Xí nghiệp Thanh niên Cửa

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và hoàn thổ phục hồi môi trường trong khai thác, chế biến sa khoáng ven biển (Trang 30)

Hội –Cửa Lò, Nghệ An

32 32 - - 35 - Đã HTPHMT cho cả

phần diện tích đất

CHƯƠNGIII

XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGĂN NGỪA GIẢM THIỂU Ô

NHIỄM VÀ HOÀN THỔ PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

III.1 Xây dựng mô hình ngăn ngừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường

III.1.1 Mô hình của Công ty BHP Australia

Mô hình ngăn ngừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường (NNGTÔN) cho dự án khai thác - chế biến sa khoáng titan ven biển miền Tây Australia được tham khảo trong phần này do công nghệ khai thác ở đây cũng tương tự công nghệ khai thác - chế biến hiện đang được sử dụng ở Việt Nam. Mô hình nàyđược Công ty TNHH Khai thác Titan BHP (Công ty BHP) cùng với tư vấn của Cục Bảo vệ Môi trường Australia xây dựng trước khi dự án đi vào hoạt động [8].

Sơ lược về dự án

Công ty BHP thực hiện dự án khai thác quặng titan ở vùng Beenup phía đông bắc Augusta, bờ biển phía tây nam miền Tây Australia. Khai thác quặng titan ở đây được tiến hành trên các moong khai thác sử dụng tàu hút (Hình 7). Cát quặng sau đó được tuyển tại nhà máy tuyển thô xây dựng ở khu vực phía sau tàu hút. Quặng cát thải sau tuyển được đưa trở lại moong đã khai thác xong. Quặng tinh sau đó được vận chuyển tới nhà máy tuyển tinh nằm ở gần khu vực khai thác. Ở đây quặng được tách ra thành ilmenite, rutile và quặng đuôi. Các sản phẩm quặng tinh sau đó được chuyển tới cảng Bunbury bằng đường bộ và quặng đuôi thải ra được đưa trở lại khu vực moong khai thác.

Hình 7. Khai thác titan

Mô hình của Công ty BHP

Mô hình ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường phát sinh từ các hoạt động của dự án được công ty đề xuấtbao gồm 8 vấn đề lớn sau:

(1) Quản lý nước

Nước ngầm: Công ty duy trì mực nước trong moong khai thác bằng mực nước ngầm ở cồn cát xung quanh bằng cách bổ sung thêm nước từ các lỗ khoan sâu 150- 200 m (là cácđộ sâu không ảnh hưởng tới gương nước ngầm) vào mùa hè và duy trì lượng mưa rơi trên moong khai thác vào mùa đông. Công ty cũng thực hiện chương trình quan trắc mực nước ngầm để đảm bảo mực nước ngầm không bị ảnh hưởng của các hoạt động khai thác từ moong khai thác và hạn chế sụt lún khu vực xung quanh do các hoạt động khai thác. Số lượng lỗ khoan để quan trắc mực nước ngầm sẽ tăng dần theo thời gian và trong những năm đầu khai thác các lỗ khoan sẽ được quan trắc hàng tuần. Sau đó quan trắc hai tuần/lần vào mùa đông và một quý/lần vào mùa hè để thu thập số liệu chi tiết về sự thay đổi mực nước ngầm.

Nước mặt:Các kênh thoát nước mặt bị ảnh hưởng bởi các hoạt động khai thác tạm thờisẽchuyển hướng ra ngoài khu vực moong khai thác. Các kênh dẫn đó được xây dựng một năm trước khi bắt đầu khai thác để thảm thực vật phát triển và ổn định. Trên các kênh thoát nước chính thiết kế các bẫy bùn ở hạ nguồn khu vực khai thác. Nước từ ao chứa bùn mịn sẽ được lắng trong và dẫn trở lại moong khai thác sử dụng. Khi độ đục nằm trong giới hạn cho phép, nước tràn từ đập bùn mịn được thoát ra các kênh thoát nước. Chất lượng nước sông Blackwood và Scott gần kề đó cũng được quan trắc thường xuyên 2 tuần/lần vào mùa đông và mỗi quý/lần vào mùa hè. Các kênh thoát nước chính vào và ra khỏi khu vực moong khai thác cũng được quan trắc thường xuyên. Ao thu nước thải và hệ thống thoát nước được xây dựng ở khu vực sản xuất để thu toàn bộ dầu mỡ thải. Nước thải chứa dầu mỡ đó đượcxử lý bằng thiết bị tách lọc dầu hoặc tái sử dụnghoặc vận chuyển tới khu vực xử lý ở bên ngoài.

(2) Quản lý quặng thải

Quặng đuôi thải (bùn mịn) từ quá trình nghiền ướt được đưa vào ao lắng để xử lý sau đó được làm khô. Một phần quặng đuôi mịn đó sẽ đượctrộn với lớp đất mặt để làm đất trồng cỏ và phần còn lại sẽ được trộn với quặng đuôi thô sử dụng làm vật liệu xây dựng hoặc là đưa đi xử lý ở bãi chôn lấp riêng. Quặng đuôi cát thải ra từ khâu nghiền khô được bơm vào khu vực chứa quặng đuôi rồi đưa lên xe tải mang trở lại khu vực moongkhai thác để xử lý. Việc xử lý các chất thải khác như rác thải sinh hoạtsẽ được xử lý ở khu vực xử lý được địa phương cấp phép.

(3) Kiểm soát nấm bệnh cho cây

Nấm bệnh cho cây thân gỗ thường nằm trong đất cát vận chuyển từ bên ngoài khu vực khai thác, dính trên các bánh xe tải hoặc do các phương tiện giao thông khác hoặc do nước đi vào và thoát ra khỏi khu vực. Kế hoạch kiểm soát nấm bệnh cho cây thân gỗ được Công ty thực hiện bao gồm một số bước sau đây: (i) khảo sát chi tiết về nấm gây bệnh được thực hiện cho toàn khu vực khai thác; (ii) nghiên cứu các biện pháp quan trắc sự có mặt của sinh vật gây nấm bệnh ở cácmoong khai thác và rãnh thoát nước. Các điểm khác của khu vực khai thác cũng được quan trắc nấm bệnh tùy theo kết quả khảo sát nấm bệnh; (iii) phương tiện giao thông vận chuyển từ khu vực bị ảnh hưởng tới khu vực không bị ảnh hưởng sẽ được rửa sạch; (iv) chiến lược kiểm soát mầm bệnh và khảo sát về mầm bệnh sẽ được hoàn thiện và phổ biến cho cộng đồng thông qua Thư viện của Cục Bảo vệ Môi trường Australia, Thư viện của địa phương và các văn phòng của Công ty. Toàn bộ các kế hoạch, chiến lược kiểm soát mầm bệnh đảm bảo tuân thủ các yêu cầu của Cục vệ Môi trường Australia; (v) quặng thành phẩm cũng được nung nóng và sấy khô nhằm ngăn ngừa nấm bệnh sống sót trên quặng.

(4) Kiểm soát bụi và tiếng ồn

Kiểm soát bụi phát sinh từ đất mặt, quặng đuôi cát thải, các bãi quặng tinh và đường giao thông vào mỏ. Các chi tiết về giải pháp kiểm soát bụi được đưa vào sơ đồ quy trình sản xuất quặng. Tại khu vực khai thác, công tác phát quang và bóc lớp đất mặt được thực hiện vào mùa hè để đảm bảo cấu trúc đất không bị thay đổi. Kiểm soát bụi tại khu vực này bằng cách phun ẩm đường giao thông và duy trì phun ẩmliên tục trong cả mùa hè. Đảm bảo điều kiện hoạt độngtốt cho các phương tiện giao thông vận tải trong quá trình vận chuyển quặng. Quặng thành phẩm được che phủ bằng vải dầu để ngăn bị rơi vãi trên đường. Kiểm soát bụi trong khâu chở quặng từ khu vực nghiền khô tới cảng. Tại khu vực văn phòng mỏ và đường giao thông vào mỏ, bụi được kiểm soát bằng sử dụng xe tải gắn vòi phun nước. Chỉ có xe tải hạng nhẹ đượcchạy trên những tuyến đường này.

Khu vực nghiền khô đượcphunẩm thường xuyên để hạn chế bụi.Quặng khô từkhu vực nghiền khô được chứa trong các thùng kín cho xe tải chở đi do vậy hạn chế lượng bụi phân tán. Một hệ thống thu bụi tĩnh điện được thiết kế chohệ thống thiết bị nghiền khô để nâng cao hiệu quả thu hồi và giảm lượng bụi phát sinh. Giữ tốc độ băng tảivận chuyển quặng chậm. Hàng rào cản bụi và khí thải được thiết kế ở tất cả các điểm vận chuyển và bốc dỡ nguyên liệu trên băng tải (toàn bộ các điểm quặng di chuyển). Sản phẩm quặng khâu cuối được chứa trong các thùng kín có gắn thiết bị thu bụi. Thiết bị thu bụi này được gắn với đầu ra của thùng chứa quặng tới các

trong một khu vực rào kín. Trồng cây xung quanh khu vực nhà máy tuyển khô để giảm bụi vàồn từ đường giao thông.

Ngăn ngừa quá trình xói mòn đất do gió (sinh bụi) ở khu vực khai thác bằng cách trồng cây xung quanh bờmoong khai thác. Công ty thiết kế các hàng rào nhằm ngăn tiếng ồn từ các khu vực bốc xúc chuyên chở nguyên liệu tới khu dân cư. Công ty cũng thực hiện các quan trắc tiếng ồn và bụi định kỳ trong cả giai đoạn xây dựng nhà máy và trong quá trình hoạt động sản xuất. Đường xá sẽ được nâng cấp xây dựng theo tiêu chuẩn phù hợp để giảm ồn và bụi phát sinh.

(5) Kiểm soát hoạt độ phóng xạ

Lập kế hoạch quản lýhoạt độ phóngxạ và các chương trình quan trắc độ phóng xạ. Đây là một phần quan trọng trong chương trình quan trắc của Công ty. Tổng hoạt độ phóng xạ alpha và beta cho mẫu nước mặt và nước ngầm được lấy và đo đạc 6 tháng/lần còn độ phóng xạ trong không khí được đo đạc1 tháng/lần.

(6) Kiểm soát sự hình thành dòng thải axit

Do Công ty đã xác định thành phần quặng pyrite xuất hiện trong tầng đất của một số khu vực khai thác nên một chương trình quản lý đất chứa quặng pyrite được xây dựng bao gồm các biện pháp sau: (i) thay đổi biện pháp khai thác nhàm làm giảm thời gian phơi lộ của đất có chứa quặng pyrite trong quá trình khai thácđể ngăn quá trình hình thành dòng axit mỏ; (ii) quản lý vật liệu chứa quặng pyrite không để phơi lộ trong không khí lâu ngày; (iii) tránh khai thác ở khu vực có chứa pyrite nếu có thể; và (iv) xây dựng chương trình quan trắc sự hình thành dòng thải axit từ quá trình phơi lộ pyrite để có thể cân nhắc thay đổi biện pháp quản lý.

(7) Xây dựng chiến lược phòng chống cháy rừng (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chiến lược phòng chống cháy rừng được Công ty thiết lập bao gồm: (i) tuân thủ các yêu cầu quy định về phòng chống cháy khi thiết kế khu vực khai thác, chế biến và khu văn phòng và khu vực có rừng;(ii) đảm bảo lắp đặt đầy đủ trang thiết bị phòng chống cháy nổ ở các khu vực đó và tại các vị trí thích hợp trong các tòa nhà; (iii) lưu trữ chất lỏng dễ cháy nổ theo quy định; (iv) tuân thủ các quy định về kiểm soát cháy và cứu cháy; và (v) quan trắc, đào tạo nhân lực chữa cháy và xây dựng quy định phòng chống cháy.

(8) Nâng cao nhậnthức về môi trường

Xây dựng chương trình nâng cao nhận thức môi trường cho cán bộ công nhân viên của Công ty. Hướng dẫn họ thực hành quan trắc và thực thi các hướng dẫn môi trường cho cả khu vực khai thác-chế biến và các khu vực liền kề.

III.1.2Đề xuất mô hìnhcho các cơ sở ở Việt Nam

Một số vấn đề cầnchú ý trước khi xây dựng mô hình

Trước khi xây dựng mô hình ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho các khu vực khai thác và chế biến sa khoáng titan ven biển Việt Nam, cần xác định các nguyên nhân gây ô nhiễm và các mục tiêu cụ thể nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm. Các nguyên nhân gây ô nhiễm như đã được đề cập tới trong các chương trước bao gồm các nguyên nhân chính như: sự quản lý không chặt chẽ của các cấp bộ ngành trung ương và địa phương; việc khai thác không có quy hoạch, nhiều dự án chồng chéo lên nhau (ví dụ dự án titan chồng dự án du lịch hay khu công nghiệp); không có sự phân công rõ ràng trong công tác quản lý và giám sát khai thác titan; việc quản lý thả nổi không xử phạt nghiêm đối với cơ sở vi phạm pháp luật, gây ô nhiễm; việc cấp giấy phép khai thác ở nhiều địa phương tràn lan thiếu định hướng chiến lược; cấp giấy phép khai thác và tận thu cho các cơ sở không có năng lực chuyên môn, kinh nghiệm và năng lực tài chính; thiếu chính sách, luật định hỗ trợ đầu tư trang thiết bị- công nghệ hiện đại và giảm thiểu ô nhiễm; v.v Mục tiêu cơ bản của mô hình ngăn ngừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho ngành khai thác titan nhằm đảm bảo thăm dò, khai thác và chế biến tài nguyên titan tiết kiệm, có hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường sinh thái, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với việc bảo vệ an ninh, quốc phòng tại các khu vực có khoáng sản titan. Các các mục tiêu cụ thể bao gồm:

 Giảm thiểu các xáo trộn địa hình ven biển, trật tự cảnh quan thiên nhiên sau khai thác.

 Tái tạo hoàn toàn thảm thực vật và rừng phòng hộ (thậm chí tốt hơn trước khi khai thác); tránh hiện tượng cát bay, cát nhảy vào khu dân cư, đặc biệt vào mùa khô nóng.

 Đảm bảo các hoạt động khai thác không ảnh hưởng tới các công trình tự nhiên và nhân tạo xung quanh, chống xói lở bờ biển trong khu vực.

 Đảm bảo hạn chế tối đa ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm trong khu vực.

 Đảm bảo thu hồi tối đa tài nguyên. Việc khai thác phải đảm bảo hiệu quả kinh tế, giảm hệ số tổn thất khai thác đồng thời bảo vệ môi trường.

 Hạn chế tối đa các chất phóng xạ ảnh hưởng tới người lao động trực tiếp và dân quanh vùng do quá trình khai thác, vận chuyển, chế biến quặng, đặc biệt là quặng sau quá trình tuyểnthô và tuyển tinh. Trường phóng xạ của các loại quặng này thường cao sorất nhiềuvới ngưỡng an toàn phóng xạ.

 Giải quyết các vấn đề xã hội đi kèm trong khu vực như các xung đột vềlợi ích và công ăn việc làm, vấn đềvà an toàn cho sức khỏe cho cộng đồng, môi trường sống và môi trường lao động.

Đề xuất mô hình ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường

Mô hình ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm môi trường cho các khu vực khai thác và chế biến sa khoáng titan ven biển Việt Nam được đề xuất dựa trên việc phân tích các nguyên nhân gây ô nhiễm, các mục tiêu cần đạt được nhằm ngăn ngừa giảm thiểu ô nhiễm cũng như tham khảo kinh nghiệm của một số doanh nghiệp khai thác titan trong nước và kinh nghiệm của Công ty BHP (Australia) nơi đã thực hiện tốt công tác ngăn ngừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Mô hình ngăn ngừa và giảm thiểu ô nhiễm cho khu vực khai thác và chế biến sa khoáng titan ven biển Việt Nam được đề xuất như sau:

1. Quản lý nước

Đối với nước ngầm:

 Hạn chế khai thác nước ngầm trong các cồn cát sử dụng cho quá trình khai thác - tuyển thô quặng bằng cách tăng cường sử dụng nướctuần hoàn;

 Kiểm soát nước thải từ quá trình khai thác-tuyển thô: thu nước thải ô nhiễm vào hồ chứa và xử lý đạt tiêu chuẩn thải ra môi trường;

 Không khai thác ở quá sát mép biển (ít nhất cách mép biển vài trăm mét) để tránh nước biển xâm nhập vào tầng nước ngầm gây nhiễm mặn tầng chứa nước;

 Trong thời gian đang hoạt động sản xuất, quan trắc định kỳ mực nước ngầm và chất lượng nước ngầm xung quanh khu vực khai thác theo như đã lập kế hoạch trong báo cáo ĐTM với tư vấn của cơ quan chuyên môn để thu thập số liệu về sự biến đổi mực nước ngầm và chất lượng nước ngầm. Nếu có thể vẫn tiếp tục các quan trắc đó sau khi đã kết thúc khai thác nhưng với tần suất thấp hơn tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng mỏ;

 Quan trắc định kỳ chất lượng nước ngầm khu vực các cồn cát xung quanh nơi khai thác - chế biến theo như đã lập kế hoạch trong báo cáo ĐTM hoặc của cơ quan chức năng. Tần suất quan trắc có thể thay đổi nếu thay đổi công nghệ, thiết bịhay công suất khai thác – chế biến trong quá trình sản xuất. Đối với nước mặt:

 Nắn chỉnh dòng chảy của các kênh thoát nước mặt bị ảnh hưởng bởi các hoạt động khai thác ra ngoài khu vực đangkhai thác;

cơ học. Các chất thải rắn này có thể phơi khô và sử dụng làm nền đường giao thông v.v.

 Nước thải từ sản xuất (chủ yếu từ khâu tuyển khoáng và tuyển nổi, từ các bàn đãi) được đưa vào các hồ lắng trong và tái sử dụng cho quá trình sản

Một phần của tài liệu xây dựng mô hình ngăn ngừa, giảm thiểu ô nhiễm và hoàn thổ phục hồi môi trường trong khai thác, chế biến sa khoáng ven biển (Trang 30)