Đất nông nghiệp và đất thổ cƣ, đồi ngô, xã Gia Hòa

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ khu hệ chim tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long, tỉnh ninh bình (Trang 36)

2. Kiến nghị

3.1.2.6 Đất nông nghiệp và đất thổ cƣ, đồi ngô, xã Gia Hòa

Tổng diện tích đất nông nghiệp và thổ cƣ là 215 ha chiếm 7,8 % trong đó đất thổ cƣ là 33 ha, chiếm 1,2% diện tích khu bảo tồn. Bao gồm vùng đồi thoải, những vạt đất bằng trƣớc núi hoặc các thung bên trong núi đá vôi. Chủ yếu

trồng hoa màu và cây ăn quả nhƣ ngô, khoai, sắn, lạc, đậu, nhãn, vải, ổi, hồng xiêm,… Lúa thƣờng đƣợc trồng một vụ tận dụng đất ven đầm vào mùa khô trong năm. Do diện tích đất nông nghiệp và thổ cƣ của ngƣời dân nằm xen kẽ trong khu bảo tồn nên đây cũng là trạng thái sinh cảnh mà các loài chim phân bố và sinh sống trong đó chủ yếu là các loài chim định cƣ.

3.2. Đa dạng khu hệ chim tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Vân Long

Bằng phƣơng pháp điều chụp ảnh tƣ liệu, phƣơng pháp phân tích số liệu và các phƣơng pháp hỗ trợ khác đề tài tiến hành điều tra tại các tuyến nghiên cứu, Các tuyến đi dọc theo đƣờng mòn trong rừng trên núi đá vôi những nơi địa hình cho phép hoặc đi bằng thuyền dƣới nƣớc, nơi có tầm quan sát rộng. Không sƣu tập mẫu vật sống, nhƣng thu nhận, ghi chép, chụp ảnh những di vật của chim trong cộng đồng.

3.2.1. Kết quả điều tra

3.2.1.1. Danh lục thành phần các loài chim

Kết quả nghiên cứu trên 03 tuyến điều tra và kế thừa, tổng hợp các dẫn liệu nghiên cứu trƣớc đây ở khu vực. Danh lục thành phần các loài chim tại KBT Vân Long đƣợc lập và cập nhật, xem phụ biểu 2.

Từ phụ biểu 2 cho thấy tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Vân Long có 101 loài chim thuộc 13 bộ, 39 họ, 75 giống.

Ảnh số 6: Đất nông nghiệp và đất thổ cư, Đồi Ngô, xã Gia Hòa

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Trong đó có Các loài chim nguy cấp, quý, hiếm có giá trị bảo tồn nguồn gen tại khu BTTN đất ngập nƣớc Vân Long bao gồm:

Có 04 loài có tên trong Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ, bao gồm: Gà lôi trắng (Lophura nycthemera) nhóm IB; Diều hoa miến điện (Spilornis

cheela) nhóm IIB Cú lợn lƣng xám (Tyto alba) nhóm IIB và phƣớn

đất(Carpococcyx renauldi) nhóm IIB.

Có 03 loài trong phụ lục CITES (2010) là loài Cắt lƣng hung (Falco

tinnunculus) phụ lục II; Cú lợn lƣng xám (Tyto alba) phụ lục II; Cú mèo

khoang cổ (Otus lettia) phụ lục II.

Có 03 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) là loài Cò nhạn

(Anastomus oscitans) mức R; Sâm cầm (Fulica atra) mức R; Bồng chanh

(Alcedo atthis) mức T.

Có 89 loài có tên trong Danh lục đỏ thế giới (IUNC Redlist, 2012) mức LC; 01 loài mức NT.[45]

Có 03 loài chim mới đƣợc đề tài ghi nhận bổ xung thêm so với trƣớc đây bao gồm: Cò nhạn (Anastomus oscitans); Giẻ cùi (Urocissa erythrorhyncha); Đầu rìu (Upupa epops)

Cũng qua phụ biểu 2 xét về sự đa dạng phân bố chim theo sinh cảnh cho thấy sự phân bố của các loài chim theo sinh cảnh rất đa dạng đƣợc tổng hợp qua Bảng 3.2 và đƣợc minh họa bằng biểu đồ 3.1.

Bảng 3.2. Kết quả phân bố chim theo sinh cảnh sinh cảnh tại KBTTN Vân Long TT Nhóm sinh cảnh Thành phần Ghi chú Bộ Tỷ lệ (%) Họ Tỷ lệ (%) Loài Tỷ lệ (%) 1 Sinh cảnh nhóm A 8/13 61,5 28/39 71,8 65/101 64,3 2 Sinh cảnh nhóm B 7/13 53,8 11/39 28,2 36/101 35,6

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Bộ Họ Loài Sinh cảnh nhóm A Sinh cảnh nhóm B

Biểu đồ 3.1. Sự đa dạng phân bố chim theo sinh cảnh

Qua Bảng 3.2 và biểu đồ 3.1 cho thấy sinh cảnh phân bố của các loài chim cũng rất đa dạng cụ thể đề tài ghi nhận đƣợc có 06 dạng sinh cảnh chính chim phân bố đƣợc chia thành 02 nhóm, sinh cảnh nhóm A (Rừng phục hồi trên núi đá vôi; Rừng trồng; Trảng cỏ và cây bụi; Núi đá không có cây; Đất nông nghiệp và đất thổ cƣ làng bản) với, 65 loài chim thuộc 8 bộ, 28 họ phân bố chiếm 64,3% tổng số loài chim đƣợc ghi nhận. Sinh cảnh nhóm B (Đất ngập nƣớc quanh năm, theo mùa) với 36 loài chim thuộc 7 bộ, 11 họ phân bố chiếm 35,6% tổng số loài chim đƣợc ghi nhận. Qua đó thể hiện tính đa dạng, đặc trƣng về lối sống hoang dã của các loài chim tại KBTTN Vân Long trong đó phần lớn các loài chim phân bố trên sinh cảnh A.

Đối với hệ sinh thái đất ngập nƣớc (sinh cảnh nhóm B) bao quanh chân các dãy núi lại khá đa dạng về khu hệ động thực vật thủy sinh với nhiều loài là nguồn thức ăn ƣu thích của nhiều loài chim nƣớc nhƣ cua, ếch nhái, tôm, tép, cá nhỏ, ốc, các loài giáp xác khác… đây là điều kiện thuận lợi để thu hút các loài chim nƣớc đến kiếm ăn, sinh sản. Chính vì vậy, họ Diệc và họ Gà nƣớc là hai họ có số lƣợng loài đa dạng nhất phân bố trong sinh cảnh nhóm B. Diện tích đất ngập nƣớc ở khu bảo tồn biến đổi từ 314 ha (11,4% so với tổng diện tích khu bảo tồn) vào mùa khô và lên đến 988ha (36,1%) vào mùa mƣa. Các loài chim nƣớc đều có đời sống liên quan mật thiết với nguồn nƣớc và

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

quan trọng hơn cả chính là nguồn thức ăn thủy sinh. Trong số các loài chim nƣớc có nhiều loài là di cƣ, vào các tháng mùa đông (tập trung từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 2 năm sau) số lƣợng chim nƣớc tập trung ở khu vực đất ngập nƣớc tăng lên đáng kể. Số lƣợng đông nhất vẫn là quần thể cò trắng, cò bợ, cò ruồi. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của nhiều loài chim nƣớc quen thuộc khác nhƣ Cò ngàng lớn, Cò ngàng nhỡ, Diệc xám, Te vàng, Cà kheo… Đặc biệt ở khu vực đầm Vân Long lại luôn tồn tại quần thể chim Sâm cầm di cƣ với số lƣợng dao động khoảng 17 đến 28 cá thể vào mùa đông. Mặc dù phân bố và cƣ trú tại sinh cảnh nhóm B nhƣng vẫn có một số loài thƣờng xuyên tập trung thành đàn lớn kiếm ăn trên bãi chăn thả và ruộng khô cùng với đàn gia súc trâu, bò nhƣ loài Cò ruồi, cò trắng. Môi trƣờng ƣu thích sinh sống, làm tổ, kiếm ăn của các loài chim nƣớc là các bụi cỏ, lau lách, bèo, rong… dƣới đầm, đa số các loài cò thƣờng tập trung trú ngụ, làm tổ trên các tán rừng bạch đàn, tràm và keo trồng sát phía dƣới chân núi, vách đá sát đầm nƣớc cũng là địa điểm ƣu thích đậu phơi mình của nhiều loài cò.

Bên cạnh sự đa dạng và độc đáo của khu hệ chim nƣớc, ở Vân Long cũng khá phong phú về khu hệ chim trên cạn (sinh cảnh nhóm A). Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi đang từng bƣớc đƣợc phục hồi đã tạo điều kiện môi trƣờng thuận lợi cho sự cƣ trú, sinh sống, làm tổ của nhiều loài chim rừng. Trong đó phải kể đến sự đa dạng của các loài chim trong họ Chào mào (5 loài), họ Sáo (4 loài), họ Cu cu (4 loài). Bên cạnh đó số lƣợng các loài chim ăn thịt ở Vân Long cũng khá phong phú các loài chim ăn thịt ban ngày có thể quan sát thấy nhƣ Diều hoa miến điện, Ƣng ấn độ, Ƣng bụng hung và quan sát đƣợc cả loài Ó cá ít khi thấy ở khu vực này. Chim ăn thịt ban đêm có các đại diện của bộ Cú nhƣ loài Cú lợn lƣng xám, Cú mèo khoang cổ.

Điều quan trọng dẫn đến sự phân bố của các loài chim cạn cũng chính là nguồn thức và môi trƣờng làm tổ cho các loài chim. Thức ăn của các loài chim cạn cũng rất phong phú và đa dạng điển hình là các loài côn trùng nhỏ

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

nhƣ cào cào, châu chấu, các loài sâu, bƣớm, rế, … các loài thân mềm nhƣ ốc, giun, bọ,…một số loài bó sát rắn, rết, các loài ếch nhái, ngoài ra còn có hoa, quả, mật ong, mật hoa … kể cả các loài chim nhỏ cũng có thể là thức ăn cho các loài chim ăn thịt lớn. Môi trƣờng làm tổ ƣu thích của các loài chim cạn là các tán cây cao, cây bụi, hốc cây, vách đá, mái nhà…..

Chính vì những đặc điểm phong phú của môi trƣờng làm tổ, nguồn thức ăn đã dẫn đến sự đa đạng trong phân bố của khu hệ chim tại KBTTN Vân Long, đặc trƣng cho hai hệ sinh thái của khu bảo tồn là hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi và hệ sinh thái đất ngập nƣớc và môi trƣờng giao thoa giữa hai hệ sinh thái.

3.2.1.2. Cấu trúc thành phần các loài chim

Cấu trúc thành phần họ, giống, loài trong từng bộ chim ở Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Vân Long đƣợc thể hiện cụ thể trong bảng 3.3 và biểu đồ 3.2

Bảng 3.3. Cấu trúc thành phần loài chim ở KBTTN ĐNN Vân Long

TT Bộ Số họ Tỉ lệ % Số giống Tỉ lệ % Số loài Tỉ lệ % 1 Bộ Gà (Galliformes) 1 2,5 3 4,0 3 3,0 2 Bộ Ngỗng (Anseriformes) 1 2,5 1 1,3 2 1,9 3 Bộ Chim lặn (Podicipediforme) 1 2,5 1 1,3 1 0,9 4 Bộ Hạc (Ciconiiformes) 2 5,1 9 12 14 13,8 5 Bộ Cắt (Falconiformes) 2 5,1 4 5,3 5 5,0

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 Bộ Sếu (Gruiformes) 2 5,1 9 12 10 10,0 7 Bộ Rẽ (Charadriiformes) 4 10,2 4 5,3 5 5,0 8 Bộ Bồ câu (Columbiformes) 1 2,5 1 1,3 3 3,0 9 Bộ Cu cu (Cuculiformes) 1 2,5 5 6,6 7 7,0 10 Bộ Cú (Strigiformes) 1 2,5 2 2,6 2 1,9 11 Bộ Cú muỗi (Caprimulgiforme) 1 2,5 1 1,3 1 0,9 12 Bộ Sả (Coraciiformes) 2 5,1 3 4,0 3 3,0 13 Bộ Sẻ (Passeriformes) 20 51,4 32 42,6 45 44,5 Tổng cộng: 39 75 101

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Họ Giống Loài 1.Bộ Gà 2.Bộ Ngỗng 3.Bộ Chim lặn 4.Bộ Hạc 5.Bộ Cắt 6.Bộ Sếu 7.Bộ Rẽ 8.Bộ Bồ câu 9.Bộ Cu cu 10.Bộ Cú 11.Bộ Cú muỗi 12.Bộ Sả 13.Bộ Sẻ

Biều đồ 3.2: Minh họa các tiêu chí họ, giống, loài của 13 bộ chim

Qua Bảng 3.3 và Biểu đồ 3.2 cho thấy bộ Sẻ là bộ đa dạng nhất ở tất cả các bậc taxon với 45 loài thuộc 32 giống của 20 họ. Xếp sau bộ Sẻ:

Xét về tính đa dạng họ trong các bộ thì Bộ Rẽ đứng đầu với 4 họ, đứng thứ hai là các bộ, bộ Hạc, bộ Cắt, bộ Sếu, bộ Sả đều có 2 họ, đứng cuối là bộ Gà, bộ Ngỗng, bộ Chim lặn, bộ Bồ câu, bộ Cu cu, bộ Cú, bộ Cú muỗi đều có 1 họ. Xét về tính đa dạng giống trong các bộ thì bộ Sếu và bộ Hạc đa dạng nhất đều là 9 giống tiếp đó là bộ Cu Cu (5 giống), bộ Rẽ và bộ Cắt (4 giống), bộ Sả và bộ gà (3 giống), bộ Cú (2 giống), bộ Cú muỗi, bộ Bồ câu, bộ Chim lặn, bộ Ngỗng đều là 1 giống.

Còn xét về tính đa dạng loài trong các bộ thì đứng đầu là bộ Hạc với 14 loài, tiếp theo là các bộ, bộ Sếu (10 loài), bộ Cu cu (7 loài), bộ Rẽ và bộ cắt (5 loài), bộ Gà, bộ Sả và bộ Bồ câu (3 loài), bộ Ngỗng, bộ Cú (2 loài) còn lại là bộ Chim lặn, bộ Cú muỗi (1 loài).

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ảnh số 8: Giẻ cùi

3.2.1.3. Mô tả hình thái các loài chim mới phát hiện

- Cò nhạn (Anastomus oscitans) hay Cò ốc là một loài chim thuộc Họ Hạc. Cò nhạn chủ yếu có màu trắng với đôi cánh màu đen bóng và đuôi có ánh lục hay tía và những con trƣởng thành có mỏ với một khoảng hở hẹp hình

thành bởi hàm dƣới uốn ngƣợc và hàm trên hình vòng cung. Bộ lông chim trƣởng thành thay đổi theo mùa. Vào mùa hè, chim trƣởng thành có lông cánh sơ cấp, thứ cấp lông vai dài nhất cánh con, lông bao cánh sơ cấp, thứ cấp và lông đuôi đen có ánh lục hay hồng. Phần còn lại của bộ lông màu trắng. Còn vào mùa đông, cánh lông trắng ở mặt lƣng chuyển thành xám nhạt ở chim non đầu, cổ trƣớc ngực nâu xám nhạt. Vai nâu đen nhạt, các lông đều viền xám hung nhạt. Mỏ xám sừng hơi lục, dƣới mỏ phớt hung. Mỏ trên và dƣới khép không kín (mỏ hở). Chân hồng, vàng nhạt hay nâu nhạt. Cò nhạn có đặc điểm sống định cƣ, nhƣng do vùng sinh sống và nơi tìm kiếm thức ăn thu hẹp nên chúng phải di cƣ tới vùng khác. Cò nhạn sống ở các sinh cảnh khác nhau của các vùng đất ngập nƣớc ngọt nhƣ là hồ ao, kênh mƣơng, sông, bải bùn ngập nƣớc, ruộng lúa... Thức ăn chủ yếu là các loại ốc, các động vật thuỷ sinh nhƣ ếch, nhái, cua và côn trùng lớn [21].

- Giẻ cùi (Urocissa erythrorhyncha) là một loài chim thuộc họ Quạ. Đầu và cổ của chúng màu đen với những chấm màu xanh đốm trên đầu. Vai và lƣng màu xanh còn bụng phần dƣới

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Ảnh số 9: Đầu rìu

màu xám. Đuôi dài màu xanh sáng (nhƣ bộ cánh) với những điểm ở cuối lông màu trắng. Điểm đặc biệt ở chúng là cái mỏ màu cam sáng đỏ, chân , bàn chân và vòng quanh mắt cũng đều màu đỏ. Màu đỏ này có thể khác nhau tùy thuộc vào phạm vi sinh sống của chúng, có những nơi chúng gần nhƣ là màu vàng. Đuôi của chúng rất dài có màu xanh nhạt với các sọc ngang màu trắng. Chiều dài cơ thể chim trƣởng thành vào khoảng 65–68 cm. Môi trƣờng sống tự nhiên của giẻ cùi là ở những khu vực rừng thƣa hoặc cây bụi, thƣờng là gần sông suối. Chúng tìm kiếm thức ăn cả trên cây và trên mặt đất. Giẻ cùi ăn các loại côn trùng và động vật nhỏ thông thƣờng, nhƣ động vật không xƣơng sống, động vật lƣỡng cƣ và một số loài khác, đôi khi cũng ăn cả trái cây và một số loại hạt [21].

- Đầu rìu (Upupa epops) là loài chim thuộc họ Đầu rìu. Chim trƣởng thành hai bên đầu hung nhạt hơi phớt hồng. Mào lông hung hơi thẫm hơn, mỗi lông đều có phần mút đen. Lƣng trên, vai, mép cánh và lông bao cánh nhỏ màu nhạt, hơi phớt hung. Một dải đen chạy từ vai qua phần dƣới lƣng, tiếp theo là dải

trắng, hơi hung rồi đến hai dải khác. Lông bao cánh lớn đen có mút trang. Lông cánh sơ cấp đen với một dải trắng ở gần mút, lông cánh thứ cấp đen với dải trắng; lông cánh tam cấp đen có dải trắng và dải hung xếp nghiêng. Hông trắng. Trên đuôi đen. Đuôi đen có ánh lục, giữa đuôi có dải trắng rộng. Cằm, họng và ngực hung nhạt hơi nâu. Bụng sau và sƣờn trắng có vạch đen rộng ở phiến lông ngoài. Dƣới đuôi trắng, mắt nâu hay nâu đỏ, mỏ đen, gốc mỏ xám hồng, chân xám Môi trƣờng sống tự nhiên của Đầu rìu là ở những khu vực vách núi đá, có nhiều hang hốc, rừng thƣa hoặc hốc cây trên vách núi đá.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chúng tìm kiếm thức ăn cả trên cây và trên mặt đất. Đầu rìu ăn các loại côn trùng và động vật nhỏ thông thƣờng, nhƣ động vật không xƣơng sống, động vật lƣỡng cƣ và một số loài khác. [21].

3.3. Thực trạng công tác quản lý, bảo vệ tại KBTTN đất ngập nƣớc Vân Long 3.3.1. Vị trí, ranh giới, phân khu chức năng khu bảo tồn 3.3.1. Vị trí, ranh giới, phân khu chức năng khu bảo tồn

Công tác quản lý tài nguyên rừng đóng vai trò rất quan trọng đối với khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Vân Long, nó quyết định đến hiệu quả của chiến lƣợc bảo vệ và phát triển rừng bền vững. Khu BTTN đất ngập nƣớc Vân Long có tổng diện tích là 2.736ha nằm trên địa giới hành chính 7 xã của huyện Gia Viễn tỉnh Ninh Bình, phía Bắc giáp tỉnh Hòa Bình, phía Tây giáp xã Xích Thổ, huyện Nho quan, tỉnh Ninh Bình, phía Nam giáp đê Đầm Cút, phía Đông giáp tỉnh Hà Nam, trong đó chia ra:

Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt có tổng diện tích là 1.297ha nằm trên địa

Một phần của tài liệu nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp bảo vệ khu hệ chim tại khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước vân long, tỉnh ninh bình (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(83 trang)