- Cháy nổ, chập điện
3.4.1. Tác động của khí thải * Nguồn thả
* Nguồn thải
Nguồn phát sinh khí thải chính khi mỏ đi vào hoạt động là quá trình đốt cháy nhiên liệu từ các động cơ của thiết bị khai thác, các phương tiện giao thông vận tải, nổ mìn.
♦ Thải lượng khí thải do đốt Xăng, Dầu
Để tính thải lượng các chất ô nhiễm, dùng phương pháp đánh giá nhanh dựa trên hệ số ô nhiễm khi đốt cháy các nhiên liệu khác nhaụ
Thải lượng ô nhiễm được xác định dựa theo công thức sau:
Q = B x K
Trong đó: Q- là thải lượng ô nhiễm (kg) B- là lượng nhiên liệu đốt (kg) K- là hệ số ô nhiễm.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hệ số ô nhiễm (K) khi đốt cháy 1.000 lít xăng thải ra 291 kg CO2; 33,2 kg C2H4; 11,3 kg SO2; 0,4 kg anđehyt.
Tương tự đốt cháy một tấn dầu Diezel thải ra 0,6 kg bụi , SO2= Sx10 (S là % lưu huỳnh trong dầu), NOx = 2,6 kg; CO = 0,7 kg; THC = 0,354kg; anđehyt = 0,24kg.
Để đảm bảo các hoạt động của Dự án: Ước tính tổng nhu cầu nhiên liệu là:
+ Tổng nhu cầu về xăng: 470 lít/ năm.
+ Tổng nhu cầu về dầu Diezel là: 93.560 lít / năm (dầu Diezel: Với tỷ trọng là 0,8kg/lít) tương ứng 74.848 kg/năm = 74,848 tấn/năm.
Bảng 3.3.Thải lượng các chất ô nhiễm thải ra khi đốt 74,848 tấn dầu Diezel trong một năm.
Khí thải
Hệ số ô nhiễm (K)
Khi đốt 1 tấn dầu Diezel Thải lượng/năm Đơn vị
Bụi 0,6 44,91 kg
NOx 2,6 194,6 kg
CO 0,7 52,39 kg
THC 0,354 26,496 kg
Andehyt 0,24 17,96 kg
Bảng 3.4. Thải lượng các chất ô nhiễm thải ra khi đốt 470 lít xăng trong một năm
TT Khí thải Hệ số ô nhiễm (k) khi đốt 1000 lít xăng
Thải lượng/ năm Đơn vị
1 CO2 291 136,77 Kg
2 C2H4 33,2 15,6 Kg
3 SO2 11,3 5,3 Kg
4 Anđehyt 0,4 0,19 kg
♦ Thải lượng khí thải do nổ mìn
Lượng khí thải sinh ra do nổ mìn, thực chất là cháy nổ AD1. Thuốc nổ AD1 (amonit) có chứa tới 79% Amonnitrat và 21% TNT. Khi cháy nổ AD1 chính là cháy nổ TNT, còn Amon nitrat là chất xúc tác, có nhiệm vụ cấp ôxy cho phản ứng cháỵ
Phản ứng cháy nổ AD1 như sau: