1.3.2.1. Triết lý của người lãnh đạo tổ chức về công tác đào tạo nhân lực trong doanh nghiêp.
Nhiều chủ doanh nghiệp không chú trọng lắm đến công tác đào tạo và phát triển nhân lực trong doanh nghiệp của mình bởi họ sợ sau khi được đào tạo người lao động sẽ rời bỏ doanh nghiệp đi làm doanh nghiệp khác vì thế họ không chú trọng vào đầu tư vào ccông tác đào tạo cho người lao động. Nhưng cũng có nhiều nhà lãnh đạo, họ nhận thức được rằng khi được đào tạo theo đúng nguyện vọng, người lao động sẽ cảm thấy hứng thú hơn với công việc và gắn bó hơn với doanh nghiệp.
Chính vì thế, triết lý lãnh đạo về công tác đào tạo và phát triển nhân lực chính là kim chỉ nam cho mọi hoạt động liên quan tới công tác đào tạo và phát triển nhân lực. Nếu bản thân người lãnh đạo không quan tâm chú ý đến công tác đào tạo nhân lực thì công tác này sẽ bị đình trệ, không mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Ngược lại, nếu lãnh đạo mà quan tâm đúng mức, thì công tác đào tạo trong tổ chức sẽ diễn ra nhanh chóng, và luôn đạt được hiệu quả cao, chất lượng đào tạo cũng tốt.
1.3.2.2. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp
Nguồn nhân lực của doanh nghiệp bao gồm nguồn lực của tất cả những người lao động làm việc trong doanh nghiệp. Tuỳ vào đặc điểm của các lao động trong doanh nghiệp mà tổ chức lựa chọn cách thưc, và phương thức đào tạo khác nhau, sao cho phù hợp với từng bộ phận lao động và không ảnh hương quá nhiều đến tình hình làm việc của doanh nghiệp.
1.3.2.3. Chiến lược phát triển của doanh nghiệp
Các doanh nghiệp muốn phát triển và đứng vững trên thị trường trong thời kỳ cạnh tranh thì cần phải xây dựng cho mình một chiến lược kinh doanh hợp lý, với các mục tiêu cần thiết và có thể làm được. Khi chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp thay đổi, thì cũng đồng nghĩa với việc có một đội ngũ nhân viên sẽ chưa thể
thích ứng ngay được với công việc đã thay đổi. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần tiến hành dào tạo, nâng cao năng lực và trình độ cho bộ phận nhân viên này để họ có thể bắt kịp được với công việc sẽ thay đổi trong tương lai theo chiến lược phát triển mới của doanh nghiệp.
1.3.2.4. Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp
Cơ sở vật chất kỹ thuật là bao gồm tất cả các trang thiết bị phục vụ trực tiếp và gián tiếp cho công tác đào tạo nhân lực của doanh nghiệp. Nếu cơ sở vật chất mà thiếu, chất lượng không đảm bảo thì sẽ ảnh hưởng xấu và làm giảm hiệu quả của công tác đào tạo và ngược lại.
Hơn nưa, mọi lao động trong doanh nghiệp phải có đủ trình độ để khai thác và sử dụng có hiệu quả hệ thống vật chất, kỹ thuật của doanh nghiệp mình. Khi cơ sở vật chất của doanh nghiệp thay đổi, hoặc trình độ của người lao động chưa đủ để sử dụng có hiệu quả các trang thiết bị này, thì doanh nghiệp cần tiến hành đào tạo để cho người lao động có đủ trình độ để khai thác có hiệu quả cao nhất các trang thiết bị này.
1.3.2.5. Tình hình tài chính của doanh nghiệp
Đào tạo chính là một hình thức đầu tư cho tương lai, về lâu, về dài. Số lượng lao động được đi dào tạo cũng như chất lượng của đào tạo phụ thuộc một phần vào chi phí đầu tư cho nó. Nếu nguồn tài chính đầu tư cho công tác đào tạo nhân lực mà lớn thì cơ sở vật chất, kỹ thuật phục vụ cho công tác này cũng sẽ hiện đại, chất lượng đào tạo cũng được nâng cao. Ngược lại, nhiều doanh nghiệp đôi khi có nhu cầu đào tạo rất lớn, nhưng nguồn kinh phí chi cho công tác đào tạo là khá eo hẹp lên chưa thể đáp ứng lại được nhu cầu đào tạo.
1.3.2.6. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo nhân lực của doanh nghiệp.
Trình độ chuyên môn của cán bộ phụ trách công tác đào tạo có ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của công tác đào tạo nhân lực trong tổ chức. Nếu đội ngũ cán bộ chuyên trách về đào tạo nhân lực không được đào tạo đúng chuyên môn hoặc có ít kinh nghiệm thì sẽ ảnh hưởng xấu đến kết quả của công tác đào tạo. Trình độ chuyên môn của đội ngũ cán bộ làm công tác đào tạo sẽ thể hiện xem công tác đào tạo của tổ chức đó có khoa học, và có hiệu quả cao hay không.