6. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
1.1.8. Nhận xét chung
Điểm qua các công trình nghiên cứu trên thế giới và trong nước về các vấn đề có liên quan có thể rút ra một số nhận xét sau đây:
+ Các công trình nghiên khả năng hấp thụ carbon của thực vật được thế giới quan tâm nghiên cứu từ rất sớm và đã đạt được nhiều thành công nổi bật như: Xác định được khả năng hấp thụ CO2 cho nhiều loại rừng khác nhau, xây dựng được cơ sở khoa học cũng như thực tiễn trong việc nghiên cứu hấp thụ CO2 của rừng, xây dựng được nhiều phương pháp tiên tiến trong nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2.
+ Đối với Việt Nam, vấn đề nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng được nghiên cứu khá muộn so với thế giới, tuy nhiên đây là lĩnh vực đã được sự quan tâm rất lớn của toàn xã hội và bước đầu cũng đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, đặc biệt là đối với một số loài cây trồng rừng phổ biến ở nước ta như: Thông nhựa, Thông đuôi ngựa, Mỡ, Bạch đàn, Keo lai, Keo lá tràm… Góp phần quan trọng trong việc định lượng giá trị môi trường rừng ở nước ta. Tuy nhiên, hầu hết các công trình nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 ở nước ta mới chỉ tập trung chủ yếu vào nghiên cứu cho đối tượng là rừng trồng, đối tượng rừng tự nhiên đặc biệt là các mô hình NLKH vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu đúng mức. Hiện nay, các mô hình NLKH chiếm một tỷ trọng khá lớn so với tổng diện tích rừng tự nhiên ở các tỉnh vùng núi phía bắc của nước ta, do vậy việc nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 cho đối tượng rừng này là rất cần thiết trong tiến trình lượng hóa các giá trị môi trường rừng, chi trả dịch vụ môi trường rừng và hướng tới thị trường thương mại carbon trên thế giới. Thông qua các công trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, đã tham khảo, kế thừa có chọn lọc các phương pháp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn/
của các tác giả như: Võ Đại Hải, Bảo Huy, Vũ Tấn Phương, Ngô Đình Quế, Hoàng Văn Dưỡng…
+ Nghiên cứu hấp thụ carbon trong rừng trồng đã được tiến hành trong vài năm qua, tập trung cho các loài cây trồng rừng thuần loài chính ở Việt Nam, trong khi đó mô hình NLKH, một kiểu sử dụng đất bền vững hơn về môi trường chưa được nghiên cứu lượng carbon hấp thụ để chỉ ra ý nghĩa về môi trường của phương thức này.
+ Vấn đề chi trả dịch vụ môi trường trong hấp thụ CO2 của rừng trồng đã được đưa vào chương trình CMD, và để giảm thiểu mất rừng tự nhiên, việc chi trả để giảm phát thải từ suy thoái và mất rừng tự nhiên trong chương trình REDD cũng đang được xúc tiến. Trong khi đó mô hình NLKH, một phương thức hài hòa giữa lợi ích kinh tế sử dụng đất của nông dân với lợi ích môi trường, thì chưa được đề cập để lượng hóa giá trị hấp thụ CO2 của nó. Vì vậy các vấn đề liên quan cần được nghiên cứu hoàn thiện là:
+ Phương pháp nghiên cứu ước lượng sinh khối, lượng carbon tích lũy trong hệ thống mô hình Nông lâm kết hợp.
+ Lượng hóa được giá trị dịch vụ hấp thụ CO2 của các mô hình Nông lâm kết hợp và thúc đẩy một cơ chế chi trả nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cộng đồng trong quản lý sử dụng đất một cách bền vững và có hiệu quả nhiều mặt.