2. Kiến nghị
3.1.2.2 Rừng trồng, xóm 1, xã Gia Lập
Hiện có khoảng 78 ha chiếm 2,9 % tổng diện tích KBT, chủ yếu trong các thung lũng đá vôi và xung quanh Đồi Ngô, Gọng Vó xã Gia Hòa và Gia Hƣng. Loài cây trồng chủ yếu là Keo tai tƣợng
(Acacia mangium), Keo lá
tràm (Acacia auriculiformis),
Thông mã vĩ (Pinus massoniana), Bạch đàn trắng (Eucalyptus
camadulensis), cây tràm (…). Chất lƣợng rừng nói chung còn kém. Các khu
rừng trồng này tập chung thành những khu vực nhỏ chủ yếu tại phân khu phục hồi sinh thái quanh khu KBT qua đó làm giá thể đậu cho các loài chim sinh sống cũng nhƣ sinh sản.
3.1.2.3. Trảng cỏ và cây bụi trên núi đá vôi
Kiểu thảm thực vật này có diện tích lớn nhất với tổng diện tích 1.166 ha chiếm 42,6 % tổng diện tích khu bảo tồn, phân bố gần làng hoặc ven đƣờng mòn, đƣờng ô tô, trên các núi Miên, núi Lƣơng, Đồng Quyển, Mèo Cào và một phần núi Hàm Rồng.
Trong số này có đến 214 ha chất lƣợng rất thấp và thƣờng đƣợc gọi là các núi đá không cây. Thành phần thực vật chủ yếu gồm các loài cây gỗ nhỏ, cây bụi ƣa sáng và chịu hạn nhƣ Cò ke (Grewia paniculata), Găng (Randia
Ảnh số 2: Rừng trồng, xóm 1, xã Gia Lập
Ảnh số 3: Trảng cỏ cây bụi trên núi đá vôi, Quèn Cả, xã Gia Hưng
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
dumetorum), Ruối (Streblus asper), Ô rô (Taxotrophis ilicifolius), Đỏm
(Bridelia tomentosa), Lá nến (Macarenga denticulata), Lòng mang
(Pterospermum heterophyllum), Bời lời nhớt (Litsea sebifera), Mần tang
(Litsea cubeba), Sặt (Arundinaria sp.), Cỏ tranh (Imperata cylindrica), Cỏ may (Chrysopogon aciculatus), Chó đẻ (Phyllanthus urinaria), Guột (Dicranopteris linearis), Kim cang (Smilax sp.), .... Một số các cây gỗ nhỏ và cây bụi khác cũng phát triển đƣợc trong các trảng cây bụi trên núi nhƣng với số lƣợng ít hơn nhƣ Mò lá tròn (Clerodendron thomsonii), Mẫu đơn (Ixora
coccinea), Bồ đề (Styrax tonkinensis), Bùm bụp (Mallotus philippinensis), Sòi
(Sapium sebiferum), Mạy tèo (Dimerocarpus brenierii), Ô rô (Taxotropus
macrophylla), Sảng (Sterculia lanceolata)… Đây cũng là môi trƣờng sinh
sống, kiếm ăn của các loài chim, thú,…
3.1.2.4. Núi đá không có cây
Có diện tích đến 414 ha chiếm 15,2 % tổng diện tích khu bảo tồn. Phân bố thành nhiều mảnh lớn xung quanh khu dân cƣ Đồi Ngô, Gọng Vó (Gia Hòa) và thôn 13 của Gia Hƣng và hầu hết các thung đá vôi trong vùng. Thành phần chủ yếu
gồm Cỏ lào (Chromolaena odorata=Eupatorium odoratum), Cỏ tranh
(Imperata cylindrica), Cỏ lau (Saccharum arundinaceum), Chè vè
(Miscanthus japonicus), Lau (Arundo donax), Cỏ may (Chrysopogon
aciculatus), Cỏ sau róm (Setaria viridis), các loại cỏ này có độ che phủ tới 90% các bãi cỏ. Ngoài ra còn xen kẽ một số cây thảo nhƣ Mã đề (Plantago
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
lanceolata), Chuối rừng (Musa coccinea), Xẹ (Alpinia sp.), mọc thành những
khóm nhỏ rải rác.
Khả năng phục hồi rừng từ kiểu thảm thực vật này là rất khó do, tầng đất mỏng, ít dinh dƣỡng. Tuy vậy trạng thái thảm thực vật này cũng đóng góp vai trò quan trong trang việc phân bố các loài chim trong khu bảo tồn.
3.1.2.5. Đất ngập nƣớc quanh năm
Diện tích đất ngập nƣớc quanh năm tại khu Vân Long là 314 ha chiếm 11,4 % tổng diện tích toàn khu. Đây là diện tích mang lại nét đặc trƣng cho khu bảo tồn bao gồm 02 dạng điển hình là Khu vực nƣớc
sâu là nơi tích tụ mùn bã hữu cơ và muối khoáng từ các núi Đồng Quyển, Mèo Cào với nền đáy xốp; Khu vực nƣớc nông là những vùng gần chân núi, ven đê, ruộng hoang hóa… Đặc trƣng của hệ sinh thái đất ngập nƣớc này đó là đồng cỏ ngập nƣớc quanh năm hoặc theo mùa, thời gian ngập nƣớc theo mùa khoảng tháng 6 đến tháng 10 hàng năm và là môi trƣờng sinh sống ƣu thích của các loài chim nhất là các loài chim di cƣ.
Những vùng đất thấp trũng có thời gian ngập nƣớc quanh năm, thực vật bao gồm các loài thủy sinh nhƣ Sen (Nelumbo nucifera), Súng (Nymphaea sp), Nhỉ cán vàng (Utricularia aurea) hoặc chịu ngập nƣớc nhƣ Lúa hoang
(Oryza rifipogon), Lác hến (Scirpus grossus), … Ngoài ra, do có đê giữ nƣớc
nên có sự hiện diện của những loài thực vật ngay sau đê, những bãi cỏ phát triển trên nền của những mùn bã hữu cơ đƣợc tích luỹ dần theo thời gian. Độ rộng phân bố trung bình của chúng khoảng 20 m sau đê, những loài thực vật đƣợc ghi nhận: Cỏ năng (Eleocharis dulcis) (3m), Rau dừa (Lasia spinosa)
Ảnh số 5: Đất ngập nước quanh năm, Đầm Cút, xã Gia Vân
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
(1m), Lục bình (Eichhornia crassipes) (7m), U du (Cyperus sp) (1,5m), Cỏ bắc (Leersia hexandra) (0,5m), ngoài ra còn có: Ráng đại (Acrostichum
anneura), Chò co, Lúa hoang (Oryza rufipogon). Vào các tháng mùa khô, đây
là nơi trú ẩn của các loài bò sát nhƣ rắn Ri cá, rắn Bông súng, Rùa, Cua đinh và các loài cá thuộc nhóm cá nƣớc tĩnh nhƣ Lƣơn, các loài thuộc họ cá Trê, họ cá Rô đồng…
Những vùng đất nông có thời gian ngập nƣớc theo mùa là các đồng cỏ ngập nƣớc thƣờng phân bố ngay sau đai rừng, ven đê, dọc sông đá Hàn và vùng đầm Cút. Vào mùa mƣa thì vùng đất ngập nƣớc có diện tích lên tới 988 ha, chiếm 36,1% tổng diện tích khu bảo tồn chủ yếu tại phân khu phục hồi sinh thái. Khu vực có diện tích lớn nhất hiện nay là khu vực Đàm Cút (Đầm Vân Long) khoảng 600 ha vào mùa mƣa, những khu vực có diện tích nhỏ khác thƣờng dƣới 1 ha phân bố rải rác quanh vùng biên KBT, những khu vực có diện tích lớn hơn (2-3 ha) là những đồng cỏ mới đƣợc phục hồi lại sau khi không trồng lúa nữa (do năng suất thấp). Đây là sinh cảnh có sự hiện diện của nhiều loài chim nƣớc; trong đó có những loài chim lớn nhƣ Diệc Xám (Ardea cinerea), Cò trắng Trung Quốc (Egretta eulophotes), kịch (Porphyrio porphyrio), Vịt trời(Anas clypeata và Anas poecilorhyncha), Le le
(Dendrocygna javanica), Bói cá lớn (Megaceryle lugubris), Bói cá nhỏ
(Ceryle rudis). Tổ thành thực vật ở các đồng cỏ hiện nay thƣờng bao gồm nhiều loài thân thảo sống chung với nhau nhƣ cỏ Năng ngọt (Eleocharis
dulcis), Lúa hoang (Oryza rufipogon), cỏ Ống (Panicum repens), U du
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
3.1.2.6. Đất nông nghiệp và đất thổ cƣ
Tổng diện tích đất nông nghiệp và thổ cƣ là 215 ha chiếm 7,8 % trong đó đất thổ cƣ là 33 ha, chiếm 1,2% diện tích khu bảo tồn. Bao gồm vùng đồi thoải, những vạt đất bằng trƣớc núi hoặc các thung bên trong núi đá vôi. Chủ yếu
trồng hoa màu và cây ăn quả nhƣ ngô, khoai, sắn, lạc, đậu, nhãn, vải, ổi, hồng xiêm,… Lúa thƣờng đƣợc trồng một vụ tận dụng đất ven đầm vào mùa khô trong năm. Do diện tích đất nông nghiệp và thổ cƣ của ngƣời dân nằm xen kẽ trong khu bảo tồn nên đây cũng là trạng thái sinh cảnh mà các loài chim phân bố và sinh sống trong đó chủ yếu là các loài chim định cƣ.
3.2. Đa dạng khu hệ chim tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Vân Long
Bằng phƣơng pháp điều chụp ảnh tƣ liệu, phƣơng pháp phân tích số liệu và các phƣơng pháp hỗ trợ khác đề tài tiến hành điều tra tại các tuyến nghiên cứu, Các tuyến đi dọc theo đƣờng mòn trong rừng trên núi đá vôi những nơi địa hình cho phép hoặc đi bằng thuyền dƣới nƣớc, nơi có tầm quan sát rộng. Không sƣu tập mẫu vật sống, nhƣng thu nhận, ghi chép, chụp ảnh những di vật của chim trong cộng đồng.
3.2.1. Kết quả điều tra
3.2.1.1. Danh lục thành phần các loài chim
Kết quả nghiên cứu trên 03 tuyến điều tra và kế thừa, tổng hợp các dẫn liệu nghiên cứu trƣớc đây ở khu vực. Danh lục thành phần các loài chim tại KBT Vân Long đƣợc lập và cập nhật, xem phụ biểu 2.
Từ phụ biểu 2 cho thấy tại Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Vân Long có 101 loài chim thuộc 13 bộ, 39 họ, 75 giống.
Ảnh số 6: Đất nông nghiệp và đất thổ cư, Đồi Ngô, xã Gia Hòa
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Trong đó có Các loài chim nguy cấp, quý, hiếm có giá trị bảo tồn nguồn gen tại khu BTTN đất ngập nƣớc Vân Long bao gồm:
Có 04 loài có tên trong Danh mục Thực vật rừng, Động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm theo Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của Chính phủ, bao gồm: Gà lôi trắng (Lophura nycthemera) nhóm IB; Diều hoa miến điện (Spilornis
cheela) nhóm IIB Cú lợn lƣng xám (Tyto alba) nhóm IIB và phƣớn
đất(Carpococcyx renauldi) nhóm IIB.
Có 03 loài trong phụ lục CITES (2010) là loài Cắt lƣng hung (Falco
tinnunculus) phụ lục II; Cú lợn lƣng xám (Tyto alba) phụ lục II; Cú mèo
khoang cổ (Otus lettia) phụ lục II.
Có 03 loài có tên trong Sách Đỏ Việt Nam (2007) là loài Cò nhạn
(Anastomus oscitans) mức R; Sâm cầm (Fulica atra) mức R; Bồng chanh
(Alcedo atthis) mức T.
Có 89 loài có tên trong Danh lục đỏ thế giới (IUNC Redlist, 2012) mức LC; 01 loài mức NT.[45]
Có 03 loài chim mới đƣợc đề tài ghi nhận bổ xung thêm so với trƣớc đây bao gồm: Cò nhạn (Anastomus oscitans); Giẻ cùi (Urocissa erythrorhyncha); Đầu rìu (Upupa epops)
Cũng qua phụ biểu 2 xét về sự đa dạng phân bố chim theo sinh cảnh cho thấy sự phân bố của các loài chim theo sinh cảnh rất đa dạng đƣợc tổng hợp qua Bảng 3.2 và đƣợc minh họa bằng biểu đồ 3.1.
Bảng 3.2. Kết quả phân bố chim theo sinh cảnh sinh cảnh tại KBTTN Vân Long TT Nhóm sinh cảnh Thành phần Ghi chú Bộ Tỷ lệ (%) Họ Tỷ lệ (%) Loài Tỷ lệ (%) 1 Sinh cảnh nhóm A 8/13 61,5 28/39 71,8 65/101 64,3 2 Sinh cảnh nhóm B 7/13 53,8 11/39 28,2 36/101 35,6
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 0 10 20 30 40 50 60 70 80 90 100 Bộ Họ Loài Sinh cảnh nhóm A Sinh cảnh nhóm B
Biểu đồ 3.1. Sự đa dạng phân bố chim theo sinh cảnh
Qua Bảng 3.2 và biểu đồ 3.1 cho thấy sinh cảnh phân bố của các loài chim cũng rất đa dạng cụ thể đề tài ghi nhận đƣợc có 06 dạng sinh cảnh chính chim phân bố đƣợc chia thành 02 nhóm, sinh cảnh nhóm A (Rừng phục hồi trên núi đá vôi; Rừng trồng; Trảng cỏ và cây bụi; Núi đá không có cây; Đất nông nghiệp và đất thổ cƣ làng bản) với, 65 loài chim thuộc 8 bộ, 28 họ phân bố chiếm 64,3% tổng số loài chim đƣợc ghi nhận. Sinh cảnh nhóm B (Đất ngập nƣớc quanh năm, theo mùa) với 36 loài chim thuộc 7 bộ, 11 họ phân bố chiếm 35,6% tổng số loài chim đƣợc ghi nhận. Qua đó thể hiện tính đa dạng, đặc trƣng về lối sống hoang dã của các loài chim tại KBTTN Vân Long trong đó phần lớn các loài chim phân bố trên sinh cảnh A.
Đối với hệ sinh thái đất ngập nƣớc (sinh cảnh nhóm B) bao quanh chân các dãy núi lại khá đa dạng về khu hệ động thực vật thủy sinh với nhiều loài là nguồn thức ăn ƣu thích của nhiều loài chim nƣớc nhƣ cua, ếch nhái, tôm, tép, cá nhỏ, ốc, các loài giáp xác khác… đây là điều kiện thuận lợi để thu hút các loài chim nƣớc đến kiếm ăn, sinh sản. Chính vì vậy, họ Diệc và họ Gà nƣớc là hai họ có số lƣợng loài đa dạng nhất phân bố trong sinh cảnh nhóm B. Diện tích đất ngập nƣớc ở khu bảo tồn biến đổi từ 314 ha (11,4% so với tổng diện tích khu bảo tồn) vào mùa khô và lên đến 988ha (36,1%) vào mùa mƣa. Các loài chim nƣớc đều có đời sống liên quan mật thiết với nguồn nƣớc và
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
quan trọng hơn cả chính là nguồn thức ăn thủy sinh. Trong số các loài chim nƣớc có nhiều loài là di cƣ, vào các tháng mùa đông (tập trung từ tháng 11 năm trƣớc đến tháng 2 năm sau) số lƣợng chim nƣớc tập trung ở khu vực đất ngập nƣớc tăng lên đáng kể. Số lƣợng đông nhất vẫn là quần thể cò trắng, cò bợ, cò ruồi. Bên cạnh đó là sự xuất hiện của nhiều loài chim nƣớc quen thuộc khác nhƣ Cò ngàng lớn, Cò ngàng nhỡ, Diệc xám, Te vàng, Cà kheo… Đặc biệt ở khu vực đầm Vân Long lại luôn tồn tại quần thể chim Sâm cầm di cƣ với số lƣợng dao động khoảng 17 đến 28 cá thể vào mùa đông. Mặc dù phân bố và cƣ trú tại sinh cảnh nhóm B nhƣng vẫn có một số loài thƣờng xuyên tập trung thành đàn lớn kiếm ăn trên bãi chăn thả và ruộng khô cùng với đàn gia súc trâu, bò nhƣ loài Cò ruồi, cò trắng. Môi trƣờng ƣu thích sinh sống, làm tổ, kiếm ăn của các loài chim nƣớc là các bụi cỏ, lau lách, bèo, rong… dƣới đầm, đa số các loài cò thƣờng tập trung trú ngụ, làm tổ trên các tán rừng bạch đàn, tràm và keo trồng sát phía dƣới chân núi, vách đá sát đầm nƣớc cũng là địa điểm ƣu thích đậu phơi mình của nhiều loài cò.
Bên cạnh sự đa dạng và độc đáo của khu hệ chim nƣớc, ở Vân Long cũng khá phong phú về khu hệ chim trên cạn (sinh cảnh nhóm A). Hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi đang từng bƣớc đƣợc phục hồi đã tạo điều kiện môi trƣờng thuận lợi cho sự cƣ trú, sinh sống, làm tổ của nhiều loài chim rừng. Trong đó phải kể đến sự đa dạng của các loài chim trong họ Chào mào (5 loài), họ Sáo (4 loài), họ Cu cu (4 loài). Bên cạnh đó số lƣợng các loài chim ăn thịt ở Vân Long cũng khá phong phú các loài chim ăn thịt ban ngày có thể quan sát thấy nhƣ Diều hoa miến điện, Ƣng ấn độ, Ƣng bụng hung và quan sát đƣợc cả loài Ó cá ít khi thấy ở khu vực này. Chim ăn thịt ban đêm có các đại diện của bộ Cú nhƣ loài Cú lợn lƣng xám, Cú mèo khoang cổ.
Điều quan trọng dẫn đến sự phân bố của các loài chim cạn cũng chính là nguồn thức và môi trƣờng làm tổ cho các loài chim. Thức ăn của các loài chim cạn cũng rất phong phú và đa dạng điển hình là các loài côn trùng nhỏ
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
nhƣ cào cào, châu chấu, các loài sâu, bƣớm, rế, … các loài thân mềm nhƣ ốc, giun, bọ,…một số loài bó sát rắn, rết, các loài ếch nhái, ngoài ra còn có hoa, quả, mật ong, mật hoa … kể cả các loài chim nhỏ cũng có thể là thức ăn cho các loài chim ăn thịt lớn. Môi trƣờng làm tổ ƣu thích của các loài chim cạn là các tán cây cao, cây bụi, hốc cây, vách đá, mái nhà…..
Chính vì những đặc điểm phong phú của môi trƣờng làm tổ, nguồn thức ăn đã dẫn đến sự đa đạng trong phân bố của khu hệ chim tại KBTTN Vân Long, đặc trƣng cho hai hệ sinh thái của khu bảo tồn là hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi và hệ sinh thái đất ngập nƣớc và môi trƣờng giao thoa giữa hai hệ sinh thái.
3.2.1.2. Cấu trúc thành phần các loài chim
Cấu trúc thành phần họ, giống, loài trong từng bộ chim ở Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nƣớc Vân Long đƣợc thể hiện cụ thể trong bảng 3.3 và biểu đồ 3.2
Bảng 3.3. Cấu trúc thành phần loài chim ở KBTTN ĐNN Vân Long
TT Bộ Số họ Tỉ lệ % Số giống Tỉ lệ % Số loài Tỉ lệ % 1 Bộ Gà (Galliformes) 1 2,5 3 4,0 3 3,0 2 Bộ Ngỗng (Anseriformes) 1 2,5 1 1,3 2 1,9 3 Bộ Chim lặn (Podicipediforme) 1 2,5 1 1,3 1 0,9 4 Bộ Hạc (Ciconiiformes) 2 5,1 9 12 14 13,8 5 Bộ Cắt (Falconiformes) 2 5,1 4 5,3 5 5,0
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 6 Bộ Sếu (Gruiformes) 2 5,1 9 12 10 10,0 7 Bộ Rẽ (Charadriiformes) 4 10,2 4 5,3 5 5,0 8 Bộ Bồ câu (Columbiformes) 1 2,5 1 1,3 3 3,0 9 Bộ Cu cu (Cuculiformes) 1 2,5 5 6,6 7 7,0 10 Bộ Cú (Strigiformes) 1 2,5 2 2,6 2 1,9 11 Bộ Cú muỗi (Caprimulgiforme) 1 2,5 1 1,3 1 0,9 12 Bộ Sả (Coraciiformes) 2 5,1 3 4,0 3 3,0 13 Bộ Sẻ (Passeriformes) 20 51,4 32 42,6 45 44,5 Tổng cộng: 39 75 101
Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 Họ Giống Loài 1.Bộ Gà 2.Bộ Ngỗng 3.Bộ Chim lặn 4.Bộ Hạc 5.Bộ Cắt 6.Bộ Sếu 7.Bộ Rẽ 8.Bộ Bồ câu 9.Bộ Cu cu 10.Bộ Cú 11.Bộ Cú muỗi 12.Bộ Sả 13.Bộ Sẻ
Biều đồ 3.2: Minh họa các tiêu chí họ, giống, loài của 13 bộ chim
Qua Bảng 3.3 và Biểu đồ 3.2 cho thấy bộ Sẻ là bộ đa dạng nhất ở tất cả các bậc taxon với 45 loài thuộc 32 giống của 20 họ. Xếp sau bộ Sẻ: