Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây thuốc ở nước ta

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác đối với cây ô đầu (phụ tử) tại sa pa - lào cai (Trang 32)

3. Ý nghĩa khoa học của đề tài

1.3.2 Tình hình sản xuất và nghiên cứu cây thuốc ở nước ta

Theo những nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam có gần 11.000 loài thực vật bậc cao có mạch, 800 loài rêu, 600 loài nấm và hơn 2.000 loài tảo, nhiều loài được sử dụng làm thuốc, trong đó cây cỏ có vị trí quan trọng nhất về phần chủng loại cũng như giá trị sử dụng (Theo thống kê của GS Phan Kế Lộc). Qua quá trình nghiên cứu tính cho đến nay đã có hơn 3.800 loài thực vật được dùng làm thuốc, một số cây thuốc quý đã được nhân dân trồng trọt và trở lên quen thuộc. Ngoài sự phong phú về chủng loại, nguồn dược liệu Việt Nam còn có giá trị to lớn khi được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng để chữa nhiều chứng bệnh khác nhau, dưới dạng độc vị hoặc phối hợp với nhau để tạo nêu các bài thuốc bổ đã tồn tại và lưu truyền qua nhiều thế hệ. Nhiều loại thuốc được chiết suất từ dược liệu Việt Nam như Rutin, D.strophantin, berberin, palmatin, astermisin…bên cạnh đó sản phẩm từ tinh dầu được sử dụng rộng rãi trong nước và xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Xu hướng

đi sâu nghiên cứu xác minh các kinh nghiệm từ y học cổ truyền và tìm kiếm các hợp chất tự nhiên có hoạt tính sinh học cao để làm thuốc từ dược liệu ngày càng được quan tâm [1], [2], [11], [12].

Trong những năm gần đây tình hình sản xuất nông nghiệp của nước ta có nhiều thay đổi về cả diện tích và chủng loại cây trồng nói chung và cây thuốc nói riêng. Mặc dù diện tích trồng trọt có giảm ở một số vùng như Hưng Yên, Hà Nội… nhưng do áp dụng thâm canh, luân canh cây trồng và sự gia tăng diện tích ở các vùng khác nên nguồn dược liệu cung cấp từ trồng trọt vẫn tương đối cao và đáp ứng được phần nào nhu cầu sử dụng trong nước và xuất khẩu được cho một số nước trên thế giới. Hàng năm từ nguồn thu nhập từ dược liệu cho nước ta từ 500 - 800 tỷ đồng trong đó dược liệu xuất khẩu đạt 20 - 50 triệu USD với số lượng 5.000 - 10.000 tấn. Hiện nay ngành dược Việt Nam đang quy hoạch xây dựng phát triển công nghiệp dược theo yêu cầu GMP cung cấp được 50% nhu cầu thuốc nam cho nhân dân vào năm 2005 và 70% vào năm 2010 [20] [21].

Một phần của tài liệu nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác đối với cây ô đầu (phụ tử) tại sa pa - lào cai (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)