Hình thức tổ chức doanh nghiệp của Nhật Bản ra đời cách đây hơn 100 năm với hai loại hình chính: 1) Hình thức tổ chức kiểu "cái ô", công ty mẹ đ−ợc phân thành hệ thống các công ty con có quan hệ với công ty mẹ theo hình cái ô; mỗi công ty con chịu trách nhiệm sản xuất một số bộ phận phụ tùng chuyển về công ty mẹ lắp ráp hoàn chỉnh sản phẩm. 2) Hình thức tổ chức "mắt xích", tập đoàn sản xuất bao gồm nhiều công ty đ−ợc liên kết với nhau theo kiểu mắt xích. Cả hai hình thức tổ chức doanh nghiệp nêu trên đều phù hợp với loại hình DNNVV, do vậy loại hình doanh nghiệp này ở Nhật Bản đã phát triển từ rất sớm. Trong lịch sử phát triển hơn 50 năm, khu vực DNNVV đã khẳng định vai trò của mình trong đời sống kinh tế- xã hội Nhật Bản, góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế- xã hội của đất n−ớc này.
1. Tiêu chuẩn của Nhật Bản về DNNVV
Do tầm quan trọng của các DNNVV trong nền kinh tế, Nhật Bản đã sớm đ−a ra định nghĩa chính thức về DNNVV trong từng lĩnh vực kinh doanh, là cơ sở quan trọng để các cơ quan chức năng xác định đối t−ợng trợ giúp, tập trung chính sách cũng nh− định h−ớng phát triển khu vực doanh nghiệp này. Theo Luật Cơ bản về DNNVV của Nhật Bản ban hành năm 1963, DNNVV của Nhật Bản đ−ợc xác dựa trên các tiêu chí sau đây:
Lĩnh vực Số lao động tối đa Số vốn tối đa (triệu Yên)
Chế tác 300 100
Bán buôn 100 30
Bán lẻ và dịch vụ 50 10
Do nhu cầu mở rộng tiêu chuẩn về DNNVV, Luật Cơ bản về DNNVV đã đ−ợc sửa đổi (ban hành ngày 3/12/1999) với nội dung thay đổi chủ yếu là tăng giới hạn vốn tối đa cho các DNNVV trong từng lĩnh vực. Mục đích của sự thay đổi này là làm tăng số l−ợng doanh nghiệp có đủ điều kiện đ−ợc h−ởng các biện pháp trợ giúp DNNVV. Theo Luật mới, các tiêu chí xác định DNNVV đ−ợc thể hiện nh− sau:
Lĩnh vực Số lao động tối đa Số vốn tối đa (triệu Yên)
Chế tác và các lĩnh vực khác 300 300
Bán buôn 100 100
Bán lẻ 50 50
Dịch vụ 100 50
2. Tình hình phát triển và vai trò của các DNNVV Nhật Bản trong nền kinh tế
Trong lịch sử hơn 50 năm, các DNNVV của Nhật Bản đã không ngừng phát triển, thể hiện tính năng động và sáng tạo ngay cả trong những thời kỳ nền
kinh tế đất n−ớc phải đối mặt với những khó khăn chồng chất. Ngày nay, với một lực l−ợng hết sức hùng hậu, các DNNVV tiếp tục thể hiện vai trò then chốt của mình trong đời sống kinh tế- xã hội Nhật Bản.
2.1. Quá trình phát triển của khu vực DNNVV Nhật Bản
Xuyên suốt tiến trình phát triển, các DNNVV Nhật Bản không ngừng tăng nhanh về số l−ợng, đặc biệt là trong các thời kỳ phồn thịnh của nền kinh tế. Tính đến cuối những năm 1980, trong vòng gần 40 năm, số l−ợng DNNVV đã tăng lên gấp đôi, và tỷ lệ thành lập các DNNVV luôn cao hơn tỷ lệ đóng cửa. Tuy nhiên, từ đầu thập kỷ 1990, tỷ lệ thành lập đã bắt đầu giảm xuống, và trong những năm gần đây tỷ lệ này đã thấp hơn tỷ lệ đóng cửa của chúng (xem Bảng 1). Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là sự suy thoái của nền kinh tế Nhật Bản, các doanh nghiệp phải đối mặt với những khó khăn do tái cơ cấu nền kinh tế và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt trên thị tr−ờng.
Bảng 1. Tỷ lệ thành lập và tỷ lệ đóng cửa của các DNNVV theo từng lĩnh vực thời kỳ 1966- 1996 (đơn vị: %)
Lĩnh vực/Năm 66-69 69-72 72-75 75-78 78-81 81-86 86-89 89-91 91-94 94-96
Các ngành TL 6.5 7.0 6.1 6.2 6.1 4.7 4.2 4.1 4.6 3.7 phi nguyên khai ĐC 3.2 3.8 4.1 3.4 3.8 4.0 3.6 4.7 4.7 3.8 Chế tác TL 6.0 5.6 4.3 3.4 3.7 3.1 3.1 2.8 3.1 1.5 ĐC 2.5 3.2 3.4 2.3 2.5 3.1 2.9 4.0 4.6 4.0 Bán buôn TL 6.5 8.1 8.0 6.8 6.4 5.1 4.8 3.2 5.0 3.3 ĐC 6.5 3.8 5.3 3.7 3.8 3.7 4.1 3.2 5.0 5.3 Bán lẻ TL 5.0 4.9 4.3 4.8 4.4 3.4 3.1 2.8 3.9 3.6 ĐC 2.1 3.3 3.6 3.2 4.4 4.4 3.4 6.4 4.0 4.6 Dịch vụ TL 6.3 6.7 6.1 6.1 6.4 5.3 4.9 4.7 5.0 3.8 ĐC 3.8 4.0 3.8 3.3 3.1 3.2 3.6 2.9 4.2 2.8
Nguồn: Cục Quản lý và Hợp tác, Điều tra về Thành lập và Doanh nghiệp Nhật Bản. Chú ý: TL = Tỷ lệ thành lập, ĐC = Tỷ lệ đóng cửa.
Ngay từ đầu những năm 1950, thực hiện dân chủ hoá kinh tế sau chiến tranh, các tài phiệt Nhật Bản bị giải thể, các doanh nghiệp lớn đứng phía sau bị thoái hoá. Trong thời gian này, các DNNVV đã cố gắng đáp ứng nhu cầu của dân chúng, xuất khẩu hàng hoá để thu ngoại tệ, nhờ đó đã có những đóng góp lớn vào việc phục hồi kinh tế Nhật Bản sau chiến tranh.
Vào cuối những năm 1950, Chính phủ tập trung vào phát triển công nghiệp hoá học và công nghiệp nặng, tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp lớn, do vậy DNNVV có lúc bị lãng quên. Tuy nhiên, b−ớc sang thập kỷ 1960, nhờ có tiến bộ kỹ thuật, cơ cấu công nghiệp thay đổi, các DNNVV bắt đầu nhận khoán gia công, lắp ráp sản phẩm cho các doanh nghiệp lớn trong lĩnh vực chế tác, do vậy số l−ợng DNNVV bắt đầu tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt, Luật Cơ bản về DNNVV đ−ợc ban hành năm 1963 đã xác định các tiêu chí của DNNVV cũng
nh− mục tiêu chính sách phát triển kinh doanh nhỏ, do vậy đã khẳng định tầm quan trọng và có các biện pháp phát triển khu vực doanh nghiệp này, góp phần làm tăng đáng kể số l−ợng DNNVV. Số l−ợng DNNVV thuộc lĩnh vực th−ơng mại và dịch vụ cũng tăng lên nhanh chóng, hình thành các mạng l−ới cung cấp hàng hoá (bán buôn và bán lẻ) và dịch vụ trên phạm vi cả n−ớc và tham gia xuất khẩu.
Trong khoảng thời gian cuối những năm 1970 và đầu những năm 1980, nền kinh tế Nhật Bản bắt đầu chuyển −u tiên sang sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao nh− ô tô, TV, đồng hồ điện tử, máy ảnh, máy vi tính, máy điều khiển kỹ thuật số, rô bốt công nghiệp... Những sản phẩm này phần lớn thuộc dạng lắp ráp và gia công, nên các công đoạn gia công đều do các DNNVV đảm nhận, các doanh nghiệp lớn chỉ thực hiện hoạt động lắp ráp sau cùng. Vị trí của các DNNVV đ−ợc nâng cao do chúng có thể sản xuất theo từng đơn hàng số l−ợng sản phẩm ít nh−ng đa dạng và phong phú về mẫu mã và chủng loại, đ−ợc đánh giá cao trên thị tr−ờng thế giới.
Trong những năm gần đây, cùng với những thay đổi đáng kể về môi tr−ờng kinh tế quốc tế, nền kinh tế Nhật Bản nói chung, khu vực doanh nghiệp của n−ớc này nói riêng gặp phải không ít khó khăn. Tuy nhiên, môi tr−ờng mới cũng tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều DNNVV mới phát triển, đặc biệt là những doanh nghiệp tham gia các hoạt động kinh doanh vốn rủi ro, các hoạt động kinh doanh mang tính chất đổi mới, những doanh nghiệp có tính linh hoạt và tính đa dạng cao... Do vậy, các DNNVV vẫn giữ vai trò then chốt trong nền kinh tế Nhật Bản và đ−ợc chờ đợi trở thành một nguồn gốc của sự năng động góp phần đáng kể cho quá trình hồi phục nền kinh tế n−ớc này trong t−ơng lai.
2.2. Tầm quan trọng của các DNNVV trong nền kinh tế Nhật Bản
Những số liệu và phân tích mang tính chất so sánh giữa các DNNVV với các doanh nghiệp lớn của Nhật Bản d−ới đây sẽ cho thấy tầm quan trọng của khu vực DNNVV trong nền kinh tế.
- Số l−ợng DNNVV. Nh− đã nêu ở phần trên, số l−ợng các DNNVV của
Nhật Bản tăng lên nhanh chóng trong các thời kỳ h−ng thịnh của nền kinh tế. Mặc dù trong những năm gần đây, tốc độ tăng có giảm đi, song số DNNVV vẫn tăng lên do sự mở rộng các tiêu chí xác định DNNVV theo Luật Cơ bản năm 1999 (quy định mới của Luật đã làm tăng thêm khoảng 20.000 DNNVV). Tính đến năm 1998, Nhật Bản có trên 5 triệu DNNVV (trong đó có khoảng 4,48 triệu doanh nghiệp nhỏ), chiếm tới 99,7% số doanh nghiệp của cả n−ớc. Số doanh nghiệp này thực hiện kinh doanh ở hầu nh− tất cả các lĩnh vực kinh tế, tập trung lớn nhất ở lĩnh vực bán lẻ, dịch vụ và chế tác (xem Bảng 2).
Bảng 2: Số l−ợng doanh nghiệp năm 1998 Lĩnh vực DNNVV Doanh nghiệp lớn Tổng số Số l−ợng Tỷ lệ (%) Số l−ợng Tỷ lệ (%) Số l−ợng Tỷ lệ (%) Chế tác và các lĩnh vực khác 1.656.442 99,8 3.402 0,2 1.659.844 100 Bán buôn 287.122 99,1 2.538 0,9 289.600 100 Bán lẻ 1.945.182 99,8 4.052 0,2 1.949.234 100 Dịch vụ 1.200.445 99,7 3.459 0,3 1.203.904 100 Tổng số 5.089.191 99,7 13.451 0,3 5.102.642 100
Nguồn: Cục Quản lý và Hợp tác, Điều tra về Thành lập và Doanh nghiệp Nhật Bản.
- Số lao động làm việc trong các DNNVV. Do số l−ợng hùng hậu và tính
đa dạng về lĩnh vực kinh doanh của các DNNVV Nhật Bản, chúng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc tạo việc làm, thu hút lao động. Trong những giai đoạn khó khăn của nền kinh tế Nhật Bản, các doanh nghiệp lớn liên tục sa thải lao động, khu vực DNNVV chính là một nguồn quan trọng thu hút số lao động bị sa thải đó. Theo số liệu của một cuộc điều tra về việc làm, có khoảng 70% số lao động rời chỗ làm cũ có việc làm mới tại các DNNVV.
Hiện nay, khu vực DNNVV tạo việc làm th−ờng xuyên cho hơn 40 triệu lao động, chiếm hơn 70% số lao động làm việc trong khu vực doanh nghiệp của cả n−ớc. Số lao động cũng tập trung lớn tại các lĩnh vực dịch vụ, bán lẻ và chế tác (xem Bảng 3).
Bảng 3: Số l−ợng lao động trong các doanh nghiệp năm 1998 Lĩnh vực DNNVV Doanh nghiệp lớn Tổng số Số l−ợng lao động Tỷ lệ (%) Số l−ợng lao động Tỷ lệ (%) Số l−ợng lao động Tỷ lệ (%) Chế tác và các lĩnh vực khác 17.533.688 69,2 7.802.257 30,8 25.335.945 100 Bán buôn 3.449.300 68,1 1.612.042 31,9 5.061.342 100 Bán lẻ 9.919.386 75,4 3.228.333 24,6 13.147.719 100 Dịch vụ 10.775.162 78,1 3.026.602 21,9 13.801.764 100 Tổng số 41.677.536 72,7 15.699.234 27,3 57.376.770 100
Nguồn: Cục Quản lý và Hợp tác, Điều tra về Thành lập và Doanh nghiệp Nhật Bản.
- Doanh thu của các DNNVV. Số liệu của Bảng 4 d−ới đây cho thấy khu
vực DNNVV tạo ra hơn 40% doanh thu của khu vực doanh nghiệp. Trong đó, lĩnh vực bán buôn tạo ra doanh thu cao nhất (khoảng 43% tổng doanh thu của khu vực DNNVV). So với các doanh nghiệp lớn, các DNNVV thuộc lĩnh vực bán lẻ có tầm quan trọng cao hơn (tạo ra gần 56% doanh thu của lĩnh vực bán lẻ).
Bảng 4: Doanh thu của các doanh nghiệp năm 1998 Lĩnh vực DNNVV Doanh nghiệp lớn Tổng số Doanh thu (triệu yên) Tỷ lệ (%) Doanh thu (triệu yên) Tỷ lệ (%) Doanh thu (triệu yên) Tỷ lệ (%) Chế tác và các lĩnh vực khác 129.529.617 37,5 216.333.342 62,5 345.862.959 100 Bán buôn 157.703.699 42,1 216.663.197 57,9 374.366.896 100 Bán lẻ 79.585.270 55,7 63.172.220 44,3 142.757.490 100 Tổng cộng 366.818.586 42,5 496.168.759 57,5 862.987.345 100
Nguồn: Cục Quản lý và Hợp tác, Điều tra về Thành lập và Doanh nghiệp Nhật Bản.
- Giá trị gia tăng đ−ợc tạo ra bởi các DNNVV. Số liệu của Bảng 5 d−ới
đây cho thấy, từ năm 1988 đến nay, khu vực DNNVV luôn tạo ra gần 60% giá trị gia tăng của khu vực doanh nghiệp (với giá trị hơn 150 nghìn tỷ yên năm 1998). Con số này thể hiện tầm quan trọng của các DNNVV trong sự đóng góp vào GDP của Nhật Bản.
Bảng 5: Giá trị gia tăng các doanh nghiệp tạo ra
Năm DNNVV Doanh nghiệp lớn
Giá trị (tỷ yên) Tỷ lệ (%) Giá trị (tỷ yên) Tỷ lệ (%)
1988 129.343 58,9 90.166 41,1 1989 130.986 56,9 99,355 43,1 1990 138.668 56,2 108.304 43,8 1991 152.583 57,5 113.005 42,5 1992 154.570 57,7 113.463 42,3 1993 154.319 57,9 112.286 42,1 1994 157.222 57,7 115.255 42,3 1995 158.715 57,2 118.558 42,8 1996 147.384 54,6 122.754 44,5 1997 152.384 55,5 122.754 44,5 1998 153.151 56,6 117.262 43,4
Nguồn: Bộ Tài chính, Báo cáo hàng năm thống kê về các công ty.
2. Một số chính sách phát triển DNNVV chủ yếu của Nhật Bản
Trong từng thời kỳ phát triển của nền kinh tế đất n−ớc, Nhà n−ớc Nhật Bản đã ban hành nhiều chính sách nhằm phát triển khu vực DNNVV. Những thay đổi về chính sách nhằm đặt khu vực DNNVV vào vị trí phù hợp nhất và khẳng định tầm quan trọng của nó trong nền kinh tế. Ngay trong những năm sau Chiến tranh thế giới thứ II, Chính phủ Nhật Bản đã tiến hành cải thiện các công cụ cơ bản về các chính sách đối với DNNVV. Trong thời kỳ tăng tr−ởng nhanh của nền kinh tế
(1955- 1972), Chính phủ tập trung vào việc hệ thống hoá và hiện đại hoá các chính sách phát triển DNNVV. Thời kỳ tăng tr−ởng ổn định (1973- 1984), các chính sách phát triển DNNVV tập trung vào tăng c−ờng tri thức và tăng c−ờng các nguồn lực quản lý vô hình cho DNNVV. Thời kỳ chuyển đổi (từ năm 1985 đến nay), các chính sách tập trung vào việc thay đổi cơ cấu và tích tụ công nghiệp, trợ giúp thành lập doanh nghiệp mới và các hoạt động kinh doanh mới.
Xét một cách tổng quát, các chính sách phát triển DNNVV của Nhật Bản tập trung vào các mục tiêu chủ yếu sau đây: thúc đẩy sự tăng tr−ởng và phát triển của các DNNVV; tăng c−ờng lợi ích kinh tế và xã hội của các nhà doanh nghiệp và ng−ời lao động tại DNNVV; khắc phục những bất lợi mà các DNNVV gặp phải; và hỗ trợ tính tự lực của các DNNVV. D−ới đây là các nội dung chủ yếu của các chính sách đó:
- Cải cách pháp lý
Trong những năm qua, hàng loạt các luật về DNNVV đã đ−ợc ban hành nhằm tạo môi tr−ờng pháp lý thuận lợi cho hoạt động của khu vực doanh nghiệp này. Đặc biệt, trong những năm gần đây, việc cải cách môi tr−ờng pháp lý đ−ợc coi là một −u tiên hàng đầu của Nhà n−ớc Nhật Bản.
Luật Cơ bản về DNNVV mới đ−ợc ban hành năm 1999 trợ giúp cho việc cải cách cơ cấu để tăng tính thích nghi của DNNVV với những thay đổi của môi tr−ờng kinh tế- xã hội, tạo thuận lợi cho việc tái cơ cấu công ty. Các Luật tạo thuận lợi cho thành lập doanh nghiệp mới và Luật trợ giúp DNNVV đổi mới trong kinh doanh khuyến khích mạnh mẽ việc thành lập các doanh nghiệp mới, tăng nguồn cung ứng vốn rủi ro, trợ giúp về công nghệ và đổi mới. Luật xúc tiến các hệ thống phân phối có hiệu quả ở DNNVV trợ giúp cho việc tăng c−ờng sức cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ thông qua công nghệ thông tin và xúc tiến các khu vực bán hàng. Một Hệ thống cứu tế hỗ t−ơng cũng đã đ−ợc thiết lập nhằm hạn chế sự phá sản của DNNVV...
- Trợ giúp về vốn
Các biện pháp trợ giúp vốn đ−ợc sắp đặt bởi ba thể chế tài chính thuộc Chính phủ: Công ty Đầu t− kinh doanh nhỏ, Ngân hàng Hợp tác trung −ơng về Th−ơng mại và Công nghiệp và Công ty Đầu t− an toàn quốc gia. Trợ giúp có thể d−ới dạng các khoản cho vay thông th−ờng với lãi suất cơ bản hoặc các khoản vay đặc biệt với những −u đãi theo các mục tiêu chính sách.
+ Theo Hệ thống trợ giúp tăng c−ờng cơ sở quản lý các DNNVV ở từng khu vực, các khoản vay đ−ợc thực hiện tuỳ theo điều kiện của khu vực thông qua
một quỹ đ−ợc góp chung bởi chính quyền trung −ơng và các chính quyền địa ph−ơng và đ−ợc ký quỹ ở một thể chế tài chính t− nhân.
+ Kế hoạch cho vay nhằm cải tiến quản lý của các doanh nghiệp nhỏ (Kế hoạch cho vay Marukei) đ−ợc áp dụng đối với các doanh nghiệp nhỏ, không đòi hỏi phải có thế chấp hoặc bảo lãnh.
+ Hệ thống bảo lãnh tín dụng nhận bảo lãnh cho các DNNVV vay vốn tại các thể chế tài chính t− nhân. Còn Hiệp hội bảo lãnh tín dụng có chức năng mở rộng các khoản tín dụng bổ sung và bảo lãnh tín dụng cho các DNNVV. Hệ thống bảo lãnh đặc biệt, đã hoạt động từ năm 1998, có chức năng nh− một mạng