Hiện trạng về công nghệ xử lý

Một phần của tài liệu tổng quan về chất thải rắn và tác động môi trường chất thải rắn (Trang 31 - 33)

Toàn bộ quy trình công nghệ của ngành vệ sinh đô thị hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế giải quyết hợp lý hiệu quả khối lượng rác thải sinh hoạt trên Thành phố.

Công nghệ hệ thống công trình thu gom, lưu chứa, trung chuyển rác của ngành còn lạc hậu chưa đáp ứng được nhu cầu về vệ sinh đô thị của Thành phố.

Các phương tiện thu gom, lưu chứa và vận chuyển rác sinh hoạt mặc dù đã được đầu tư khá nhiều nhưng vẫn còn thiếu, thường xuyên chứa rác vượt công suất cho phép, một số phương tiện đã quá hạn sử dụng nên trong quá trình lưu chứa, vận chuyển không đạt tiêu chuẩn.

Thành phố Hồ Chí Minh hiện có các công trình xử lý rác sau :

+ Công trường xử lý rác Gò Cát – huyện Bình Chánh, với diện tích là 25ha, tỷ trọng rác sau khi nén là 0,5 tấn/m3. Tổng công suất xử lý của công trường là 3.750.000 tấn và công suất tiếp nhận rác là 2.000 tấn/ngày.

+ Công trường xử lý rác Đông Thạnh thuộc huyện Bình Chánh, là công trường có lịch sử hình thành khá lâu từ trước 1990. Công trường hiện tại có diện tích 43,5ha, có tường rào cao bao quanh và một phần chu vi có vành đai xanh. Hiện tại, công trường xử lý rác Đông Thạnh đã đóng cửa vào cuối năm 2002, và thay thế công trường này là BCL Phước Hiệp.

+ Bãi chôn lấp Phước Hiệp thuộc xã Phước Hiệp – huyện Củ Chi, tiếp giáp với tỉnh Long An qua kênh Thầy Cai. Bãi có diện tích được Chính phủ

duyệt là 109 ha, với công suất thiết kế là 3.000 tấn/ngày. Đây là bãi chôn lấp hợp vệ sinh, bắt đầu hoạt động từ năm 2002 nhằm thay thế công trường xử lý rác Đông Thạnh. Nước thải rỉ rác sau khi xử lý được đổ ra kênh Thầy Cai.

2..3.3. Những nguyên tắc kỹ thuật trong quản lý chất thải rắn a. Nguồn phát thải CTR và phân loại CTR tại nguồn

Nguồn phát thải CTR và phân loại CTR tại nguồn bao gồm các hoạt động nhặt, tập trung và phân loại CTR để lưu trữ, chế biến chất thải rắn trước khi được thu gom. Trong quản lý và phân loại chất thải rắn tại nguồn các loại nhà ở và công trình được phân loại dựa vào số tầng. Ba loại thường được sử dụng nhất là :

 Nhà thấp tầng : dưới 4 tầng.

 Nhà trung tầng : từ 4 – 7 tầng.

 Nhà cao tầng : trên 7 tầng.

Những người chịu trách nhiệm và các thiết bị hỗ trợ được sử dụng cho việc quản lý và phân loại chất thải rắn tại nguồn được trình bày ở Bảng 2.10.

Bảng 2.11 : Nguồn nhân lực và thiết bị hỗ trợ trong việc quản lý và phân loại chất thải rắn tại nguồn

Nguồn Người chịu trách nhiệm Thiết bị hỗ trợ

Khu dân cư

Thấp tầng Dân thường trú, người thuê

nhà Các vật chứa gia đình, thùngchứa lớn, xe đẩy rác nhỏ Trung tầng Người thuê nhà, nhân viên

phục vụ, người coi nhà, những người thu gom theo hợp đồng

Các máng đổ trọng lực, các băng chuyền chạy bằng khí nén, máy nâng, xe thu gom.

Cao tầng Người thuê nhà, nhân viên phục vụ, người coi nhà

Các máng đổ trọng lực, các băng chuyền chạy bằng khí nén, máy nâng, xe thu gom

Thương mại Nhân viên, người gác cổng Các xe thu gom có bánh lăn, các thùng chứa, máy nâng, băng chuyền chạy bằng khí nén

Công nghiệp Nhân viên, người gác cổng Các xe thu gom có bánh lăn, các thùng chứa, máy nâng, băng tải

nhân viên đô thị nắp đậy

Trạm xử lý Các nhân viên vận hành

trạm Các loại băng tải khác nhau, cácthiết bị vận hành thủ công

Nông nghiệp Người chủ vườn, công nhân Thay đổi khác nhau tuỳ theo sản phẩm

(Nguồn : George Tchobanoglous, et al,1993)

Một phần của tài liệu tổng quan về chất thải rắn và tác động môi trường chất thải rắn (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w