Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu đánh giá nhanh khả năng tích lũy carbon của mô hình nông lâm kết hợp (keo-chè) tại xã tân cương, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 31)

6. Thời gian và địa điểm nghiên cứu

1.2.1.1. Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý

Xã Tân Cương nằm ở phía Tây của thành phố Thái Nguyên, cách trung tâm thành phố 12 km.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Địa giới hành chính của xã tiếp giáp với các đơn vị hành chính như sau: - Phía Bắc giáp xã Phúc Trìu - thành phố Thái Nguyên;

- Phía Nam giáp xã Bình Sơn - thị xã Sông Công;

- Phía Đông và Đông Bắc giáp xã Thịnh Đức - thành phố Thái Nguyên; - Phía Tây giáp xã Phúc Tân - huyện Yên Phổ.

Nằm trên địa bàn có con sông Công, tỉnh lộ 267 (nối thành phố Thái

Nguyên với khu du lịch Hồ Núi Cốc và vùng chè đặc sản Tân Cương), đây là

điều kiện thuận lợi trong việc tiếp thu các thành tựu khoa học kĩ thuật, giao lưu văn hóa và đặc biệt là phát triển hoạt động thương mại- dịch vụ.

* Địa hình, địa mạo

Tân Cương là xã thuộc vùng bán sơn địa của thành phố Thái Nguyên, 45% diện tích là đồi núi, còn 55% diện tích là đồi thấp và ruộng (cánh đồng nhỏ xen kẽ). Phía Tây Nam xã là dãy núi Mỏ Vàng, phía Đông xã là núi Ông Nhí, phía Đông Nam xã là núi Guộc. Điểm cao nhất là 230m, điểm thấp nhất là 40m so với mặt nước biển.

* Khí hậu, thủy văn

Xã Tân Cương có khí hậu gió mùa nóng ẩm, mang đặc trưng của khí hậu miền Bắc Việt Nam; Trong năm có 4 mùa: Xuân - Hạ - Thu - Đông.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình trong năm là 22 - 23OC, sự chệnh lệch giữa ngày và đêm khoảng 2 - 5OC. Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 27,70OC và trung bình tháng thấp nhất là 16O

C.

- Nắng: số giờ chiếu nắng trong năm là 1.600 - 1.700 giờ. Tháng 5,6,7,8 có số giờ nắng cao nhất (170 - 200 giờ) và tháng 2,3 có số giờ nắng thấp nhất (40 - 50 giờ).

- Mưa: Lượng mưa trung bình năm là 1.764 mm, tập trung chủ yếu vào các tháng 6,7,8,9 (chiếm 85% lượng mưa cả năm).

- Độ ẩm: Trung bình năm đạt khoảng 82%. Độ ẩm có sự biến thiên theo mùa, độ ẩm cao nhất vào tháng 7, 8 (86 - 87%) và độ ẩm thấp nhất vào tháng 3 (70%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Gió, bão: Hướng gió thịnh hành chủ yếu là gió mùa Đông Nam (từ

tháng 4 đến tháng 10) và gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau). Do nằm xa biển nên xã ít chịu ảnh hưởng trực tiếp từ bão.

Chế độ thủy văn xã chịu ảnh hưởng chính của dòng sông Công với chiều dài chảy qua địa bàn khoảng 0,8 km. Ngoài ra trên địa bàn còn có một số con suối: suối Hồng Thái (Trại Trâu) có đầu nguồn là xã Phúc Trìu, chảy qua các xóm Đội Cấn, Hồng Thái 2, Soi Vàng cuối cùng nhập vào sông Công; Suối Cầu Tây có đầu nguồn từ xã Thịnh Đức, theo ranh giới xã Tân Cương và xã Thịnh Đức. Hệ thống các ao, hồ nhỏ được phân bố rải rác trên địa bàn. Lượng nước trên địa bàn xã phụ thuộc chủ yếu vào lượng nước trên sông Công và lượng mưa hàng năm.

Một phần của tài liệu đánh giá nhanh khả năng tích lũy carbon của mô hình nông lâm kết hợp (keo-chè) tại xã tân cương, thành phố thái nguyên, tỉnh thái nguyên (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)