Phương pháp xác định sinh trưởng của tảo

Một phần của tài liệu Tối ưu điều kiện nuôi loài vi tảo lục Haematococcus Pluvialis trong hệ thống photobioreactor kín ở quy mô dung tích 20L (Trang 47)

- Xác định mật độ tế bào vi tảo bằng buồng đếm Burker – Turk (Đức): Lắc đều mẫu, dùng pippete man trộn đều mẫu cần đếm, pha loãng mẫu 5 – 20 lần tùy theo số lượng tế bào và nhỏ một lượng cần thiết (40 µL) chia đều vào mỗi buồng đếm, đậy la men sao cho la men không lệch ra khỏi buồng đếm, đặt la men nghiêng 45º so với buồng đếm rồi đặt xuống từ từ để tránh tạo ra bọt khí, đợi trong 5 phút sau đó đặt buồng đếm lên kính hiển vi quang học Olympus CX21 (Nhật Bản).

Điều chỉnh tiêu cự của kính hiển vi quang học và tiến hành quan sát ở vật kính 10X để tìm được buồng đếm trên thị trường, điều chỉnh ốc vi cấp để quan sát tế bào rõ hơn. Tiến hành đếm trên cả 16 ô lớn của buồng đếm. Cần chú ý khi đếm phải qui ước cạnh được đếm trên ô vuông lớn để đếm chính xác hơn. Số lần đếm được lặp lại khoảng 5 đến 6 lần.

Mật độ tế bào được tính theo công thức: D = A * X * 104

Trong đó, D: Mật độ tế bào (tế bào/mL); A: Tổng số tế bào trong 16 ô của buồng đếm; X: Hệ số pha loãng.

- Tốc độ sinh trưởng đặc trưng (µ), được tính theo công thức (Molina và cs., 2001)

µ = (lnN2 –lnN1)/(t2 – t1)

Trong đó, N1, N2 : mật độ tế bào (tế bào/mL) ở ngày thứ t1 và t2.

- Đo mật độ quang học ở bước sóng 680 nm (OD680): Mật độ tế bào tảo H. pluvialis trong môi trường nuôi có thể được xác định một cách gián tiếp nhờ phương pháp đo mật độ quang học ở bước sóng 680 nm trên máy quang phổ OD UV 1601 (Nhật Bản). Theo phương pháp này, số lượng photon ánh sáng bị hấp thụ tỉ lệ thuận với lượng sinh khối tế bào trong mẫu đem đo (trừ những mẫu có nồng độ tế bào quá đậm đặc), hay nói cách khác là trong những điều kiện sinh trưởng nhất định thì OD tỉ lệ thuận với mật độ tế bàọ Trong quá trình đo, nếu giá trị OD > 1,0 thì cần pha loãng dịch tảo sao cho OD luôn nhỏ hơn 1,0.

- Xác định khối lượng sinh khối tảo: Ở các thời điểm thu mẫu, 700 mL dịch nuôi được ly tâm thu sinh khối tế bào, chuyển vào đĩa petri đường kính 5 cm đã biết khối lượng, cân được khối lượng sinh khối tươi (SKT). Sau đó, sinh khối được sấy ở 60 0C trong 3 giờ và cân lại để xác định khối lượng sinh khối khô (SKK). Các phép cân được tiến hành bằng cân kỹ thuật (Precisa XT2200A, Thụy Điển). Sinh khối này tiếp tục được sử dụng để xác định hàm lượng lipid.

Khối lượng sinh khối của mẫu được xác định theo công thức sau: KL (SKT, SKK) (g) = KL (cốc+sinh khối tảo) - KL (cốc)

Năng suất sinh khối được xác định là gSKT/L, gSKT/L/ngày và gSKT/m2/ngàỵ

Một phần của tài liệu Tối ưu điều kiện nuôi loài vi tảo lục Haematococcus Pluvialis trong hệ thống photobioreactor kín ở quy mô dung tích 20L (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(88 trang)