Doanh nghiệp nhỏ và vừa của Thái Lan

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa : kinh nghiệm nước ngoài và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 54)

Trong quá khứ, Thái Lan hầu nh− không có hệ thống chính sách trợ giúp các DNNVV. Tuy nhiên, chuyển từ thái cực này sang thái cực khác, hiện nay, chính sách DNNVV đang trở thành một trong những tiêu điểm của hệ thống chính sách cải cách kinh tế của Thái Lan kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Các DNNVV đ−ợc coi là những động cơ chủ chốt cho quá trình hồi phục từ khủng hoảng của đất n−ớc này.

Quá trình hoạch định chính sách này của Thái Lan có thể mang tới nhiều gợi ý hữu ích đối với những n−ớc cũng đang bắt đầu phát triển các chính sách trợ giúp DNNVV nh− Việt Nam. Các phần d−ới đây tập trung chủ yếu vào những những kinh nghiệm và bài học của việc b−ớc đầu hoạch định chính sách DNNVV của Thái Lan.

1. Tiêu chuẩn của Thái Lan về DNNVV

Thái Lan không có định nghĩa chính thức về DNNVV. Các cơ quan Chính phủ khác nhau của Thái Lan sử dụng những tiêu chuẩn khác nhau, nh− doanh thu, tài sản cố định, số lao động và vốn đăng ký để định nghĩa DNNVV.

Vào ngày 8/12/1998, Bộ Tài Chính Thái Lan đã tổ chức một cuộc họp phi chính thức bao gồm nhiều cơ quan chính phủ và đại diện của khu vực kinh tế t−

nhân để soát xét các định nghĩa khác nhau về DNNVV. Cuộc họp này đã đ−a ra một bảng phân loại doanh nghiệp dựa trên giá trị tài sản của doanh nghiệp. Chính phủ Thái Lan đã thông qua định nghĩa này vào ngày 22/12/1998 (bảng 1). Tuy nhiên, định nghĩa này ch−a phải là định nghĩa chính thức và ch−a đ−ợc thể chế hoá trong một văn bản pháp lý có giá trị áp dụng chung

Bảng 1. Tiêu chuẩn về DNNVV theo giá trị tổng tài sản: (triệu baht)

Khu vực DN vừa DN nhỏ

Sản xuất D−ới 200 D−ới 50

Th−ơng mại dịch D−ới 200 D−ới 50

Bán buôn D−ới 100 D−ới 50

Bán lẻ D−ới 60 D−ới 30

Nguồn: Chính sách DNNVV ở Thái Lan: Triển vọng và những thách thức, Viện Nghiên cứu dân số và xã hội Thái Lan, 2000.

Cho tới giữa năm 2000, các cơ quan Chính phủ khác nhau vẫn ban hành và sử dụng những định nghĩa khác nhau về DNNVV. Ví dụ nh− Bộ Công nghiệp và Hiệp hội công nghiệp Thái Lan sử dụng thêm tiêu chuẩn số lao động d−ới 200 ng−ời để xác định DNNVV. Trong khi đó, Tập đoàn Tài chính công nghiệp Thái

Lan IFCT lại coi các DNNVV là những doanh nghiệp có tài sản cố định d−ới 1000 triệu baht.

2. Tình hình phát triển và vai trò của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nền kinh tế Thái Lan

Hệ thống dữ liệu thống kê về DNNVV của Thái Lan rất nghèo nàn, thậm chí khó tìm đ−ợc con số chính xác về số l−ợng DNNVV của Thái Lan. Các cơ quan chính phủ có liên quan của Thái Lan, dựa trên các định nghĩa DNNVV khác nhau và hệ thống dữ liệu của riêng mình, đã −ớc tính những con số t−ơng đối chênh lệch về số DNNVV.

Tr−ớc năm 1997, hầu nh− không có số liệu thống kê về các DNNVV của Thái Lan ngoại trừ những nghiên cứu đ−ợc thực hiện riêng lẻ bởi các nhà nghiên cứu và tổ chức quốc tế. Một trong số đó là nghiên cứu đ−ợc tiến hành bởi UNICO và Bộ Tài chính Thái Lan vào năm 1995. Theo nghiên cứu này, các DNNVV đã chiếm phần áp đảo trong tổng số các doanh nghiệp của Thái Lan vào năm 1991.

Bảng 2: Số doanh nghiệp nhỏ và vừa của Thái Lan vào năm 1991

Phân loại DN theo số lao động Phân loại DN theo tài sản cố định Số DN Tỷ trọng % Số DN Tỷ trọng % Doanh nghiệp nhỏ 51.393 91% 51.232 90,7% Doanh nghiệp vừa 3.725 6,5% 4.3222 7,6% Doanh nghiệp lớn 1.396 2,5% 872 1,5%

Ch−a xác định 88 0,2%

Tổng cộng 56.514 100% 56.514 100%

Nguồn: UNICO, 1995.

Nh− vậy, theo UNICO, các DNNVV chiếm 98% tổng số các doanh nghiệp của Thái Lan vào năm 1991. Nghiên cứu của Ngân hàng thế giới “Cơ cấu công

nghiệp và phát triển các liên kết DNNVV tại Thái Lan, 1994" cũng đ−a ra một

kết quả t−ơng tự. Về phân bổ địa lý, theo nghiên cứu của UNICO, chỉ có 45% các DNNVV tập trung ở vùng Đô thị Băng cốc (Băng cốc và một số tỉnh lân cận) trong khi có tới 60% tổng số các doanh nghiệp lớn tập trung ở vùng này.

Có một số dữ liệu t−ơng đối khác nhau về vai trò hiện nay của các DNNVV trong nền kinh tế Thái Lan.

Theo Tập đoàn Tài chính công nghiệp Thái Lan, hiện nay các DNNVV của Thái Lan chiếm 95% số doanh nghiệp công nghiệp và tuyển dụng từ 85-90% lực l−ợng lao động (nguồn: Hiện trạng của các DNNVV Thái Lan, Tập đoàn Tài chính công nghiệp của Thái Lan, 6/1999).

Bộ Tài chính Thái Lan cũng đ−a ra một bộ số liệu về các DNNVV (phát biểu của Bộ tr−ởng Bộ Tài chính Suwat Liptapalop vào 6/8/1999) cho rằng các DNNVV hiện chiếm 96% tổng số các doanh nghiệp công nghiệp Thái Lan, sử

dụng 70% lực l−ợng lao động, đóng góp 50% doanh thu xuất khẩu và 70% giá trị GDP.

Ngân hàng Trung −ơng Thái Lan, trong Báo cáo về DNNVV Thái Lan, 1999, đã cung cấp những số liệu thống kê t−ơng đối cụ thể về các DNNVV của n−ớc này.

Bảng 3. Tỷ trọng của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trong khu vực chế tác Thái Lan (12/1998)

Số DN Tỷ trọng (%) Số lao động Tỷ trọng (%) Vốn đăng ký (triệu baht) Tỷ trọng Các doanh nghiệp nhỏ và vừa 124.771 97.9% 1.605.815 50.4% 1.218.856 52% Các doanh nghiệp lớn 2.631 2.1 1.580.588 49.6 1.125.111 48 Tổng số 127.402 100 3.168.403 100 2.343.967 100

Nguồn: Ngân hàng Thái Lan

Từ những số liệu tuy ch−a đầy đủ và thiếu nhất quán nói trên, có thể rút ra một số kết luận ban đầu về vai trò của các DNNVV trong công cuộc phát triển của Thái Lan:

- Các DNNVV chiếm phần áp đảo trong tất cả các ngành công nghiệp của Thái Lan.

- Các DNNVV của Thái Lan đóng góp phần quan trọng (trên 50%) vào GDP, tạo việc làm và xuất khẩu.

- Các DNNVV có vai trò quan trọng hơn so với các doanh nghiệp lớn trong việc phát triển kinh tế ở các vùng lạc hậu của Thái Lan.

- Các DNNVV Thái Lan là một kết cấu hạ tầng quan trọng cho các công ty xuyên quốc gia nội địa và n−ớc ngoài hoạt động ở Thái Lan.

- Các DNNVV là cơ chế quan trọng để huy động mọi nguồn lực và tài năng của ng−ời dân Thái Lan vào công cuộc phát triển đất n−ớc.

3. Các chính sách trợ giúp DNNVV của Thái Lan

Ngay từ đầu thập kỷ 1960, Thái Lan đã có một số chính sách trợ giúp dành cho các DNNVV. Văn phòng Tài chính doanh nghiệp nhỏ đã đ−ợc thành lập từ năm 1963. Văn phòng này về sau đ−ợc chuyển thành Tập đoàn Tài chính doanh nghiệp nhỏ. Dù vậy, các chính sách DNNVV ở Thái Lan chỉ bùng lên trong một vài năm rồi lại lắng xuống và không đ−ợc duy trì một cách có hệ thống. Trên thực tế, trong giai đoạn từ 1970 tới giữa thập kỷ 1990, Thái Lan không có chính sách đối với DNNVV, việc trợ giúp DNNVV chỉ đ−ợc thể hiện gián tiếp qua nhiều văn bản pháp lý khác nhau.

Tuy nhiên, trong bối cảnh các chính sách cải cách kinh tế toàn diện sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, Chính phủ Thái Lan hiện nay đang hăng hái soạn thảo và theo đuổi nhiều chính sách và biện pháp nhằm phát triển các DNNVV. Xây dựng và phát triển khu vực DNNVV đ−ợc coi là −u tiên chính sách hàng đầu trong chiến l−ợc khôi phục kinh tế của Thái Lan sau khủng hoảng.

Có nhiều lý do (không chỉ hoàn toàn là các lý do kinh tế) khiến cho những DNNVV vốn bị bỏ quên ở Thái Lan đột nhiên nhận đ−ợc sự quan tâm to lớn của Chính phủ và công chúng kể từ sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 1997. Trong số đó, có thể kể ra một số nguyên chính d−ới đây:

Thứ nhất, cuộc khủng hoảng tài chính đã khiến cho các doanh nghiệp lớn ở Thái Lan cũng nh− ở những n−ớc lân cận bị sụp đổ hàng loạt. Do vậy, một điều lô-gích là các nhà hoạch định chính sách và công chúng Thái Lan trở nên chú ý nhiều hơn tới vai trò của các DNNVV.

Thứ hai, Thái Lan coi việc xây dựng và củng cố những mạng l−ới hậu cần và các nhà cung cấp và phân phối DNNVV ở địa ph−ơng là biện pháp then chốt để đẩy mạnh công nghiệp hoá và thu hút đầu t− n−ớc ngoài.

Thứ ba, những ng−ời lao động đại diện cho một khối cử tri lớn không thể phớt lờ, đặc biệt trong bối cảnh họ cảm thấy bị đe doạ từ những chính sách cải cách cơ cấu mà Thái Lan phải thực hiện d−ới sức ép của IMF. Các đảng phái của Thái Lan đã cạnh tranh quyết liệt với nhau trong việc đề xuất những chính sách trợ giúp DNNVV. Đặc biệt, Đảng cầm quyền Thai Rak Thai đã coi các chính sách thúc đẩy DNNVV là chủ đề chính trong chiến dịch tranh cử của Đảng này.

Thứ t−, các công ty n−ớc ngoài ở Thái Lan và các tổ chức quốc tế nh− Ngân hàng thế giới, Ngân hàng châu á, Tổ chức lao động quốc tế cũng đã gây sức ép mạnh mẽ đòi Thái Lan phải xây dựng và thực hiện các chính sách trợ giúp DNNVV.

Tóm lại, có nhiều sức ép khiến Chính phủ Thái Lan phải coi trọng hơn việc hoạch định các chính sách DNNVV.

Từ giữa năm 1998, Bộ Công nghiệp đã kiến nghị cần soạn thảo một văn bản luật về DNNVV. Kiến nghị này đã đ−ợc Chính phủ Thái Lan phê duyệt về nguyên tắc vào tháng 12/1998. Sau đó, Bộ Công nghiệp đã tiến hành soạn thảo

Dự Luật Xúc tiến DNNVV và đ−ợc Quốc hội thông qua vào 12/1/2000. Bộ Luật

này là cơ sở để ban hành những chiến l−ợc và chính sách cụ thể về DNNVV. Bộ Luật cũng đã quy định thành lập một Uỷ ban cao cấp do Thủ t−ớng làm chủ tịch để điều phối các hoạt động trợ giúp DNNVV. Tiếp theo việc ban hành Luật, Chính phủ Thái Lan đã thông qua Kế hoạch lớn nhằm phát triển DNNVV (kế hoạch này đ−ợc soạn thảo bởi Bộ Tài chính) và hiện nay đã gấp rút soạn thảo Kế

hoạch hành động nhằm phát triển DNNVV. Tr−ớc đó, Bộ Công nghiệp Thái Lan

đã đ−a ra Chiến l−ợc "ấp ủ" và tăng c−ờng các DNNVV công nghiệp trong thời kỳ 5 năm 1998-2002.

Trọng tâm của các chính sách trợ giúp DNNVV của Thái Lan là phát triển các mạng l−ới trợ giúp công nghiệp phục vụ xuất khẩu với mục tiêu chính là phục vụ cho chiến l−ợc phục hồi sau khủng hoảng của Thái Lan dựa trên phát triển xuất khẩu và thu hút đầu t− n−ớc ngoài. D−ới đây là nội dung chính của các chính sách DNNVV mới đ−ợc ban hành của Thái Lan.

* Củng cố mạng l−ới thể chế chuyên trách về DNNVV:

- Thành lập Uỷ ban quốc gia về khuyến khích DNNVV với Thủ t−ớng làm Chủ tịch, Bộ tr−ởng Bộ Công nghiệp làm Phó chủ tịch. Uỷ ban này có trách nhiệm đặt ra các chính sách và ch−ơng trình khuyến khích các DNNVV và sửa đổi các luật có liên quan.

- Thành lập Uỷ ban Khuyến khích DNNVV (SMEPO), một cơ quan độc lập trực tiếp thuộc Thủ t−ớng Chính phủ. Nhiệm vụ của Uỷ ban này là soát xét định nghĩa về DNNVV, rút ra các chính sách và biện pháp khuyến khích DNNVV và quản lý Quỹ Phát triển DNNVV. Uỷ ban này có trách nhiệm chuẩn bị Sách trắng

hàng năm về DNNVV Thái Lan đệ trình Thủ t−ớng.

- Thành lập Quỹ Phát triển DNNVV trực thuộc SMEPO. Quỹ này đ−ợc cấp vốn hàng năm bởi chính phủ, đ−ợc trợ giúp bởi khu vực t− nhân, các chính phủ n−ớc ngoài và các tổ chức quốc tế.

- Chuyển dần chức năng hoạch định chính sách DNNVV từ Bộ Công nghiệp sang Bộ Tài chính.

- Thành lập Viện nghiên cứu phát triển DNNVV, củng cố các tổ chức nh−

Tập đoàn bảo lãnh tín dụng kinh doanh nhỏ, Tập đoàn Tài chính kinh doanh nhỏ, Hiệp hội công nghiệp.

* Hoạch định kế hoạch lớn phát triển DNNVV

"Kế hoạch lớn phát triển DNNVV" bao gồm 7 chiến l−ợc cơ bản để trợ giúp các DNNVV. Mỗi chiến l−ợc cơ bản này lại bao gồm nhiều biện pháp cụ thể nhằm thực hiện mục tiêu chung của chiến l−ợc.

Chiến l−ợc 1: Nâng cấp năng lực kỹ thuật và quản lý của các DNNVV

Chiến l−ợc 2: Phát triển doanh nhân và nguồn lực con ng−ời của các DNNVV

Chiến l−ợc 3: Nâng cao khả năng tiếp cận thị tr−ờng của các DNNVV Chiến l−ợc 4: Tăng c−ờng hệ thống trợ giúp các DNNVV

Chiến l−ợc 5: Cung cấp môi tr−ờng kinh doanh thuận lợi hơn

Chiến l−ợc 6: Phát triển các doanh nghiệp cực nhỏ và các doanh nghiệp cộng đồng

Chiến l−ợc 7: Phát triển các mạng l−ới và các cụm DNNVV.

* Xác định các nhóm ngành cần phải nhanh chóng phát triển mạng l−ới DNNVV.

Chính phủ Thái Lan đã chỉ ra 10 ngành cần phải nhanh chóng phát triển mạng l−ới các DNNNV, đ−ợc chia là 2 nhóm:

- Nhóm 1 gồm 5 ngành mà sự phát triển các DNNVV là cực kỳ quan trọng và cấp bách, bao gồm các ngành: L−ơng thực và thức ăn gia súc; Dệt may; Sản phẩm nhựa; Thiết bị điện và điện tử; và ô tô và bộ phận ô tô.

- Nhóm 2 gồm 5 ngành mà sự phát triển của các DNNVV là quan trọng vừa

phải, bao gồm các ngành: Sản phẩm da và giầy dép; Sản phẩm gỗ; Cao su và sản phẩm cao su; Gốm và kính; và Đá quý và đồ trang sức.

10 ngành này là những ngành công nghiệp có định h−ớng xuất khẩu, có kết cấu hạ tầng t−ơng đối tốt và có giá trị gia tăng cao.

* Hoạch định ch−ơng trình hành động nhằm phát triển các DNNVV (dự thảo)

Dự thảo của Ch−ơng trình này đề ra 18 biện pháp cần phải thực hiện trong thời gian tới để phát triển các DNNVV:

1. Trợ giúp tài chính cho các DNNVV

2. Thành lập và phát triển thị tr−ờng vốn cho các DNNVV

3. Phát triển các doanh nhân và ng−ời lao động cho các DNNVV

4. Nghiên cứu, phát triển và truyền bá các công nghệ hiện đại thích hợp cho các DNNVV

5. Phát triển sản phẩm và nâng cấp tiêu chuẩn chất l−ợng sản phẩm

6. Xúc tiến DNNVV và trợ giúp marketing; mở rộng thị tr−ờng nội địa và toàn cầu

7. Phát triển các sự thực hành quản lý hiện đai, với trọng tâm là hiệu quả và tính minh bạch

8. Trợ giúp việc sử dụng công nghệ thông tin

9. Phát triển các liên kết giữa các DNNVV và các doanh nghiệp lớn 10. Phát triển các hiệp hội DNNVV

11. Phát triển các DNNVV ở nông thôn và các DNNVV cộng đồng

12. Thúc đẩy và tăng c−ờng các tổ chức của khu vực t− nhân có chức năng xúc tiến và trợ giúp các DNNVV

13. Kết cấu hạ tầng cho các đầu t− của DNNVV

14. Các biện pháp khuyến khích để giải quyết những yếu kém cố hữu của các DNNVV

15. Khuyến khích bảo vệ môi tr−ờng

16. Sửa đổi các quy định luật pháp gây trở ngại cho các DNNVV 17. Xúc tiến và trợ giúp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ

18. Các biện pháp xúc tiến khác nhằm khuyến khích các DNNVV mới thành lập.

4. Một số nhận xét về các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa hiện nay của Thái Lan

Hiện nay, hầu hết những chính sách trợ giúp DNNVV đã đ−ợc soạn thảo mới chỉ là ý t−ởng và ch−a đ−ợc thực hiện trên thực tế. Do vậy, khó có thể đánh giá đ−ợc những −u điểm cũng nh− những nh−ợc điểm của hệ thống trợ giúp DNNVV của Thái Lan. Tuy nhiên, có thể có một số đánh giá b−ớc đầu về hệ thống chính sách trợ giúp DNNVV của Thái Lan.

Các −u điểm:

- Nhà n−ớc Thái Lan đã thể hiện một quyết tâm và cam kết mạnh mẽ để soạn thảo và theo đuổi chính sách DNNVV. Việc phát triển DNNVV đ−ợc thể hiện trong mọi chiến l−ợc, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội lớn của Thái Lan đ−ợc soạn thảo sau khủng hoảng. Quốc hội Thái Lan đã thông qua một bộ luật về

Một phần của tài liệu Phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa : kinh nghiệm nước ngoài và phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa tại Việt Nam (Trang 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)