KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng vietinbank hoàn kiếm (Trang 26 - 62)

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Chi nhánh Quang Trung được hình thành và bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 04/2005 trên cơ sở nâng cấp Phòng Giao dịch Quang Trung - Sở giao dịch 1, nhằm khai thác triệt để thế mạnh của một đơn vị BIDV trên địa bàn trú đóng của Sở giao dịch trước đây. Địa chỉ trụ sở chính tại 53 Quang Trung Hà Nội. Tài sản ban đầu khi mới thành lập là nguồn huy động vốn 1.300 tỷ và nguồn nhân lực 65 cán bộ được điều động từ Hội sở chính và Sở giao dịch.

Xác định phương hướng phát triển theo mô hình của một ngân hàng hiện đại, là đơn vị cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ và phục vụ đối tượng khách hàng khu vực dân doanh, các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp đang trong lộ trình cổ phần hoá, Chi nhánh Quang Trung đã nỗ

lực không ngừng trong việc tiếp cận và tìm kiếm khách hàng, tích cực thực hiện công tác phát triển nguồn nhân lực, mở rộng và phát triển mạng lưới, nghiên cứu các sản phẩm dịch vụ mới... nhằm nâng cao khả năng hoạt động của chi nhánh và đáp ứng tối đa các nhu cầu của các đối tượng khách hàng thuộc khối bán lẻ.

Sau 21 tháng kể từ ngày thành lập, cuối năm 2006, chi nhánh Quang Trung đã đạt được số dư huy động vốn 3.742 tỷ tăng gần gấp 3 lần, Dư nợ cho vay gần 1.000 tỷ tăng hơn 3 lần, Thu dịch vụ trong 21 tháng đạt gần 8 tỷ đồng. Số cán bộ tại chi nhánh đạt 142 với mô hình tổ chức ngày càng được hoàn thiện: gồm 14 phòng và 1 tổ nghiệp vụ. Đặc biệt, chi nhánh Quang Trung là chi nhánh đầu tiên đã có mô hình tổ Marketing chuyên trách, Tổ chứng khoán và Ban phát triển mạng lưới bán chuyên trách phục vụ cho những nhiệm vụ đặc thù của đơn vị. Với những nỗ lực của tập thể cán bộ chi nhánh, trong hai năm 2005, 2006, chi nhánh Quang Trung liên tục đạt danh hiệu đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.

Cùng với những thành công ban đầu trong hoạt động kinh doanh, các công tác chính trị, đoàn thể thường xuyên được coi trọng và hoạt động có hiệu quả. Chi bộ Đảng được kiện toàn về tổ chức, hoạt động theo đúng điều lệ, phát triển được 7 đảng viên mới, số đảng viên của chi bộ hiện đã lên tới 24, cùng với 8 cảm tình đảng đang tiếp tục theo dõi, bồi dưỡng và chuẩn bị kết nạp. Tổ chức công đoàn thực hiện tốt các nhiệm vụ theo điều lệ, đảm bảo tốt quyền lợi và sự phát triển của đoàn viên. Chi đoàn thanh niên tích cực hoạt động phong trào, nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của cán bộ trẻ, tăng cường hiểu biết và góp phần vào thành tích chung trong hoạt động của BIDV khu vực và toàn hệ thống.

Nhìn chung, trong thời gian hoạt động chưa lâu, nhưng bộ máy của Chi nhánh và các tổ chức đoàn thể đã dần được phát triển, bổ sung và hoàn thiện, hoạt động có sự phối hợp và mang lại hiệu quả tốt. Tập thể cán bộ người lao

động trong chi nhánh có tinh thần gắn kết, thẳng thắn đấu tranh và phê bình trong nội bộ nhằm đạt được tinh thần đoàn kết đích thực, cùng rút kinh nghiệm và xác định tư tưởng phấn đấu chung. Trên tinh thần đó, với những nền tảng ban đầu đã đạt được, trong thời gian tới đây, chi nhánh Quang Trung phấn đấu sẽ đạt được quy mô tài sản trên 5.000 tỷ vào cuối năm 2007, lợi nhuân bình quân sau thuế đạt trên 200tr/người; đủ các điều kiện để trở thành chi nhánh cấp 1 hạng 1 của hệ thống BIDV, đặc biệt sẽ hoàn thành toàn diện và vượt mức theo lộ trình từng quý của kế hoạch 2007, góp phần lành mạnh hoá và nâng cao năng lực hoạt động của BIDV phục vụ tiến trình cổ phần hoá theo chỉ đạo của TW được thành công tốt nhất.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy, chức năng nhiệm vụ các phòng ban

Được nâng cấp từ Phòng giao dịch thành chi nhánh cấp I từ năm 2005, đến nay chi nhánh BIDV Quang Trung đã xây dựng cho mình được một cơ cấu tổ chức khá hiện đại và gọn nhẹ. Cụ thể mô hình tổ chức của chi nhánh như sau:

Mô hình tổ chức tại BIDV Quang Trung:

Khối Quản lý nội bộ P. Tổ chức hành chính P. Kế hoạch tổng hợp P. Tài chính kế toán Giám Đốc Khối Quản lý rủi ro Phó Giám Đốc 2 Phó Giám Đốc 1 Khối Quan hệ Khách hàng Khối Đơn vị trực thuộc Khối Quản lý rủi ro Khối Tác nghiệp P. Dịch vụ khách hàng P. Thanh toán quốc tế P. Quản P. Quản trị tín dụng P. Giao dịch 1, 2, 3 P.Quan hệ khách hàng 1, 2, 3 P. Quản lý rủi ro P. Điện Phó Giám Đốc 2

2.1.3 Khái quát tình hình hoạt động của Ngân hàng Vietinbank Hoàn Kiếm trong giai đoạn 2008 -2010

2.1.3.1 Hoạt động huy động vốn

Ngân hàng với tư cách là một trung gian tài chính, mọi hoạt động của NH đều xoay quanh giá trị của tiền tệ. Vốn là cơ sở để NH tổ chức mọi hoạt động kinh doanh, quyết định mọi hoạt động tín dụng và các hoạt động khác của NH. Nó quyết định năng lực thanh toán và đảm bảo uy tín của NH trên thương trường, quyết định năng lực cạnh tranh của NH.

Nhận biết được tầm quan trọng của nguồn vốn, BIDV Quang Trung luôn coi trọng công tác huy động vốn và đảm bảo nguồn vốn tăng trưởng theo kế hoạch đã định. Kết quả cụ thể như sau:

Biểu đồ 2.1: Tình hình huy động vốn tại BIDV Quang Trung 2008 - 2010

Đơn vị: tỷ đồng

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh 2008 – 2010 của BIDV Quang Trung)

Từ năm 2007 đến nay, nguồn vốn huy động của Chi nhánh luôn tăng trưởng và ổn định. Tính đến hết tháng 12/2009, vốn huy động đạt 7015 tỷ đồng, tăng trưởng 16,9% so với năm 2008. Và đến cuối năm 2010, vốn huy động tăng lên tới 7120 tỷ đồng, tăng 1,5% so với cùng kì năm 2009. Có thể thấy Kết quả này đã chứng minh cho sự nỗ lực rất lớn của BIDV Quang Trung trong việc tạo lập nguồn vốn cơ sở phát triển. Tuy là một chi nhánh mới thành lập nhưng BIDV Quang Trung đã chủ động triển khai mạnh mẽ nhiều biện pháp thu hút vốn như: áp dụng đa dạng các hình thức tiền gửi kỳ hạn với lãi suất bậc thang, triển khai kịp thời các đợt phát hành giấy tò có giá,

tiết kiệm dự thưởng kèm theo quà khuyến mãi… Việc liên tục tăng nguồn vốn huy động đã thể hiện sự lớn mạnh của chi nhánh về mặt thị phần cũng như uy tín đối với khách hàng gửi tiền.

Tuy nguồn vốn đều tăng trưởng qua các năm, nhưng tốc độ tăng trưởng lại giảm dần, đặc biệt là mức tăng của năm 2010 thấp hơn hẳn so với mức tăng cùng kì năm 2009. Nguyên nhân chủ yếu của sự sụt giảm này là do những tác động khách quan. Vào thời điểm cuối năm 2008 và năm 2009, tác động của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu tới nền kinh tế Việt Nam đã làm giảm mức tăng trưởng kinh tế, nguồn vốn nhàn rỗi của các DN và trong dân cư bị bó hẹp lại. Sự phát triển của các kênh đầu tư khác: chứng khoán, bất động sản, vàng, ngoại tệ… cũng làm cho khả năng thu hút vốn của NH gặp khó khăn. Bên cạnh đó, việc BIDV Quang Trung phải chia sẻ một lượng khách hàng lớn cho chi nhánh Ba Đình khi chi nhánh này tách ra vào tháng 10/2008 cũng làm cho lượng vốn huy động của NH giảm đáng kể.

2.1.3.2 Hoạt động cho vay

Hoạt động tín dụng là một hoạt động quan trọng nhất để tạo ra lợi nhuận cho NH. Trong những năm qua, Chi nhánh đã xây dựng mức tăng trưởng tín dụng phù hợp với quy mô và tập trung nâng cao chất lượng tín dụng. Với nguồn vốn huy động khá lớn và ổn định, Chi nhánh đã thỏa mãn được những nhu cầu vay vốn hợp lý cho các bạn hàng chiến lược và các khách hàng có quan hệ tín dụng với NH.

Biểu đồ 2.2: Dư nợ tín dụng từ 2008- 2010

Nhìn vào biểu đồ ta thấy, dư nợ tín dụng của chi nhánh đều tăng trưởng qua các năm. Năm 2009, do áp dụng chính sách tín dụng tích cực hướng tới cho vay các tổng công ty lớn, các dự án trọng điểm của nền kinh tế nên dư nợ tín dụng cuối năm tăng mạnh, đạt 3438 tỷ đồng, tăng 49,8% so với năm 2008. Đến năm 2010, quy mô dư nợ tăng lên tới 3590 tỷ nhưng tốc độ tăng trưởng tín dụng giảm, chỉ tăng 4,4% so với cùng kì năm 2009. Tuy tốc độ tăng trưởng có giảm, nhưng nhìn chung tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh ở mức cao, quy mô tín dụng khá lớn. Đây là một thành tích của Chi nhánh Quang Trung.

Cùng với việc tăng trưởng dư nợ tín dụng, chất lượng tín dụng tại Chi nhánh luôn được kiểm soát và cải thiện. Tỷ lệ NQH, nợ xấu của Chi nhánh đã giảm dần qua các năm mặc dù quy mô tín dụng tăng. Thành tích này là do Chi nhánh đã chuyển dịch cơ cấu cho vay theo hướng an toàn hơn và do Chi nhánh đã không ngừng bổ sung, xây dựng một quy trình tín dụng lành mạnh, nâng cao tính độc lập, khách quan trong thẩm định và phân tích tín dụng.

Bảng 2.1: Tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu của BIDV Quang Trung 2008-2010

Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

Nợ quá hạn 0% 0% 0%

Nợ xấu 3.5% 3.3% 2.95% (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn : Báo cáo kết quả kinh doanh 2008 – 2010 của BIDV Quang Trung) 2.1.3.3 Hoạt động dịch vụ

Với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong hoạt động tín dụng thì các NH đang ngày càng chú trọng đến công tác phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho riêng mình. Hoạt động dịch vụ là một hoạt động tạo lợi nhuận lớn cho Chi nhánh BIDV Quang Trung trong thời gian qua. Cụ thể như sau:

Biểu đồ 2.3: Kết quả hoạt động thu phí dịch vụ 2008 – 2010 (Đơn vị: tỷ đồng)

Theo mục tiêu của NH Đầu tư và Phát triển Việt Nam hướng mạnh về kinh doanh dịch vụ, cơ cấu lại hoạt động NH, nâng cao một bước tỷ trọng

đóng góp của hoạt động dịch vụ vào thu nhập của toàn ngành, Chi nhánh đã tập trung mở rộng và phát triển các dịch vụ NH, tích cực giới thiệu tới khách hàng các dịch vụ mới và tư vấn để khách hàng lựa chọn các dịch vụ thích hợp. Bên cạnh thu từ các dịch vụ truyền thống như chuyển tiền, kinh doanh ngoại tệ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh, hoạt động kho quỹ… chi nhánh đã đẩy mạnh tiếp thị khách hàng sử dụng dịch vụ mới như tư vấn phát hành trái phiếu, BIDV Directbanking, VnTopup, BSMS… tăng nguồn thu dịch vụ cho chi nhánh. Hiệu quả của những hoạt động này thể hiện ở kết quả mà Chi nhánh đã đạt được. Chỉ tiêu thu phí dịch vụ ròng tăng trưởng qua các năm: Năm 2010, thu dịch vụ ròng là 32 tỷ đồng, tăng 26,1% so với năm 2009.

2.2 THỰC TRẠNG RRTD TẠI NGÂN HÀNG VIETINBANK HOÀN KIẾM KIẾM

2.2.1 Nhận dạng rủi ro tín dụng tại NGÂN HÀNG VIETINBANK HOÀN KIẾM

Bảng 2.2: Dư nợ tín dụng tại BIDV CN Quang Trung 2008- 2010:

Đơn vị: tỷ đồng Chỉ tiêu 2008 2009 2010 Chênh lệch 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ 2,295 3,438 3,590 1143 49.8 152 4.4

Qua bảng số liệu ta thấy dư nợ tín dụng của chi nhánh đều tăng qua các năm, tuy nhiên năm 2010 có tỷ lệ tăng chậm hơn so với năm 2009. Tuy tốc độ tăng trưởng có giảm, nhưng nhìn chung tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh

ở mức cao, quy mô tín dụng khá lớn. Đây là một thành tích của Chi nhánh Quang Trung.

2.2.2 Tình hình chung về nợ quá hạn và nợ xấu

Theo báo cáo tổng kết năm 2010, chi nhánh ko xuất hiện nợ quá hạn (tỷ lệ NQH là 0%), đây là một thành tích nổi bật của Chi nhánh. Có được kết quả này là do Chi nhánh đã tích cực thực hiện các biện pháp kiểm tra, giám sát tín dụng, đôn đóc thu hồi nợ. Thêm vào đó, đối với những khoản tín dụng có dấu hiệu gặp khó khăn, Chi nhánh đã đánh giá lại khả năng trả nợ của khách hàng và chủ động thực hiện điều chỉnh kỳ hạn nợ và gia hạn nợ, nên hạn chế được NQH. Tỷ lệ nợ xấu 31/12/2010: 2.95% tổng dư nợ tín dụng, hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch đặt ra

2.2.3 Đánh giá mức độ rủi ro tín dụng tại NGÂN HÀNG VIETINBANK HOÀN KIẾM

2.2.3.1 Kết quả đạt được

- Doanh số dư nợ tín dụng tăng liên tục trong 3 năm 2008-2010

- Trong suốt 3 năm liên tục, Chi nhánh đều không có nợ quá hạn xảy ra. Để đạt được những kết quả đó, nguyên nhân chủ yếu là do NH đã có những giải pháp hữu hiệu trong công tác quản lý RRTD đối với DNVVN, như sau:

Thứ nhất, Chi nhánh đã xây dựng được mô hình cấp tín dụng khá hoàn

thiện. Việc phân tách bộ phận tín dụng thành 3 phòng: phòng QHKH, phòng QLRR và phòng QTTD (theo dự án TA2) cùng với một quy trình tín dụng chuẩn được thống nhất áp dụng cho toàn hệ thống đã trở thành kim chỉ nam cho hoạt động tín dụng của từng cán bộ. Mô hình mới này làm tách bạch giữa bộ phận tiếp thị, bán hàng và bộ phận thẩm định giúp cho các quyết định cho vay mang tính khách quan hơn. Cũng như nhờ sự chuyên môn hóa sâu hơn theo chức năng mà việc thực hiện phân tích tín dụng sâu sắc và chính xác

hơn, giúp nhận dạng các rủi ro tiềm năng và có các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Thêm vào đó, chính sự giám sát của bộ phận QLRR đối với bộ phận QHKH trong quá trình thực hiện các quyết định cấp tín dụng và sự tách bạch giữa phòng QTTD và phòng Dịch vụ khách hàng trong các quá trình giải ngân, thu hồi nợ gốc và lãi, đã tạo nên cơ chế kiểm tra và giám sát liên tục, phát hiện và giảm thiểu được những rủi ro sau khi cho vay.

Thứ hai, Chi nhánh đã nâng cao chất lượng tín dụng, nghiêm túc và

tăng cường kiểm tra, giám sát tín dụng, theo dõi và đôn đốc thu hồi nợ, cơ cấu lại kì hạn trả nợ nếu hợp lý, cố gắng không để tình trạng NQH xảy ra hoặc nếu có thì ở mức rất thấp. Có được kết quả này là do Chi nhánh đã xây dựng được một quy trình tín dụng chặt chẽ và có đội ngũ CBTD tốt. Trong những năm qua BIDV Quang Trung đã chú trọng đến công tác tuyển chọn và phát triển nguồn nhân lực. Tại Chi nhánh tất cả những cán bộ tham gia công tác tín dụng đều là những cán bộ trẻ, độ tuổi trung bình khoảng 27 tuổi, ham học hỏi, được đào tạo cơ bản về tài chính NH, có trình độ đại học và trên đại học. Hơn nữa, Chi nhánh liên tục mở các khóa học, trao đổi kinh nghiệm công tác, nâng cao trình độ và hiểu biết về hoạt động tín dụng, cập nhật các thay đổi của nền kinh tế và những điều luật, quy định liên quan đến nghiệp vụ tín dụng.

Thứ ba, Chi nhánh theo chỉ đạo của BIDV đã nghiêm túc thực hiện

XHTD cho khách hàng, tiến hành phân loại nợ và trích lập đầy đủ dự phòng theo quy định của NHNN. Nhờ đó, Chi nhánh kiểm soát chặt chẽ được chất lượng tín dụng cụ thể đến từng khách hàng, từng khoản vay, và có phương hướng giải quyết triệt để và xử lý những khoản nợ tiềm ẩn rủi ro cao.

Thứ tư, việc phân cấp thẩm quyền phán quyết liên quan đến hoạt động

tín dụng cũng đã được cụ thể hóa đến từng cấp có thẩm quyền trong quy trình tín dụng. Điều này góp phần làm tăng tính an toàn, hiệu quả cho mỗi quyết định tín dụng góp phần hạn chế rủi ro cho Chi nhánh.

2.2.3.2 Những mặt tồn tại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng tại chi

Một phần của tài liệu giải pháp phòng ngừa hạn chế rủi ro tín dụng trong hoạt động kinh doanh tại ngân hàng vietinbank hoàn kiếm (Trang 26 - 62)