Trạng thái rừng thứ sinh trưởng thành

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT CÓ MẠCH TẠI XÃ NGỌC THANH, THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 86)

3. Đóng góp của luận văn

4.7.4. Trạng thái rừng thứ sinh trưởng thành

Đây là giai đoạn phát triển từ rừng non thứ sinh. Trạng thái này gồm 4 tầng:

Tầng 1: Cao trung bình từ 8,0 - 13,0m, tầng này gồm các loài cây tiên

anh (Saraca dives), Re (Cinnamomum sp.), Dẻ gai ( Castnopsis sp.), Re trắng (Phoebe sp.), Mỡ (Manglietia conifera), Côm (Elaeocarpus sp.), …

Tầng 2: Cao trung bình 5,0 - 6,0m, gồm các loài cây như: Bời lời

(Litsea sp.), Dâu gia đất (Baccaurea ramiflora), Bứa (Garcinia cowa), Trám trắng (Canarium album), Dọc (Gacinia multifolia),…

Tầng 3: Cao trung bình 1,0 - 3,0m, gồm các cây ưu bóng như các loài

thuộc họ Gừng (Zingiberceae), họ Cói (Cyperaceae), họ Ráy (Aracerae), họ Đơn nem (Myrsinaceae), họ Mua (Melastomataceae), họ Cà Phê (Rubiaceae),...

Tầng 4: Gồm các cây cao trung bình < 1,0m như các loài thuộc họ

Ráy, họ Gừng, họ Đậu, …

Tóm lại, việc phân tầng ở hai trạng thái thảm cỏ và thảm cây bụi là chưa rõ ràng, trạng thái rừng non thứ sinh và rừng thứ sinh trưởng thành đã thể hiện cấu trúc tầng rõ hơn. Cấu trúc 4 tầng ở trạng thái rừng thứ sinh trưởng thành là kết quả của quá trình diễn thế đi lên từ thảm cỏ - thảm cây bụi - rừng non thứ sinh - rừng thứ sinh thành thục.

4.8. Đề xuất giải pháp bảo tồn, nâng cao đa dạng sinh học khu vực nghiên cứu

Xã Ngọc Thanh, thị xã Phúc Yên, tỉnh Vĩnh Phúc với diện tích hơn 7.000 ha, có Hồ Đại Lải, đồi Thằn Lằn từ lâu đã nổi tiếng là những địa điểm du lịch sinh thái lí tưởng thu hút nhiều khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên việc xây dựng sân golf, xây dựng các khu vui chơi giải trí, khách sạn, nhà hàng…đã phần nào ảnh hưởng đến đa dạng sinh học nơi đây. Mặt khác, do tập quán của người dân trong xã và vùng lân cận là nhờ vào việc khai thác các lâm sản trong rừng: Lấy gỗ, củi, săn bắt thú rừng, đốt rừng làm nương rẫy, thả rông gia súc sau mùa vụ, lấy củi, măng và khai thác lâm sản phi gỗ khác,.... nên có tác động tiêu cực tới thảm thực vật và diện tích rừng

trong khu vực nghiên cứu.

Do vậy, một yêu cầu đặt ra là phát triển kinh tế phải gắn với nhiệm vụ bảo vệ môi trường sinh thái để đảm bảo cho phát triển bền vững.

Trên cơ sở nghiên cứu tính đa dạng thực vật tại xã Ngọc Thanh và tìm hiểu các vấn đề liên quan, chúng tôi đề xuất 2 cách nhằm nâng cao đa dạng thực vật tại khu vực nghiên cứu:

- Thực hiện các biện pháp bảo tồn bên ngoài.

- Phục hồi rừng bằng cách làm giàu cá thể của các loài.

Với những đặc điểm và điều kiện của khu vực nghiên cứu, phương án bảo tồn tại chỗ, khoanh nuôi tác động phương thức lâm sinh nhẹ, xúc tiến tái sinh ở khu phục hồi sinh thái là thích hợp để bảo vệ đa dạng thực vật trong khu vực. Muốn vậy, chúng ta cần lựa chọn địa điểm khoanh nuôi thuận lợi cho phát tán nguồn gieo giống và thực hiện các biện pháp dọn rừng.

Ngoài ra để thực hiện tốt công tác bảo tồn, nâng cao đa dạng thực vật, chúng ta cần:

+ Nâng cao năng lực quản lý và thực thi pháp luật trong việc quản lý, bảo vệ rừng như: Củng cố và xây dựng kế hoạch cho hợp lý; nâng cao trách nhiệm, tính gương mẫu của các cấp lãnh đạo ở địa phương; tăng cường tính nghiêm minh trong thi hành pháp luật; phối hợp với địa phương cùng tham gia công tác bảo tồn.

+ Nâng cao đời sống nhân dân như: thực hiện một số chính sách, xây dựng các mô hình kinh tế hộ gia đình, cộng đồng.

+ Thực hiện chủ trương giao đất, giao rừng, khoán bảo vệ rừng đến cho các tổ chức, cá nhân, hộ gia đình, lực lượng kiểm lâm địa bàn xã Ngọc Thanh phối hợp với chính quyền địa phương và các ngành chức năng tiến hành rà

soát, bàn giao toàn bộ diện tích đất rừng, đất lâm nghiệp đến cho các tổ chức, cá nhân, các hộ gia đình.

+ Xây dựng các phương án bảo tồn ở cấp quần thể và loài quý hiếm theo phương pháp nguyên vị, nhằm bảo tồn đa dạng sinh học trong điều kiện tự nhiên.

+ Cần phải bảo vệ và nghiên cứu nhân giống, khoanh nuôi, xúc tiến tái sinh các loài cây phù hợp với điều kiện sinh thái vùng nghiên cứu như: Trám trắng (Canarium album), Lim xanh (Erythrophloeuma fordii), Kháo vàng (Machilus bonii), Giổi (Michelia mediocris)...

+ Cần có biện pháp đối với những quần thể có kích thước nhỏ như khoanh nuôi tái sinh, gây trồng để mở rộng diện tích quần thể và tăng số lượng cá thể của loài để ổn định và phát triển quần thể.

+ Tiếp tục thực hiện các chương trình nghiên cứu khoa học, nâng cao đa dạng sinh học vùng nghiên cứu.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ Kết luận

1. Hệ thực vật có mạch trong khu vực nghiên cứu tương đối đa dạng về số loài: Chúng tôi đã điều tra được 456 loài, thuộc 323 chi và 114 họ thực vật bậc cao có mạch. Khu vực nghiên cứu có 5 ngành thực vật, trong đó ngành Hạt kín có số họ chiếm tỉ lệ nhiều nhất (91,22%), số loài của lớp Ngọc Lan so với lớp Hành là 5,87/1, có 10 họ giàu loài nhất có từ 9 đến 42 loài.

2. Trong tổng số 456 loài thực vật, chúng tôi đã xác định được 12 công dụng chính. Trong đó có 5 loài dùng ăn trầu, 12 loài làm cảnh, 3 loài cho củ ăn được, 16 loài cho dầu và tinh dầu, 8 loài cho sợi đan lát, 77 loài cho gỗ, 3 loài lấy nhựa, 8 loài làm thức ăn chăn nuôi, 3 loài làm phân xanh, 32 loài cho quả ăn được, 25 loài làm rau ăn và 267 loài dùng làm thuốc. Có những loài có từ 2 đến 3 công dụng. Mặt khác, khu vực nghiên cứu có 12 loài thực vật quý hiếm phải được bảo vệ và phát triển vốn gen.

3. Hệ thực vật trong khu vực nghiên cứu chia 5 nhóm phổ dạng sống cơ bản: cây chồi trên mặt đất; cây chồi sát mặt đất; cây chồi nửa ẩn; cây chồi ẩn và cây sống một năm. Trong 5 nhóm dạng sống này, cây chồi trên mặt đất chiếm tỷ lệ cao nhất ở cả 3 trạng thái thảm thực vật. Cây chồi nửa ẩn và cây một năm giảm dần từ trạng thái thảm cỏ đến rừng thứ sinh, cây sống 1 năm có tỉ lệ thấp nhất ở trạng thái rừng thứ sinh.

4. Thảm thực vật trong khu vực nghiên cứu là các kiểu thảm thứ sinh nhân tác gồm các thảm thực vật tự nhiên và rừng trồng. Thảm thực vật tự nhiên được chia thành 4 kiểu cơ bản theo khung phân loại của UNESCO (1973): lớp quần hệ rừng kín; lớp quần hệ rừng thưa; thảm cây bụi và thảm cỏ.

5. Cấu trúc hình thái theo chiều thẳng đứng của 4 kiểu thảm đặc trưng vùng nghiên cứu: trạng thái thảm cỏ và thảm cây bụi có 2 tầng; rừng non thứ sinh: 3 tầng và rừng thứ sinh trưởng thành: 4 tầng.

Kiến nghị

1. Đề nghị tiếp tục nghiên cứu về các mặt: Phân loại thực vật, sâu bệnh, điều kiện sinh thái, tái sinh phục hồi rừng, đa dạng thực vật.

2. Trạm Kiểm lâm xã Ngọc Thanh phối hợp với Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh và Trung tâm Khoa học Sản xuất Lâm nghiệp Đông Bắc Bộ thực hiện các biện pháp tuần tra, kiểm soát và nghiên cứu khoa học phục vụ công tác bảo tồn, nâng cao đa dạng sinh học vùng nghiên cứu.

3. Đẩy mạnh quan hệ hợp tác quốc tế để tạo điều kiện tiếp cận những thông tin mới, phương pháp mới và hỗ trợ kinh phí thực hiện công tác bảo tồn đa dạng sinh học vùng nghiên cứu.

TÀI LIỆU THAM KHẢO TIẾNG VIỆT

1. Giáp Thị Hồng Anh (2007), Nghiên cứu một số đặc điểm của thảm thực vật thứ sinh và tính chất hóa học đất tại xã Canh Nậu, huyện Yên Thế, tỉnh Bắc Giang, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Thái Nguyên.

2. Nguyễn Tiến Bân (1997), “Nghiên cứu cơ sở khoa học phục hồi hệ sinh thái vùng cao núi đá vôi Cao Bằng bằng các loại cây gỗ quý bản địa”, Kỷ yếu Hội nghị môi trường các tỉnh phía bắc tại Sơn La, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Sơn La, Sơn La, tr. 97 - 99.

3. Nguyễn Tiến Bân (1983), Danh lục thực vật Tây Nguyên, Hà Nội.

4. Nguyễn Tiến Bân (1997), Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

5. Nguyễn Tiến Bân và Cộng sự (2001), "Nghiên cứu đánh giá hiện trạng đa dạng sinh học tại Trạm Đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc", Báo cáo tổng kết đề tài cấp cơ sở chọn lọc năm 2000 - 2001, Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam.

6. Bộ Lâm Nghiệp (1978), Sổ tay Điều tra Quy hoạch rừng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

7. Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn (2000), Báo cáo kết quả điều tra Khu hệ động – thực vật Vườn quốc gia Tam Đảo, Hà Nội.

8. Lê Trần Chấn (1990), Góp phần nghiên cứu một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Lâm Sơn tỉnh Hòa Bình, Luận án PTS, Hà Nội.

9. Lê Trần Chấn, Một số đặc điểm cơ bản của hệ thực vật Việt Nam, Viện Địa lý, Trung tâm Khoa học Tự nhiên và Công nghệ Quốc gia, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

10. Lê Trần Chấn, Huỳnh Nhung (1994), “Diễn thế thứ sinh của thảm thực vật Việt Nam” (lấy ví dụ ở Lâm Sơn, Lương Sơn, Hoà Bình), Tuyển tập các công trình nghiên cứu địa lý, Nxb Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 275 - 284.

11. Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2006), Nghị định 32/2006/NĐ-CP về quản lý thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm, Hà Nội.

12. Hoàng Chung (1980) Đồng cỏ vùng núi phía Bắc Việt Nam, Công trình nghiên cứu Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Thái Nguyên. 13. Hoàng Chung (2007), Các phương pháp nghiên cứu quần xã thực vật,

Nxb Giáo dục, Hà Nội.

14. Lê Ngọc Công, Hoàng Chung (1995), Nghiên cứu thành phần loài, thành phần dạng sống của savan bụi ở vùng đồi trung du Bắc Thái, Thông báo Khoa học Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, số 2.

15. Lê Ngọc Công (2004), Nghiên cứu quá trình phục hồi rừng bằng khoanh nuôi trên một số thảm thực vật tại Thái Nguyên, Luận án tiến sĩ sinh học, Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.

16. Lâm Phúc Cố (1994), “Vấn đề phục hồi rừng đầu nguồn Sông Đà tại Mù Cang Chải”, Tạp chí Lâm nghiệp (5), tr. 14-15.

17.Lê Trọng Cúc, Phạm Hồng Ban (1996), "Động thái thảm thực vật sau nương rẫy ở Con Cuông, Nghệ An”, Tạp chí Lâm nghiệp (7),tr. 9-10. 18. Lê Trọng Cúc (2002), Đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên, Nxb Đại

học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.

19. Đinh Quang Diệp (1993), Góp phần nghiên cứu tiến trình tái sinh tự nhiên ở rừng khộp Easup - Đắc Lắc, Luận án PTS, Hà Nội.

20. Vũ Tiến Hinh (1991), “Về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên”, Tạp chí Lâm nghiệp (2), tr. 3 - 4.

21. Phạm Hoàng Hộ (1991, 1992, 1993), Cây cỏ Việt Nam, T. 1, 2, 3 Motreal. 22. Phan Nguyên Hồng (1970), Đặc điểm phân bố sinh thái của hệ thực vật và

thảm thực vật miền Bắc Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 23. Phan Nguyên Hồng (1991), Sinh thái thảm thực vật rừng ngập mặn Việt

Nam, Luận án Tiến sỹ sinh học, Hà Nội.

24. Nguyễn Thế Hưng, Hoàng Chung (1995), Thành phần loài và dạng sống thực vật trong loại hình savan vùng đồi Quảng Ninh, Thông báo Khoa học Đại học Sư phạm Thái Nguyên, số 3.

25. Nguyễn Thế Hưng (2003), Nghiên cứu đặc điểm và xu hướng phục hồi rừng của thảm thực vật cây bụi ở huyện Hoành Bồ, thị xã Cẩm Phả (Quảng Ninh), Luận án Tiến sĩ Sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

26. Nguyễn Đăng Khôi, Dương Hữu Thời (1985), Nghiên cứu cây thức ăn gia súc Việt Nam, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

27. Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học (T.1), Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 28. Phùng Ngọc Lan (1991), “Trồng rừng hỗn loài nhiệt đới”, Tạp chí Lâm

nghiệp (3), tr. 9 - 14.

29. Vũ Thị Liên (2000), Nghiên cứu một số biến đổi môi trường đất trong mối quan hệ với loại hình thảm thực vật của vùng đồi núi tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên, Luận văn Thạc sĩ Sinh học, Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Thái Nguyên.

30. Vũ Thị Liên (2005), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số kiểu thảm thực vật đến sự biến đổi môi trường đất ở một số khu vực tỉnh Sơn La, Luận án Tiến sĩ Sinh học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

31. Phan Kế Lộc (1970), “Bước đầu thống kê số loài cây đã biết ở miền Bắc Việt Nam”, Tập san Lâm nghiệp.

32. Phan Kế Lộc (1985), “Thử vận dụng bảng phân loại UNESCO để xây dựng khung phân loại thảm thực vật rừng Việt Nam”, Tạp chí Sinh học, (12).

33. Nguyễn Ngọc Lung (1991), “Phục hồi rừng ở Việt Nam”, Thông tin khoa học Kỹ thuật Lâm nghiệp (1) tr. 3 - 11.

34. Nguyễn Ngọc Lung (1994), “Những vấn đề lâm sinh trong chiến lược phục hồi rừng ở Việt Nam”, Tạp chí Lâm nghiệp (2), tr. 4 - 6.

35. Nguyễn Ngọc Lung, Lâm Phúc Cố (1994), “Bảo vệ khoanh nuôi và phục hồi rừng”, Tạp chí Lâm nghiệp (10), tr. 6 - 7.

36. Trần Đình Lý, Đỗ Hữu Thư (1995), “Phục hồi rừng bằng khoanh nuôi ở Việt Nam”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu sinh thái và tài nguyên sinh vật, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr. 93 - 98.

37. Trần Đình Lý (1995), “Nghiên cứu xác định diện tích và hệ thống biện pháp kỹ thuật cho việc khoanh nuôi phục hồi rừng”, Báo cáo đề tài KN.03.11, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.

38. Trần Đình Lý (1998), Sinh thái thảm thực vật, Giáo trình Cao học, Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật - Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.

39. Trần Đình Lý (2006), Hệ sinh thái gò đồi các tỉnh Bắc Trung bộ, Viện Khoa học & Công nghệ Việt Nam, Hà Nội.

40. Ma Thị Ngọc Mai (2003), “Nghiên cứu hiện trạng và năng lực phát triển của thảm thực vật tại trạm đa dạng sinh học Ngọc Thanh, Mê Linh - Vĩnh Phúc”, Tạp chí Khoa học & Công nghệ - ĐHTN, (2), tr. 43 - 49 .

41. Ma Thị Ngọc Mai, Lê Đồng Tấn, (2004), “Nghiên cứu trạng thái thảm thực vật tại trạm đa dạng sinh học Mê Linh - Vĩnh Phúc và vùng phụ cận”, Kỷ yếu Hội nghị toàn quốc về Những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong khoa học sự sống, Nxb Khoa học & Kỹ thuật, Hà nội, tr. 818 - 821 .

42. Ma Thị Ngọc Mai (2007), Nghiên cứu quá trình diễn thế đi lên của thảm thực vật ở trạm Đa dạng sinh học Mê Linh (Vĩnh Phúc) và vùng phụ cận,

Luận án Tiến sĩ Sinh học, Viện Khoa học và Công nghệ Việt Nam, Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật, Hà Nội.

43. Vũ Quang Năm (1996), “Mô hình làm giàu rừng bằng cây bản địa tại điểm thực nghiệm làng Luông Bắc Thái”, Chuyển giao công nghệ Lâm nghiệp vào sản xuất, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 53 - 57.

44. Phạm Minh Nguyệt (1996), “Chung quanh vấn đề tu bổ rừng” Tập san Lâm nghiệp (2), tr. 37 - 40.

45. Odum P. E. (1978), Cơ sở sinh thái học (T1), Nxb Đại học và THCN, Hà Nội. 46. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam,

Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội.

47. Richards. P. W. (1964, 1967, 1968), Rừng mưa nhiệt đới, tập I, II, III, (Vương Tấn Nhị dịch), Nxb Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội.

48. Sách đỏ Việt Nam (phần thực vật) (2007), Nxb Khoa học Tự nhiên và Công nghệ, Hà Nội.

49. SChmithusen. J. (1978), Địa lý đại cương thảm thực vật (Đinh Ngọc Trụ dịch), Nxb Khoa học & Kỹ thuật, Hà Nội.

50. Lê Đồng Tấn, Đỗ Hữu Thư, Hà Văn Tuế (1995), “Một số kết quả nghiên cứu về cấu trúc thảm thực vật tái sinh trên đất sau nương rẫy tại Chiềng Sinh, Sơn La”, Tuyển tập các công trình nghiên cứu Sinh thái và Tài nguyên sinh vật, Nxb Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội, tr.117 - 121.

51. Lê Đồng Tấn, Trần Đình Lý (1996), “Khả năng phục hồi tự nhiên một số

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG THỰC VẬT CÓ MẠCH TẠI XÃ NGỌC THANH, THỊ XÃ PHÚC YÊN, TỈNH VĨNH PHÚC (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(100 trang)
w