Phân tích kết quả thực nghiệm sư phạm :

Một phần của tài liệu Dạy học khám phá có hướng dẫn đối với chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng trong chương trình hình học lớp 10 ban nâng cao (Trang 91 - 98)

3.3.7.1. Phân tích kết quả về mặt định tính

- Trong các giờ học ở lớp thực nghiệm HS rất sôi nổi, hứng thú tham gia vào các hoạt động học tập và nắm vững kiến thức hơn, vận dụng vào giải quyết các vấn đề học tập nhanh hơn so với HS ở lớp đối chứng.

- Các GV tham gia dạy thực nghiệm đều khẳng định dạy học theo phương pháp này còn có tác dụng rèn luyện tính tích cực, năng lực phán đoán, khả năng đánh giá, trí thông minh sáng tạo cho HS và đặc biệt có tác dụng giúp HS phát triển năng lực nhận thức, tư duy, tư duy phê phán.

3.3.7.2. Phân tích định lượng kết quả thực nghiệm sư phạm a/ Tỉ lệ HS yếu, kém, trung bình, khá và giỏi

Qua kết quả thực nghiệm sư phạm được trình bày ở bảng 3.3 cho thấy chất lượng học tập của HS khối TN cao hơn HS khối lớp ĐC, thể hiện:

- Tỉ lệ phần trăm (%) HS yếu kém, trung bình của khối TN luôn thấp hơn của khối ĐC ( thể hiện qua biểu đồ hình cột)

- Tỉ lệ phần trăm(%) HS khá giỏi của khối TN luôn cao hơn của khối ĐC (thể hiện qua biểu đồ hình cột).

b/ Giá trị các tham số đặc trưng

- Điểm trung bình cộng của HS khối TN cao hơn của khối ĐC (Bảng 3.2). - Dựa vào bảng 3.4 thì các giá trị S và V của lớp TN luôn thấp hơn của lớp ĐC chứng tỏ chất lượng của lớp TN tốt hơn và đều hơn so với lớp ĐC .

- V nằm trong khoảng 10-30% , vì vậy kết quả thu được đáng tin cậy.

Những kết quả trên cho thấy hướng nghiên cứu của đề tài là phù hợp với thực tiễn của quá trình dạy học và góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.

c/ Độ tin cậy của số liệu

Để đánh giá độ tin cậy của số liệu trên chúng tôi so sánh các giá trị Xcủa lớp TN và ĐC bằng chuẩn Student. Tính: TN 2 2 x x y y x y x y x y X - Y t = f S + f S n + n n + n - 2 n n

Trong đó: n là số sinh viên của mỗi lớp thực nghiệm X là điểm trung bình cộng của lớp TN Y là điểm trung bình cộng của lớp ĐC 2

x

S và 2

y

S là phương sai của lớp TN và lớp ĐC nx và ny tổng số HS của TN và lớp ĐC

fxnx1 và fyny1

với  và số bậc tự do f = nx + ny - 2. Tra bảng phân phối Student để tìm t,f.

Nếu tTN > t,f thì sự khác nhau giữa hai nhóm là có ý nghĩa.

Còn nếu tTN < t,f thì sự khác nhau giữa hai nhóm là không có ý nghĩa (hay là do nguyên nhân ngẫu nhiên).

Phép thử Student cho phép kết luận sự khác nhau về kết quả học tập giữa nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng là có ý nghĩa hay không.

Ví dụ 1: So sánh điểm trung bình bài kiểm tra số 1 của lớp 10 TN1 (44) và lớp 10 TN2 (45), ta có: 8.00 7.29 2.08779 43x2.32 44x2.823 44 45 44 45 2 544x45 TN t       

Lấy = 0,95 tra bảng phân phối Student với f = 44+ 45 - 2 = 87 ta có

Như vậy là với độ tin cậy là 95% thì tTN > t,f

Vậy sự khác nhau giữa X và Y là có ý nghĩa ( tức là sử dụng các phản ví dụ để phát huy tư duy phê phán của HS là có hiệu quả hơn trong dạy học)

Ví dụ 2: So sánh X các bài kiểm tra của khối TN và ĐC:

7.72 7.02 5.28 315x2.63 315x2.92 316 316 316 316 2 316x316 TN t =      

Lấy = 0,95 tra bảng phân phối Student với f = 316+316-2=630 ta có

t,f = 1,645.

Vậy tTN > t,f . Có nghĩa là vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn đối với chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng trong chương trình hình học lớp 10 ban nâng cao để phát huy rèn luyện tính tư duy phê phán của HS là có hiệu quả hơn trong dạy học.

3.3.7.3. Nhận xét

Từ việc vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn bài dạy hình thành khái niệm mới, bài luyện tập theo hướng để phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS và trao đổi với các GV khác khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, chúng tôi có những nhận xét sau:

- Các tình huống được lựa chọn cho quá trình điều khiển hoạt động nhận thức của HS trong các bài giảng thực nghiệm là phù hợp thứ tự logic, HS hiểu câu hỏi và tích cực tham gia vào các hoạt động trong giờ học.

- HS các lớp thực nghiệm nắm vững bài hơn, kết quả điểm trung bình cao hơn so với các lớp đối chứng.

- Trên cơ sở quan sát sự tích cực của HS trong giờ học và phân tích kết quả kiểm tra chúng tôi nhận thấy ở các lớp thực nghiệm số HS đạt điểm khá giỏi cao hơn các lớp đối chứng; không khí học tập tích cực hơn, sôi nổi hơn và độ bền kiến thức cao hơn (biểu hiện qua kiểm tra bài cũ ở các tiết học sau).

Như vậy ta có thể kết luận rằng việc sử dụng hợp lý các tình huống dạy học khám phá có hướng dẫn trong quá trình điều khiển hoạt động nhận thức của

HS mang lại hiệu quả cao, HS thu nhận kiến thức chắc chắn, bền vững, khả năng vận dụng kiến thức linh hoạt, độc lập và phát triển được tư duy phê phán tích cực, chủ động, sáng tạo của HS.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong quá trình tiến hành thực nghiệm sư phạm, chúng tôi thấy rằng: nhìn chung đa số HS học tập tích cực, sôi nổi hơn, thích thú với những giờ dạy mà có sử dụng các tình huống dạy học khám phá có hướng dẫn trong bài giảng. Điều đó kích thích hứng thú của cả thầy lẫn trò trong thời gian thực nghiệm.

Thông qua thực nghiệm sư phạm, đánh giá việc hoàn thành mục đích nghiên cứu của đề tài. Đồng thời qua đó cũng đánh giá được việc tuyển chọn, xây dựng và sử dụng các tình huống dạy học khám phá có hướng dẫn trong bài giảng nhằm rèn luyện tư duy cho HS là hoàn toàn phù hợp với HS hiện nay.

Các số liệu phân tích cho thấy phương pháp thống kê toán học là hoàn toàn chính xác.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

Quá trình nghiên cứu đề tài: “Dạy học khám phá có hướng dẫn đối với chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng trong chương trình hình học lớp 10 ban nâng cao” đã thu được kết quả sau:

- Hệ thống được cơ sở lý luận về phương pháp dạy học khám phá và phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn: quan niệm về dạy học khám phá của các nhà tâm lý học, giáo dục học trong và ngoài nước, đưa ra quan niệm của luận văn về phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn.

- Luận văn đã đưa ra được các cách thức và biện pháp tổ chức hoạt động dạy học có sử dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn. Đã nghiên cứu và đề xuất một số cách thông thường để xây dựng các hoạt động khám phá (hệ thống câu hỏi dẫn dắt) trong dạy học môn Toán nói chung và đặc biệt là trong nội dung hình học phương pháp toạ độ trong mặt phẳng lớp 10 ban nâng cao.

- Xây dựng được một số giáo án minh họa sử dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong nội dung phương pháp tọa độ trong mặt phẳng trong chương trình hình học 10 ban nâng cao:

Giáo án bài : PTTQ của đường thẳng (tiết 1)

Giáo án bài : PTTS của đường thẳng (tiết 1)

Giáo án bài : Bài tập về phương trình của đường thẳng

Giáo án bài : Khoảng cách và góc (tiết 1)

Giáo án bài : Đường tròn(tiết 2)

- Luận văn đã vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn dạy học những nội dung điển hình trong dạy học phương pháp tọa độ trong mặt phẳng trong chương trình hình học 10 ban nâng cao.

- Tiến hành thực nghiệm với các giáo án thực nghiệm(theo thứ tự trình bày trong chương 3) sau:

Giáo án bài : PTTQ của đường thẳng (tiết 1)

Giáo án bài : PTTS của đường thẳng (tiết 1)

Giáo án bài : Khoảng cách và góc (tiết 1)

Kết quả thực nghiệm đã kiểm chứng được hiệu quả và khả năng áp dụng rất khả quan vào thực tiễn dạy học bộ môn Toán nói chung và nội dung phần Phương pháp tọa độ trong mặt phẳng lớp 10 ban nâng cao nói riêng.

2. Khuyến nghị

Qua nghiên cứu lý luận và thực tiễn cũng như thực nghiệm các bài giảng được thiết kế theo hướng vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn trong dạy học phương pháp tọa độ trong mặt phẳng (lớp 10 ban nâng cao), tôi có một số khuyến nghị sau:

- Vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn đối với chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng trong chương trình hình học lớp 10 ban nâng cao là hoàn toàn khả thi vì vậy các trường cần có biện pháp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho GV về vấn đề này.

- Việc soạn giáo án theo hướng vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn mất nhiều thời gian nên nhà trường cần có biện pháp khuyến khích và quan tâm đến đời sống của GV.

- Thời gian giảng dạy một tiết học có vận dụng phương pháp dạy học khám phá có hướng dẫn cần nhiều vì vậy yêu cầu đặt ra đối với GV là cần nghiêm túc và say mê trong khâu soạn giáo án và các em học sinh cần có thái độ và ý thức học tập cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ giáo dục và Đào tạo (2006), Hình học 10. Nxb Giáo dục.

2. Bộ giáo dục và Đào tạo (2006), Hình học nâng cao 10. Nxb Giáo dục.

3. Bộ giáo dục và Đào tạo (2006), Hình học nâng cao 10 (sách GV). Nxb Giáo dục.

4. Nguyễn Phƣơng Anh, Hoàng Xuân Vinh (2006), Luyện tập trắc nghiệm

hình học 10. Nxb Giáo dục.

5. Nguyễn Hữu Châu (1995), Dạy học giải quyết vấn đề trong môn Toán. NCGD số 9.

6. Nguyễn Hữu Châu (1996), Trao đổi về dạy học Toán nhằm nâng cao tích cực trong hoạt động nhận thức của HS. TTKHGD số 55.

7. Hoàng Chúng (2000), Phương pháp dạy học Toán ở trường Trung học phổ thông cơ sở. Nxb Giáo dục.

8. Văn Nhƣ Cƣơng, Nguyễn Thị Lan Phƣơng (2006), Bài tập trắc nghiệm và các đề kiểm tra hình học 10. Nxb Giáo dục.

9. Văn Nhƣ Cƣơng, Phạm Vũ Khuê, Trần Hữu Nam (2006), Bài tập hình học 10 nâng cao. Nxb Giáo dục.

10. Trần Bá Hoành, Nguyễn Đình Khuê, Đào Nhƣ Trang (2003), Áp dụng dạy học tích trong môn Toán. Nxb ĐHSP Hà Nội.

11. Đặng Vũ Hoạt (1994), Một số vấn đề dạy học nêu vấn đề. TTKHGD số 45.

12. Trần Kiều (1995), Bước đầu đổi mới phương pháp dạy học ở trường Trung học cơ sở, dự án phát triển Trung học cơ sở. Nxb Giáo dục.

13. Nguyễn Bá Kim (1999), Về định hướng đổi mới phương pháp dạy học.

NCGD số 332.

14. Nguyễn Bá Kim (2007), Phương pháp dạy học môn Toán. Nxb Đại học sư phạm.

15. Nguyễn Bá Kim , Đinh Nho Chƣơng, Nguyễn Mạnh Cảng, Vũ Dƣơng Thụy, Nguyễn Văn Thƣờng (1994), Phương pháp dạy học môn Toán- phần 2, Dạy học những nội dung cơ bản. Nxb Giáo dục.

16. Phùng Hồng Kổn (2006), Trắc nghiệm hình học trung học phổ thông 10

ban khoa học tự nhiên. Nxb Đại học sư phạm.

17. Bùi Văn Nghị (2008), Giáo trình phương pháp dạy học những nội dung cụ thể môn Toán. Nxb Đại học sư phạm.

18. Bùi Văn Nghị, Dƣơng Vƣơng Minh, Nguyễn Anh Tuấn (2004), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho GV Trung học phổ thông chu kì 3 Toán học. Nxb Đại học sư phạm.

19. Trần Phƣơng, Lê Hồng Đức (2004), Tuyển tập các chuyên đề luyện thi đại học môn Toán Hình giải tích. Nxb Hà Nội.

20. Alberto Leon-Garcia(2009), Xác suất và quá trình ngẫu nhiên cho công

nghệ thông tin và điện tử viễn thông. Nxb Đại học quốc gia Hà Nội

21. ÔKôn V (1976), Những cơ sở của việc dạy học nêu vấn đề (sách bồi dưỡng GV). Nxb Giáo dục.

22. Polya G (1995), Toán học và những suy luận có lý. Nxb Giáo dục Hà Nội.

Một phần của tài liệu Dạy học khám phá có hướng dẫn đối với chủ đề phương pháp tọa độ trong mặt phẳng trong chương trình hình học lớp 10 ban nâng cao (Trang 91 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)