự học, tổ chức lại không gian lớp học, đổi mới quản lý giáo dục,vv...