Hiệu quả can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV ở ngƣời nghiện chích ma túy tại tỉnh Quảng Nam

Một phần của tài liệu hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv và hiệu quả can thiệp dự phòng trên nhóm nghiện chích ma túy tại quảng nam (Trang 27 - 28)

chích ma túy tại tỉnh Quảng Nam

Sau 2 năm triển khai các hoạt động can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV, tỷ lệ hiện nhiễm HIV và các hành vi nguy cơ lây nhiễm đã giảm đáng kể: Tỷ lệ người nghiện chích ma túy nhận được bơm kim tiêm sạch trong 6 tháng qua tăng mạnh, trước can thiệp 1,4% tăng lên 32,3% sau can thiệp với p<0,05. Tỷ lệ nhận được bao cao su miễn phí trong vòng 6 tháng qua tăng từ 19,8% trước can thiệp tăng lên 58,2% sau can thiệp với p<0,01 và chỉ số hiệu quả 193,9%. Tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích ma túy trong 6 tháng trước

cuộc điều tra đã giảm rõ, trước can thiệp 33,5% giảm còn 22,6% sau can thiệp với p<0,01 và chỉ số hiệu quả 32,6%. Tỷ lệ dùng chung bơm kim tiêm trong 1 tháng trước cuộc điều tra cũng giảm mạnh, từ 21,2% trước can thiệp xuống còn 13,7% sau can thiệp với p<0,01 và chỉ số hiệu quả 35,2%. Tỷ lệ thường xuyên dùng bao cao su khi quan hệ tình dục trong 12 tháng qua với các loại bạn tình đều tăng rõ rệt. Tỷ lệ này với phụ nữ mại dâm tăng từ 65,6% trước can thiệp lên 86,1% sau can thiệp (p<0,01 và chỉ số hiệu quả 31,3%); với bạn tình bất chợt tỷ lệ này cũng tăng từ 29,2% trước can thiệp lên 56,1% sau can thiệp (p<0,01 và chỉ số hiệu quả 92,2%).

Sau 2 năm can thiệp, tỷ lệ nhiễm HIV trong nhóm nghiện chích ma túy giảm đáng kể, trước can thiệp 6,3% giảm còn 4,4% sau can thiệp với p<0,05 và chỉ số hiệu quả 29,6%.

KIẾN NGHỊ

1. Tiếp tục tăng cường các biện pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV tại các địa bàn nghiên cứu để tạo tính bền vững, hạn chế sự lây lan HIV trong nhóm nghiện chích ma túy và từ nhóm này ra cộng đồng.

2. Tăng cường công tác truyền thông thay đổi hành vi cho người nghiện chích ma túy và bạn tình của họ, qua đó làm giảm các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV do TCMT và QHTD không an toàn. Đồng thời khuyến khích họ đi xét nghiệm để dự phòng lây nhiễm HIV cho bản thân, vợ và các loại bạn tình của họ.

3. Cần mở rộng và triển khai đồng bộ các biện pháp can thiệp dự phòng lây nhiễm sang những địa phương khác trên địa bàn toàn tỉnh để góp phần làm giảm giảm tốc độ lây nhiễm HIV, giảm các tác hại do HIV gây ra cho sự phát triển vững bền kinh tế-xã hội của tỉnh Quảng Nam.

Một phần của tài liệu hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv và hiệu quả can thiệp dự phòng trên nhóm nghiện chích ma túy tại quảng nam (Trang 27 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)