Một số Khảo sát về kiến thức, thái độ và thực hành của các bà mẹ về

Một phần của tài liệu Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng tại tỉnh thái nguyên (Trang 26)

bệnh tay chân miệng

1.4.1. Khảo sát về kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ/người chăm sóc trẻ về bệnh tay chân miệng trên thế giới

Kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) về phòng chống bệnh TCM là một trong những yếu tố có liên quan chặt chẽ đến dự phòng bệnh TCM, đặc biệt

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, trên thực tế, không phải toàn bộ bà mẹ/ngƣời chăm sóc trẻ đều có KAP tốt về vấn đề này. Nghiên cứu về kiến thức, thái độ đối với bệnh do EV71 gây ra tại Đài Loan (2010) trên 690 ông bố/bà mẹ và 104 cô giáo ở nhà trẻ mầm non cho thấy: tỷ lệ trả lời đúng về các biểu hiện nhiễm EV71 là 31,9% ở các ông bố/bà mẹ và 26% ở giáo viên; tỷ lệ ông bố/bà mẹ và cô giáo cho rằng có thuốc đặc hiệu kháng lại EV71 là khoảng 50%, nhƣng trên thực tế là không có; tỷ lệ biết mùa phát bệnh ở các ông bố/bà mẹ và cô giáo là 82,3% và 69,2% (theo thứ tự). Tỷ lệ cô giáo và ông bố/bà mẹ đồng ý rằng trẻ nên ở nhà khi mắc EV71 là 91,3% và 72,2%; tỷ lệ cô giáo và ông bố/bà mẹ cho rằng mắc EV71 là rất nguy hiểm chiếm 68% và 82% [74].

Nghiên cứu về KAP dự phòng bệnh TCM ở ngƣời chăm sóc trẻ dƣới 5 tuổi ở Bangkok cho kết quả: 50,4% ngƣời chăm sóc trẻ có kiến thức kém, 45,9% có kiến thức trung bình và 3,7% có kiến thức tốt. Tỷ lệ ngƣời chăm sóc trẻ có thái độ trung bình là 68,2% và thái độ tốt là 31,8%. Tỷ lệ ngƣời chăm sóc trẻ có thực hành chung tốt về phòng chống bệnh TCM ở mức độ kém là 0,2%; mức độ trung bình là 39,5% và mức độ tốt là 60,3% [53]. Một nghiên cứu khác về hành vi dự phòng EV71 trên 675 ngƣời chăm sóc trẻ dƣới 5 tuổi tại Đài Loan cho thấy 82% ngƣời tham gia nghiên cứu trả lời đúng các câu hỏi về kiến thức đối với bệnh do EV71 gây ra [60].

Nghiên cứu về KAP phòng chống bệnh TCM ở những ngƣời thăm và chăm sóc trẻ tại Khoa Nhi, bệnh viện Tengku Ampuan Afzan, Malaysia cho thấy: hơn một nửa (53,1%) đối tƣợng tham gia nghiên cứu biết về dấu hiệu và biểu hiện bệnh TCM; 56,3% đồng ý rằng bệnh TCM có thể gây tử vong; 40,6% tin tƣởng rằng TCM lây qua tiếp xúc thông thƣờng; 93,8% đồng ý đi khám chữa bệnh tại cơ sở y tế khi có biểu hiện bệnh và 65,6% đồng ý rằng vệ sinh sạch sẽ sẽ phòng đƣợc bệnh TCM [65].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

1.4.2. Khảo sát về kiến thức, thái độ và thực hành của bà mẹ/người chăm sóc trẻ về bệnh tay chân miệng tại Việt Nam

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng- Bộ y tế về: tình hình bệnh tay chân miệng tại Việt Nam, ngày 04-05/4/2013 cho thấy: tỷ lệ ngƣời dân hiểu sai và không biết về bệnh này khá cao (37,8% và 31,3%); hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh cho trẻ của các bậc cha mẹ và ngƣời chăm sóc trẻ chuyển biến chậm (22,8% ngƣời dân không biết các biện pháp phòng bệnh TCM) [6].

Theo Trần Đỗ Hùng, Dƣơng Thị Thuỳ Trang (2013), "Khảo sát kiến thức chăm sóc bệnh nhi TCM của các bà mẹ tại bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ" cho thấy: phần lớn các bà mẹ đều đã đƣợc nghe về bệnh trƣớc đó nhƣng chỉ là tên bệnh chứ không rõ các yếu tố nguy cơ, nguyên nhân và dấu hiệu nhận biết bệnh. Cụ thể có đến 119 bà mẹ (99,2%) đã nghe nói về bệnh (nguồn thông tin chủ yếu là ti vi là 71,7%, loa phát thanh chiếm tỷ 31,7%), trong đó 85% bà mẹ biết TCM là bệnh gì; 38,3% biết thời điểm xảy ra bệnh và 93,3% biết nhóm tuổi dễ mắc bệnh [33].

Cũng theo Theo Trần Đỗ Hùng, Dƣơng Thị Thuỳ Trang [33]. Khi nghiên cứu về kiến thức của 119 bà mẹ có con dƣới 5 tuổi cho thấy:

- Kiến thức về cách lây truyền: 56,7% bà mẹ không biết virus là nguyên nhân gây ra bệnh. 94,2% bà mẹ đều biết rằng tay chân miệng dễ lây nhƣng chỉ có 69,2% các bà mẹ biết đƣờng lây truyền bệnh.

- Kiến thức về phát hiện bệnh: Có 99,2% bà mẹ đều cho rằng tay chân miệng là bệnh nguy hiểm nhƣng chỉ có 64,2% biết biến chứng. Có 80,8% bà mẹ biết dấu hiệu phát hiện bệnh và 65% biết các triệu chứng nguy hiểm cần đƣa trẻ đến bệnh viện

- Kiến thức về cách chăm sóc nếu trẻ bệnh: 87,5% các bà mẹ biết cách xử trí nếu trẻ mắc bệnh. Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức tốt về chăm sóc bóng nƣớc,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

sốt và vết loét miệng tƣơng ứng là: 99,2%; 53,3% và 62,5%; 37,5% bà mẹ còn kiêng cữ và 22,9% không cách ly khi trẻ bệnh

- Về kiến thức về cách phòng bệnh: Đa số các bà mẹ không biết TCM chƣa có thuốc điều trị đặc hiệu và vaccine phòng bệnh, với tỷ lệ tƣơng ứng là 60,8% và 54,2%; 63,3% bà mẹ biết các biện pháp giảm nguy cơ lây nhiễm cho trẻ.

Theo Đặng Thị Thuý Phƣơng (2011), “ Khảo sát kiến thức, hành vi của các bà mẹ về bệnh tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Đồng Cần Thơ năm 2009- 2010” cho kết quả: 88,5% bà mẹ đã từng nghe về bệnh; 63,8% các bà mẹ có ít nhất 1 phƣơng tiện nghe nhìn trong đó tivi chiếm đến 96,4%; có đến 77,7% chƣa có kiến thức đúng về bệnh; chỉ có 26,2% các bà mẹ biết thời điểm xảy ra bệnh [41]. Đối với kiến thức phòng chống TCM: Kiến thức về cách lây truyền ( thấy 89,2% bà mẹ cho rằng bệnh có thể lây nhiễm và 29,2% biết nguyên nhân gây bệnh); Kiến thức phát hiện bệnh (các bà mẹ biết biến chứng của bệnh là 70,8%) và Kiến thức về cách chăm sóc nếu trẻ bệnh (có 61,5% các bà mẹ có hành vi không tốt trong vấn đề chăm sóc khi trẻ bệnh). Về hành vi của các bà mẹ: 91,5% các bà mẹ đã xử trí tốt bóng nƣớc cho trẻ, 51,5% chăm sóc tốt loét miệng, 91,5% chăm sóc đúng khi trẻ sốt và 62,3% bà mẹ vẫn cho trẻ sinh hoạt bình thƣờng trong gia đình, 17,7% bà mẹ tiếp tục cho trẻ đi nhà trẻ hay tiếp xúc với những trẻ khác khi trẻ đang bị bệnh [41].

Theo kết quà nghiên cứu của tác giả Nguyễn Tri Khoa (2012), "Kiến thức, thái độ, thực hành về phòng bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dƣới

5 tuổi tai Quận 11, TP. HCM năm 2012" [37]. Trong 401 bà mẹ có con dƣới 5 tuổi đƣợc phỏng vấn cho thấy:

- Đa số đối tƣợng trong mẫu nghiên cứu có độ tuổi 34 tuổi, dân tộc kinh, có trình độ cấp 2 và cấp 3 và số con của bà mẹ là một con. Nghề nghiệp của bà mẹ đa số là nội trợ.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Nguồn thông tin tiếp cận: phổ biến là báo, tivi, radio, internet là 82,3%, nguồn thông tin về bệnh TCM từ nhân viên y tế chiếm 70,3%.

- Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức chung đúng về phòng chống tay chân miệng chiếm 39,4%

- Tỷ lệ bà mẹ có thái độ chung đúng trong việc phòng chống bệnh tay chân miệng chiếm tỷ lệ 71,1%

- Tỷ lệ bà mẹ có thực hành chung đúng trong việc phòng chống bệnh TCM còn hạn chế (39,4%).

Nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Tuyền (2012) về "Kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh tay chân miệng của bà mẹ có con dƣới 5 tuổi ở các trƣờng mẫu giáo tại phƣờng Lái Thiêu, thị xã Thuận An, tỉnh Bình Dƣơng năm 2012” [51] trên 385 bà mẹ có con dƣới 5 tuổi cho kết quả:

- Tỷ lệ nguồn thông tin các bà mẹ nhận đƣợc nhiều nhất là từ tivi (91,2%), chiếm tỷ lệ thấp nhất là từ internet (10,7%).

- Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức chung đúng về bệnh tay chân miệng là 49,6%. Trong đó, kiến thức đúng về nguồn lây bệnh tay chân miệng chiếm tỷ lệ cao nhất 92,7%.

- Tỷ lệ bà mẹ có thái độ chung đúng về bệnh tay chân miệng là 96,4%. Trong đó, thái độ đúng về thuốc chích phòng ngừa bệnh tay chân miệng chiếm cao nhất 99,7%.

- Tỷ lệ bà mẹ có thực hành chung đúng về bệnh TCM là 58,7%. Thực hành quan sát khi trẻ sốt để phân biệt bệnh TCM chiếm cao nhất 97,7%

Theo Phạm Vũ Bích Ngọc (2010) khi nghiên cứu về "Kiến thức, thái độ, thực hành về bệnh tay chân miệng của các bà mẹ có con dƣới 5 tuổi tại phƣờng Tam Hiệp, thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai năm 2010" [40] cho kết quả sau:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tỷ lệ bà mẹ có kiến thức chung đúng về phòng bệnh TCM là 34,0%. Trong đó, kiến thức đúng về lứa tuổi dễ mắc bệnh TCM chiếm tỷ lệ cao nhất 86,5%.

- Tỷ lệ bà mẹ có thái độ chung đúng về phòng bệnh TCM là 87,8%. Trong đó, thái độ đúng về việc che miệng khi ho, hắt hơi chiếm tỷ lệ cao nhất 100,0%.

- Tỷ lệ bà mẹ có thực hành chung đúng về phòng bệnh TCM là 28,9%. Trong đó, thực hành đúng hƣớng dẫn trẻ rửa tay chiếm tỷ lệ cao nhất 96,3%.

* Tóm lại:

Bệnh tay chân miệng là một bệnh truyền nhiễm mới nổi và đang là thách thức đối với nhiều nƣớc trên thế giới, bệnh tay chân miệng đã và đang đe dọa tính mạng, sức khỏe trẻ em ở các nƣớc trên thế giới, đặc biệt là khu vực Châu Á. Từ năm 2009 đến nay bệnh có xu hƣớng liên tục tăng và duy trì ở mức cao ngay tại một số nƣớc có nền kinh tế phát triển nhƣ Nhật Bản, Singapore, Hàn Quốc, Trung Quốc…Tại Việt Nam, trƣớc năm 2011 bệnh tay chân miệng không thuộc nhóm bệnh phải báo cáo, nhƣng từ năm 2011- 2013 dịch bệnh xảy ra với diễn biến phức tạp hơn. Năm 2011, cả nƣớc ghi nhận 112.370 trƣờng hợp mắc bệnh tay chân miệng tại 63 tỉnh thành, số ca tử vong là 169. Năm 2012 cả nƣớc có 157.654 ngƣời mắc bệnh tay chân miệng, 45 ngƣời tử vong. Ba tháng đầu năm 2013, cả nƣớc có 14.260 trƣờng hợp mắc, 4 trƣờng hợp tử vong do bệnh tay chân miệng.

Tại Thái Nguyên, năm 2011 ghi nhận 236 trƣờng hợp mắc tay chân miệng đƣợc giám sát. Năm 2012 có 647 trƣờng hợp mắc, dịch bệnh xuất hiện tại 147/181 xã/phƣờng của 9/9 huyện thành. Năm 2013 dịch bệnh tay chân miệng tiếp tục diễn biến phức tạp hầu hết trên địa bàn tỉnh.

Một số yếu tố ảnh hƣởng đến tình hình dịch bệnh tay chân miệng ở Việt Nam bao gồm: điều kiện địa lý, xã hội, kinh tế; công tác tổ chức phòng chống dịch; hành vi phòng chống bệnh tay chân miệng của ngƣời dân. Theo nhận

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

định của Cục Y tế dự phòng thì tỷ lệ ngƣời dân hiểu sai và không biết về bệnh tay chân miệng khá cao (37,8% và 31,3%); hành vi vệ sinh cá nhân, vệ sinh cho trẻ của các bậc cha mẹ và ngƣời chăm sóc trẻ chuyển biến chậm (22,8% ngƣời dân không biết các biện pháp phòng bệnh tay chân miệng), đặc biệt đối với vùng trung du, miền núi. Kiến thức, thái độ, thực hành (KAP) của ngƣời dân nói chung và của bà mẹ có con dƣới 5 tuổi nói riêng sẽ góp phần tạo nên sức khoẻ tốt hoặc gây bệnh ở các nhóm ngƣời thuộc các lứa tuổi khác nhau sống trong các cộng đồng xã hội khác nhau. Nếu ngƣời dân trong cộng đồng, đặc biệt là bà mẹ có con dƣới 5 tuổi có KAP tốt về phòng chống bệnh tay chân miệng sẽ góp phần rất lớn trong công tác phòng chống dịch bệnh.

Thái Nguyên là một địa bàn trung du, miền núi. Điều kiện sống, trình độ nhận thức của đa số ngƣời dân chƣa cao, đây cũng là một trong những khó khăn rất lớn cho công tác phòng chống bệnh tay chân miệng. Việc tiến hành khảo sát kiến thức, thái độ, thực hành của các bà mẹ có con dƣới 5 tuổi và ngƣời chăm sóc trẻ về phòng chống bệnh tay chân miệng là rất cần thiết. Đây thực sự là thông tin có giá trị thực tiễn để giúp ngành y tế tỉnh Thái Nguyên dùng làm cơ sở khoa học chủ động xây dựng kế hoạch phòng chống dịch tay chân miệng trong địa bàn tỉnh Thái Nguyên, góp phần ngăn chặn dịch xảy ra và bùng phát trong cộng đồng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tƣợng nghiên cứu

- Sổ sách báo cáo giám sát về các trƣờng hợp mắc bệnh tay chân miệng hàng ngày, tuần, tháng, năm 2011 - 2013.

- Bà mẹ có con dƣới 5 tuổi tại 3 xã thuộc địa bàn nghiên cứu.

2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu

2.2.1. Địa điểm nghiên cứu

- Trung tâm y tế dự phòng (TTYTDP) tỉnh Thái Nguyên.

- Các xã đƣợc lựa chọn (Bình Thuận, Tiên Hội và Hoàng Nông) tại huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

2.2.2. Lý do chọn địa điểm nghiên cứu

- Chọn Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Thái Nguyên vì: Trung tâm y tế dự phòng là đơn vị y tế thƣờng xuyên cập nhật, thống kê báo cáo giám sát về các trƣờng hợp mắc bệnh tay chân miệng hàng tuần, tháng, năm trong địa bàn toàn tỉnh theo đúng quy định của Bộ Y tế.

- Chọn địa bàn là huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên để đánh giá KAP các bà mẹ có con dƣới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng vì: trong 9 huyện/thành của tỉnh Thái Nguyên, thì huyện Đại Từ là huện có tỷ lệ mắc bệnh tay chân miệng cao nhất. Mặt khác Đại từ là một huyện miền núi sát với Thành phố Thái Nguyên (cách 20 km), nằm trên đƣờng quốc lộ đi Tuyên Quang, vì thế khi có dịch bệnh xảy ra sẽ rất nhanh chóng lan xuống Thành phố hoặc sang Tuyên Quang và ngƣợc lại huyện Đại từ cũng có thể bị dịch bệnh từ nơi khác tràn sang.

2.2.3. Thời gian nghiên cứu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.3. Phƣơng pháp nghiên cứu

2.3.1. Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu mô tả, thiết kế cắt ngang.

2.3.2. Cỡ mẫu và phương pháp chọn mẫu [26]

a) Cỡ mẫu [26], [58]

- Mẫu điều tra tỷ lệ mắc bệnh: hồi cứu toàn bộ những trƣờng hợp mắc bệnh và tử vong đƣợc báo cáo về bệnh TCM tại tỉnh Thái Nguyên từ năm 2011-2013.

- Mẫu điều tra KAP của bà mẹ về phòng chống bệnh TCM:

Đối với nghiên cứu thực trạng KAP của bà mẹ có con dƣới 5 tuổi sử dụng công thức tính cỡ mẫu dành cho nghiên cứu mô tả.

2 2 ) 1 ( . 2 d q p Z n Z2(1 – α/2): hệ số tin cậy, Z2

(1 – α/2)= 1,96 với α = 0,05 tƣơng ứng với độ tin cậy là 95%;

p: Tỉ lệ ƣớc lƣợng: chọn p = 0,3886 (Nghiên cứu của tác giả Trần Thị Anh Đào và cộng sự (2014) cho tỷ lệ thực hành đúng về phòng bệnh TCM của bà mẹ có con dƣới 5 tuổi ở Đồng Nai là 38,86% [19]; q = 1- p = 0,6114 (61,14%);

, ƣớc tính d = 0,045;

Thay vào kết quả tính đƣợc cỡ mẫu n = 450, lấy thêm 5% đề phòng các trƣờng hợp không tham gia nghiên cứu, làm tròn, n = 472.

b) Cách chọn mẫu

* Tiêu chí chọn mẫu

- Tiêu chí chọn vào: bà mẹ có con dƣới 5 tuổi cƣ trú tại địa điểm nghiên cứu; đồng ý tham gia nghiên cứu; có khả năng nghe, hiểu và trả lời đƣợc bộ câu hỏi phỏng vấn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Tiêu chí loại ra: bà mẹ không đồng ý tham gia nghiên cứu; bà mẹ vắng

mặt trong lần phỏng vấn đầu tiên và lần quay lại phỏng vấn sau đó; bà mẹ bệnh tâm thần/bệnh khác mà không trả lời đƣợc phỏng vấn

* Chọn xã: chọn chủ đích 3 xã thuộc huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên

(01 xã thuộc trung tâm huyện – xã Bình Thuận; 01 xã gần trung tâm huyện – xã Tiên Hội và 01 xã xa trung tâm huyện – xã Hoàng Nông. Tiêu chí chọn

Một phần của tài liệu Thực trạng bệnh và kiến thức, thái độ thực hành của bà mẹ có con dưới 5 tuổi về phòng chống bệnh tay chân miệng tại tỉnh thái nguyên (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)