III. Loài(bài 28 tr123)
2. Hình thành loài cùng khu vực địa lí.
Cách loài mới cũng có thể được hình thành mà không cấn có các trở ngại địa lý, miễn là giữa các quần thể có các trở ngại dẫn đến cách li sinh sản. Gốm có 3 con đường:
a. Cách li tập tính.
- VD: SGK tr 129: 2 loài cá rất giống nhau trong một hồ ở châu Phi đang trên đường hình thành loài mới( các em đọc thêm)
-Cơ chế: Các cá thể của 1 quần thể do đột biến có được KG nhất định làm thay đổi 1 số đặc điểm liên quan tới tập tính giao phối thì những cá thể đó sẽ có xu hướng giao phối với nhau tạo nên quần thể cách li với quần thể gốc. Lâu dần , sự khác biệt về vốn gen do giao phối không ngẫu nhiên cũng như các nhân tố tiến hoá khác cùng phối hợp tác động có thể sẽ dẩn đến sự cách li sinh sản và hình thành nên loài mới .
b. Cách li sinh thái
- Hai quần thể của cùng một loài sống trong 1 khu vực địa lí nhưng ở hai ổ sinh thái khác nhau thì lâu dần có thể dẫn đến cách li sinh sản và hình thành loài mới do sự giao phối gần giữa các cá thể trong cùng một sinh cảnh - Đặc điểm: Thường xảy ra với đv ít di chuyển, tv phát tán kém
c. Hình thành loài bằng lai xa và đa bội hoá.
- Xét vd loài bông được hình thành bằng lai xa kèm theo đa bội hoá:
Loài bông châu Âu 2n = 26 NST lớn x loài bông dại ở Mĩ 2n = 26 NST bé Cơ thể bông lai xa có 2n = 26 ( 13 NST lớn và 13 NST bé)( Bất thụ) Đa bội hoá
Cơ thể bông song nhị bội 2n = 52 (26 NST lớn và 26 NST bé)(hữu thụ). Khi chúng được nhân lên và cách li sinh sản với 2 loài bông ban đầu thành loài bông mới .
* Kết luận: Con lai xa khác loài(bất thụ) nếu được đa bội hoá làm cho các NST của mỗi loài đều có NST tương
đồng thì chúng có thể sinh sản bình thường(hữu thụ). Chúng được xem là một loài mới so với các loài bố mẹ vì khi lai trở lại với các loài bố mẹ thì sẽ cho con lai bất thụ (cách li sinh sản với các loài bố mẹ)
Lưu ý.- Cơ thể lai xa thường bất thụ do cơ thể lai xa mang bộ NST đơn bội của 2 loài khác nhau nên không tạo cặp nst tương đồng dẫn tới quá trình giảm phân diễn ra không bình thường tạo giao tử mất cân bằng về gen kết quả con lai giảm khả năng sinh sản hoặc bất thụ
- Khắc phục bất thụ ở cơ thể lai xa: tiến hành đa bội hóa tăng gấp đôi số lượng NST tạo cặp NST tương đồng→ QT giảm phân xảy ra bt →con lai sinh sản được
- Thường gặp ở tv( dương xỉ, tv có hoa...), ít gặp ở đv vì:
+ Ở tv việc đa bội hóa ít ah đến sức sống mà nhiều khi còn tăng khả năng sinh sản
+ Đv làm mất cân bằng gen →rối loạn cơ chế xác định giới tính→chết ( trừ một số loài thằn lằn như C.sonrae có khả năng trinh sinh(sinh sản vô tính) tạo thằn lằn tam bội 3n)
KL: Dù hình thành loài theo phương thức nào loài mới cũng không xuất hiện với một cá thể mà là 1 hoặc 1 nhóm QT và là một mắt xích trong hệ sinh thái dưới tác động của CLTN