Hiện trạng tổ chức quản lý

Một phần của tài liệu tổng quan về chất thải rắn và tác động môi trường chất thải rắn (Trang 28 - 31)

Hiện trạng tổ chức quản lý chất thải rắn ở Thành phố Hồ Chí Minh được trình bày theo sơ đồ sau :

Hình 2.2 : Sơ đồ tổ chức quản lý rác ở Tp. HCM c. Thu gom và vận chuyển

Rác sinh hoạt từ các hộ gia đình được chứa trong những thùng rác do người dân tự mua. Rác ở hộ dân được thu gom bằng thủ công đổ vào các xe đẩy tay cùng với rác đường phố. Trên các đường phố, rác được chứa trong các thùng chứa 200 – 600 lit và thu gom vào các xe ép rác. Rác được tập trung tại các điểm hẹn.

Hình thức thu gom chất thải rắn sinh hoạt, được hoạt động liên tục 1 lần/ngày các xe thu gom sẽ đến các hộ dân để thực hiện công đoạn thu gom, với quy trình được thực hiện theo từng tuyến thu gom, trên các tuyến thu gom được phân thành các dây thu gom chính. Người đi thu gom có trách nhiệm thu gom trong các dây thu gom của họ (được phân công, hợp đồng thu gom, …). Sau đó, chuyển rác đến các điểm hẹn hoặc trạm trung chuyển. Từ đó, giao rác cho các xe vận chuyển

UBND TP UBND UBND Phường Lực lượng thu gom dân lập UBND Quận Sở TN – MT Cty CTDT Quận Cty MTĐT

chuyên dụng. Các xe này có nhiệm vụ chở rác đến các bãi xử lý chất thải, hoặc đến trạm phân loại tập trung.

Quy trình chuẩn trong thu gom và vận chuyển rác của Tp. Hồ Chí Minh được trình bày theo sơ đồ sau :

(Nguồn : Hội thảo quản lý CTRSH TP.HCM)

Hình 2.3 : Sơ đồ công nghệ hệ thống thu gom, vận chuyển chuẩn CTRSH Thành phố Hồ Chí Minh Container ép lớn Xe ép lớn (7 – 12 tấn) Xe ép nhỏ (2 – 4 tấn) Xe ép lớn (7 – 12 tấn) Đẩy tay (sọt tre), ba gác, xe lam Xe ép nhỏ (2 – 4 tấn) Điểm tập kết Trạm trung chuyển Bãi chôn lấp Nguồn rác thải từ : hộ gia đình, trường học, văn phòng, khu thương mại, … Trạm ép kín Điểm tập trung rác dọc lề đường và các nguồn phát sinh rác lớn Xe ép nhỏ (2 – 4 tấn) Xe ép lớn (7 – 12 tấn)

Thu gom CTSH tại hộ dân, … Thu gom lần 2 và vận chuyển tới trạm trung chuyển

Vận chuyển đến BCL

Phân loại tại nguồn

Hiện tại việc phân loại rác tại nguồn chưa được thực hiện trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, cũng như chưa có bất kỳ một văn bản pháp luật nào quy định người dân phải thực hiện phân loại rác tại nguồn ở nhà mình. Điều này làm cho công tác quản lý rác thải ở thành phố gặp nhiều khó khăn.

Cho đến nay việc phân loại rác tại nguồn ở thành phố chỉ thực hiện thí điểm một vài dự án nhằm mục đích đúc kết kinh nghiệm và triển khai ứng dụng thực tế cho nhiều nơi và trong các chương trình, phương án quản lý và xử lý rác của thành phố.

“Dự án thử nghiệm phân loại rác tại nguồn” do Sở KH CN – MT nay là Sở TN – MT thành phố chủ trì thực hiện trong hai năm từ tháng 6/1997 đến tháng 6/1999 tại khu phố 4, phường 12, quận 5 Tp. Hồ Chí Minh dưới sự tài trợ của tổ chức ENDA Việt Nam (Tổ chức chuyên trách các vấn đề môi sinh và phát triển của Thế giới thứ ba) và ECAP/Australia.

Hiện nay, Công ty Môi trường đô thị thành phố đang xây dựng một trạm phân loại thứ cấp tại công trường xử lý Gò Cát với công suất 200 tấn/ngày đang thực hiện phân loại thứ cấp cho rác phân loại tại nguồn của quận 6.

Thu hồi – tái chế

Các hoạt động thu hồi – tái chế các vật liệu có thể sử dụng được ở thành phố được thực hiện một cách bị động. Hoạt động này chí được thực hiện bởi những người nhặt rác. Họ nhặt những gì còn có thể bán được cho các cơ sở thu mua phế liệu hoặc những đồ còn có thể sử dụng được. Những vật liệu này bao gồm : nhựa mềm, nhựa cứng, bao nylon, giấy cac loại, kim loại (nhôm, sắt).

Hoạt động của những người này diễn ra trong hầu hết các khâu thu gom vận chuyển. Các hoạt động này một mặt góp phần làm giảm khối lượng rác đi vào BCL mang lại lại ích kinh tế từ việc tái chế, tái sử dụng các vật liệu; mặt khác hoạt động này diễn ra một cách tự phát không được tổ chức nên gây cản trở cho hoạt động thu gom, vận chuyển và xử lý. Làm mất mỹ quan đô thị do làm phát tán rác đã được thu gom trên đường phố do hoạt động bươi nhặt rác ở những

thùng rác, các điểm hẹn.

Ngày 30/11/2006, UBND TP.HCM đã quyết định thành lập quỹ tái chế, với mức vốn ban đầu là 12 triệu USD. Quỹ tái chế có chức năng hỗ trợ, cho vay vốn thực hiện các đề án, nghiên cứu ứng dụng trong lĩnh vực tái chế, quản lý chất thải… Như vậy, với lộ trình mà Sở Tài nguyên và Môi trường TP.HCM đặt ra, đến năm 2008, khoảng 50% rác thải của TP.HCM được tái chế và 100% rác thải được xử lý, đang có những tín hiệu lạc quan.

Một phần của tài liệu tổng quan về chất thải rắn và tác động môi trường chất thải rắn (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(49 trang)
w