Kĩ thuật(XYZ)

Một phần của tài liệu sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn toán lớp 11 (Trang 27)

11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.2.1.Kĩ thuật(XYZ)

luận nhóm. X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z là phút dành cho mỗi người.

Ví dụ:Kĩ thuật 635 thực hiện là mỗi nhóm 6 người, mỗi người viết 3 ý

kiến trên một tờ giấy trong vòng 5 phút về cách giải quyết 1 vấn đề và tiếp tục chuyển cho người bên cạnh.

1.2.2.2. Kĩ thuật "3 lần 3″

Kĩ thuật “3 lần 3″ là một kĩ thuật lấy thông tin phản hồi nhằm huy động sự tham gia tích cực của học sinh. Mỗi người cần viết ra:3 điều tốt; 3 điều

chưa tốt; 3 đề nghị cải tiến(hoặc 3 điều đã biết; 3 điều chưa hiểu; 3 đề nghị). Sau khi thu thập ý kiến thì xử lý và thảo luận về các ý kiến phản hồi.

1.2.2.3. Lược đồ tư duy[1]

Lược đồ tư duy (còn được gọi là bản đồ khái niệm) là một sơ đồ nhằm trình bày một cách rõ ràng những ý tưởng mang tính kế hoạch hay kết quả làm việc của cá nhân hay nhóm về một chủ đề. Lược đồ tư duy có thể được viết trên giấy, trên bản trong, trên bảng hay thực hiện trên máy tính.

1.2.2.4. Kĩ thuật tia chớp

Kĩ thuật tia chớp là một kĩ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với một câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi nhằm cải thiện tình trạng giao tiếp và không khí học tập trong lớp học, thông qua việc các thành viên lần lượt nêu ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp!) ý kiến của mình về câu hỏi hoặc tình trạng vấn đề.

1.2.2.5. Kĩ thuật khăn phủ bàn[1]

Kĩ thuật khăn trải bàn là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập mang tính hợp tác kết hợp giữa hoạt động cá nhân và nhóm.

1.2.2.6. Kĩ thuật "ổ bi"

Kĩ thuật “ổ bi” là một kĩ thuật dùng trong thảo luận nhóm, trong đó học sinh chia thành hai nhóm ngồi theo hai vòng tròn đồng tâm như hai vòng của một ổ bi và đối diện nhau để tạo điều kiện cho mỗi học sinh có thể nói chuyện với lần lượt các học sinh ở nhóm khác.

1.2.2.7. Kĩ thuật động não[1]

Động não (hoặc công não) là một kĩ thuật nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn chế các ý tưởng (nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tưởng). Kĩ thuật động não do Alex Osborn (Mỹ) phát triển, dựa trên một kĩ thuật truyền thống từ Ấn độ.

1.2.2.8. Kĩ thuậtđộng não viết[1]

Động não viết là một hình thức biến đổi của động não. Trong động não viết thì những ý tưởng không được trình bày miệng mà được từng thành viên tham gia trình bày ý kiến bằng cách viết trên giấy về một chủ đề.

1.2.2.9. Kĩ thuật “bể cá”

Kĩ thuật bể cá là một kĩ thuật dùng cho thảo luận nhóm, trong đó một nhóm học sinh ngồi giữa lớp và thảo luận với nhau, còn những học sinh khác trong lớp ngồi xung quanh ở vòng ngoài theo dõi cuộc thảo luận đó và sau khi kết thúc cuộc thảo luận thì đưa ra những nhận xét về cách ứng xử của những học sinhtham gia thảo luận.

1.2.2.10. Kĩ thuật mảnh ghép[1]

Kĩ thuật dạy học mang tính hợp tác, kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực cũng như nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác.

1.2.2.11. Kĩ thuật KWL[1]

(Trong đó K (Know) - Những điều đã biết; W (Want to know) - Những điều muốn biết; L (Learned) - Những điều đã học được.

Là sơ đồ liên hệ các kiến thức đã biết liên quan đến bài học, các kiến thức muốn biết và các kiến thức được học sau bài học.

1.3. Thực tế áp dụng kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học Toán ở trƣờng THPT trƣờng THPT

Là giáo viên THPT mỗi người đều có những kĩ thuật dạy học riêng cho mình. Tuy nhiên với những kĩ thuật dạy học kểtrên hầu hết mọi giáo viên THPT Tỉnh Lạng Sơn nói chung và giáo viên Toán nói riêng đều cho là mới mẻ và chưa một lần thử nghiệm.

Trên thực tế,sau khi tham khảo một số tài liệu liên quan đến kĩ thuật dạy học tích cực chúng tôi đã tiến hành: Phỏng vấn, dự giờ một số giáo viên

Toán đang trực tiếp giảng dạy môn Toán lớp 11, đồng thời sử dụng phiếu điều tra để thăm dò ý kiến của giáo viên về việc áp dụng kĩ thuật dạy họcvào giảng dạy ở một số trường THPT tỉnh Lạng Sơn.

Quađiều tra thăm dò ý kiến của đồng nghiệp tác giả đã thống kê tổng hợp các ý kiến. Kết quả điều tra cho thấy:Hầu hết các giờ giảng của giáo viên toán nói chung và dạy học môn Toán lớp 11 nói riêng vẫn tồn tại các nhược điểm như thuyết trình tràn lan, kiến thức được truyền thụ dưới dạng có sẵn, ít yếu tố tìm tòi phát hiện, giáo viên chỉ quan tâm tới việc truyền đạt đủ nội dung kiến thức trong SGK cho học sinh. Đối với việc áp dụng các kĩ thuật dạy học tích cực vào giảng dạy còn rất hạn chế, thường là sử dụng dạng phát phiếu học tập trả lời các câu hỏi được thực hiện đan xen giữa các hoạt động trong giờ học và với lượng nhỏ thời gian, chưa phát huy được tính tích cực, tự học cho học sinh, mặc dù theo tác giả đây là những kĩ thuật dạy học rất hay và hầu hết có thể áp dụng được vào giảng dạy ở trường THPT nói chung và môn Toán nói riêng.

1.4. Chƣơng trình sách giáo khoa và thực trạng dạy Toán lớp 11 THPT (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1.4.1. Đặc điểmchương trình sách giáo khoa lớp 11

Chương trình sách giáo khoa lớp 11có những đặc điểm nổi bật sau: - Sát thực, tức gần gũi với thực tiễn dạy học ở phổ thông nhằm nâng cao tính khải thi của chương trình và sách giáo khoa phù hợp với việc đổi mới giáo dục trung học phổ thông; tiếp cận thực tiễn đời sống, thực tiễn khoa học.

- Trực quan, tức là coi trình quan là phương pháp chủ đạo trong việc tiếp cận các khái niệm toán học; dẫn dắt học sinh từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng thông qua các hoạt động của họ.

- Nhẹ nhàng, tức là xác định những yêu cầu vừa sức đối với học sinh, không quá hàm lâm; sách giáo khoa trình bày vấn đề ngẵn gọn, súc tích, không gây cho học sinh căng thẳng trong quá trình học tập.

- Đổi mới, tức là sách giáo khoa đã trình bày, nâng cao tính sư phạm, góp phần đổi mới phương pháp dạy học và phương pháp đánh giá.

1.4.2. Thực trạng dạy Toán lớp 11 THPT

* Nội dung:

- Hình học:

Chương I. Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng.

Chương II. Đường thẳng và mặt phẳng trong không gian quan hệ song song.

Chương III. Véc tơ trong không gian. Quan hệ vuông góc trong không gian.

- Đại số và giải tích:

Chương I. Hàm số lượng giác và phương trình lượng giác. Chương II. Tổ hợp - Xác suất.

Chương III. Dãy số - Cấp số cộng và Cấp số nhân. Chương IV. Giới hạn.

Chương V. Đạo hàm.

* Kiến thức:

- Trong chương trình mới, Đại số và Giải tích 11 có nhiều thay đổi nhất và cũng phức tạp nhất. Từ trước, Đại sốvà Giải tích 11 đã được coi là nặng nhất trong ba năm THPT, nay thoạt nhìn có cảm giác còn nặng hơn. Thật ra không phải như vậy, trong mỗi phần, mỗi chương đã quy định làm nhẹ một số nội dung, yêu cầu chỉ giữ lại phần cốt yếu, bản chất và bỏ bới những kiến thức sâu, nhất là những phần thiên về kĩ thuật hoặc phương pháp giải quá đặc biệt. Chương trình hình học 11 đầu tiên nghiên cứu về phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng, tiếp theo giới thiệu một cách trực quan những yếu tố của hình học không gian và những tính chất cơ bản của quan hệ song song và quan hệ vuông góc trong không gian, tất nhiên việc sử dụng công cụ

véc tơ trong không gian là một điều mới mẻ đối với học sinh lớp 11 vì vậy kiết thức chỉ tập trung và những tính chất cơ bản, các bài tập chỉ đề cập trên các hình cụ thể như hình lập phương, hình hộp,... chứ không có những bài tập có tính chất tổng quát.

*Về tình hình học tập của học sinh

Qua tham khảo sổ điểm, các bài kiểm tra khảo sát chất lượng của học sinh, qua trao đổi trực tiếp với các giáo viên bộ môn và với học sinh thu được kết quả như sau: Chất lượng học tập môn Toán của học sinh miền núi còn thấp; đa số học sinh miền núi cho rằng môn Toán là môn học trừu tượng, khó hiểu nhưng vì bắt buộc phải học nên chưa có hứng thú trong học tập; khả năng tự học còn kém, thường thì chỉ học những nội dung mà giáo viên giảng dạy trên lớp chứ chưa chịu khó tìm tòi khám phá thêm kiến thức; đối với các hình thức dạy học tích cực khi được thực hiện học sinh chưa thật sự tham gia vào hoạt động.

Kết luận chƣơng 1

Ở nước ta hiện nay, việc sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy học đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm, tuy nhiên việc sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn Toán nói chung và môn Toán lớp 11 nói riêng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể.

Từ nghiên cứu, phân tích và tổng hợp các quan điểm khác nhau của nhiều tác giả trong và ngoài nước, Chương 1 của đề tàiđã:

- Xác định được những nhu cầu đổi mới, định hướng đổi mới PPDH nói chung và định hướng đổi mới PPDH dạy học môn toán ở các trường THPT nói riêng.

- Nghiên cứu một cách hệ thống học các kĩ thuật dạy: đưa ra được khái niệm các kĩ thuật dạy học tích cực; xác định đặc điểm tâm lí và nhận thức của học sinh THPTvà thực trạng dạy Toán lớp 11 THPT tỉnh Lạng sơn.

Chƣơng 2

SỬ DỤNG MỘT SỐ KỸ THUẬT DẠY HỌC

TÍCH CỰCVÀO THIẾT KẾ BÀI GIẢNG MÔN TOÁN LỚP 11 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

2.1. Một số tiêu chí để lựa chọn các kĩ thuật dạy học

- Các kĩ thuật dạy học phải đảm bảo tính tiên tiến, phát huy được tính tích cực học tập của học sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các kĩ thuật dạy học phải phù hợp với nội dung chương trình lớp 11. - Các kĩ thuật dạy học phải phù hợp với đặc điểm tâm lý học sinh ở trường THPT.

- Các kĩ thuật dạy học phải phù hợp với cơ sở vật chất của nhà trường THPT.

2.2. Một số kĩ thuật dạy học tích cực sử dụng trong thiết kế bài giảng môn Toán lớp 11 môn Toán lớp 11

2.2.1. Kĩ thuật (XYZ)

X là số người trong nhóm, Y là số ý kiến mỗi người cần đưa ra, Z là phút dành cho mỗi người.

- Cách thức tiến hành:

+ Tiếp tục lấyý kiến mỗi người cho đến khi tất cả mọi người đều viết ý kiến của mình, có thể lặp lại vòng khác;

+ Con số gán cho X-Y-Z có thể thay đổi;

+ Sau khi thu thập ý kiến thì tiến hành thảo luận, đánh giá các ý kiến.

- Ưu điểm:

Kĩ thuật XYZ là một kĩ thuật nhằm phát huy tính tích cực trong thảo luận nhóm.

- Nhược điểm:

Ví dụ 1: Áp dụng kĩ thuật (739) vào tìm các cách giải của một PTLG

- Lớp chia làm 5 nhóm: Mỗi nhóm 7 học sinh, mỗi học sinh đưa ra 3 cách giải(3 hướng biến đổi khác nhau để giải được) phương trình lượng giác = 1, trong vòng 9 phút tất cả mọi người viết ra ý kiến của mình. - Sau khi thu thập các ý kiến thì tiến hành thảo luận chọn ra ý kiến chung, giáo viên đánh giá các ý kiến chung và chốt lại các cách giải phương

trình lượng giác = 1 như sau:

+ Cách 1: =

= 1 - sin2x

Phương trình đã cho tương đương: 1 - sin2x = 1

.

+ Cách 2: =

Phương trình đã cho tương đương: =1 =1

.

+ Cách 3: = 1 =

= +

= 0 .

- Lặp lại vòng kháckĩ thuật (749):Mỗi học sinh đưa ra 4 cách giải(4 hướng biến đổi khác nhau để giải được)phương trình lượng giác

= 1, trong vòng 9 phút tất cả mọi người viết ra ý kiến của mình.

- Sau khi thu thập các ý kiến thì tiến hành thảo luận chọn ra ý kiến chung, giáo viên đánh giá các ý kiến chung và chốt lại các cách giải phương

+ Cách 4: = 1 + = 1 - = 0 - (1 - ) = 0 - = 0 . + Cách 5: = 1 + = 1 - = 0 - (1 - ) = 0 - = 0 . + Cách 6: = 1- = (1 - )(1 + ) = (1 + ) = (2 - ) ( - 2 + ) = 0 - = 0 . + Cách 7: = 1- = (1 - )(1 + ) = (1 + ) = (2 - ) ( - 2+ ) = 0 - 2sin2x.cos2x = 0 .

Ngoài ra ta còn chia hai vế của phương trình cho sin4x (hay cos4x) để được phương trình chỉ chứa tanx hay cotx. Các cách giải ở 2 vòng lặp trên có thể khác cách trình bày trên tùy thuộc vào cách giải của học sinh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nhờ áp dụng kĩ thuật XYZ nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong thảo luận nhóm. Học sinh tự viết ra suy nghĩ của mình không ỷ vào người khác giúp các em chủ động phát huy khả năng tự học cao.

Một phần của tài liệu sử dụng một số kĩ thuật dạy học tích cực trong dạy học môn toán lớp 11 (Trang 27)