Hiệu quả thay đổi hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV của ngƣời nghiện chích ma túy

Một phần của tài liệu hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv và hiệu quả can thiệp dự phòng trên nhóm nghiện chích ma túy tại quảng nam (Trang 25 - 26)

Sau 2 năm can thiệp, người NCMT tại các địa bàn nghiên cứu đã có khả năng tiếp cận với các dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS dễ dàng hơn. Qua theo dõi các chỉ số tiếp cận chương trình BCS, BKT, STIs… cho thấy có sự thay đổi đáng kể sau can thiệp. Tỷ lệ người NCMT biết nơi có thể mua/nhận BKT sạch từ hiệu thuốc, đồng đẳng viên, cộng tác viên tăng lên rõ rệt: Từ đồng đẳng viên, tỷ lệ này tăng từ 1,4% (trước can thiệp) lên 38,4% (sau can thiệp); Từ cộng tác viên, tỷ lệ này tăng từ 2.5% (trước can thiệp) lên 40,9% (sau can thiệp). Hầu hết người NCMT đều biết nơi có thể nhận hoặc mua BCS, kể cả trước và sau can thiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ người NCMT biết được nơi mua/nhận BCS từ đồng đẳng viên tăng từ 13,5% trước can thiệp lên 26,0% sau can thiệp (p < 0,01 và CSHQ: 93,1%); từ cộng tác viên, tỷ lệ này tăng từ 17,7% lên 31,9% (p < 0,01 và CSHQ: 80,3%). Như vậy, việc bố trí các dịch vụ tại xã/phường rõ ràng đã gần gũi, thân thiện hơn đối với người NCMT. Kết quả đánh giá sau 2 năm can thiệp của Ngân hàng Phát triển Châu Á: những can thiệp đã làm thay đổi nhận thức cộng đồng đối với người nhiễm HIV. Tỷ lệ người nhiễm nhận được hỗ trợ của cộng đồng đã tăng rõ rệt so với điều tra cơ bản (từ 46,7% lên 79,1%), số người nhận được BCS, BKT trong 6 tháng qua tăng lên nhanh chóng.

4.2.4. Hiệu quả thay đổi hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV của ngƣời nghiện chích ma túy ngƣời nghiện chích ma túy

Hành vi dùng chung BKT là chỉ số quan trọng đánh giá hiệu quả các biện pháp can thiệp trong nhóm NCMT. Ở nghiên cứu chúng tôi, tỷ lệ người NCMT dùng chung BKT trong 6 tháng qua đã giảm từ 33,5% năm 2011 xuống còn 22,6% năm 2014, với p<0,01 và CSHQ đạt 32,6%. Tương tự, tỷ lệ này trong một tháng qua giảm từ

21,2% xuống còn 13,7% sau can thiệp, với p<0,01, CSHQ là 35,2%. Kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả điều tra Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương tại 10 tỉnh năm 2012: Tỷ lệ dùng chung BKT trong tháng qua ở Bà Rịa-Vũng Tàu là 13,7%, Long An 24,3%, Vĩnh Phúc 16,0%. Nhưng thấp hơn khi so với điều tra IBBS vòng II, năm 2009: Tỷ lệ dùng chung BKT của người NCMT trong tháng qua khá cao tại Đà Nẵng (30,2%), Đồng Nai (22,3%), TP Hồ Chí Minh (20,0%), và Lào Cai (19,7%). Kết quả nghiên cứu này là phù hợp vì tại tỉnh Quảng Nam phần lớn các biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV luôn được sự quan tâm của các cấp Chính quyền địa phương. Đồng thời công tác truyền thông thay đổi hành vi được tổ chức thường xuyên liên tục và sâu rộng, đạt độ bao phủ truyền thông cao tiếp cận đến người NCMT. Mặt khác, chương trình trao đổi BKT mới được triển khai, có sự tập trung mạnh mẽ từ công tác chỉ đạo, xây dựng mạng lưới đồng đẳng viên, cộng tác viên đến tổ chức thực hiện tại cộng đồng.

Hành vi sử dụng BCS khi QHTD với PNMD, bạn tình bất chợt (BTBC) đều có những chuyển biến tích cực. Tỷ lệ người NCMT thường xuyên sử dụng BCS khi QHTD với PNMD trong 12 tháng qua tăng từ 65,6% (trước can thiệp) lên 86,1% (sau can thiệp) với p<0,01 và CSHQ là 31,3%. Tỷ lệ này với BTBC cũng tăng từ 29,2% lên 56,1% với p < 0,01 và CSHQ đạt 92,2%. Việc giảm hành vi nguy cơ trong QHTD liên quan nhiều đến thái độ, sự chấp nhận và chia sẻ giữa người NCMT với bạn tình: PNMD, BTBC, vợ/người yêu.

Một phần của tài liệu hành vi nguy cơ lây nhiễm hiv và hiệu quả can thiệp dự phòng trên nhóm nghiện chích ma túy tại quảng nam (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(28 trang)