KHÁI HƯNG TRONG TƯƠNG QUAN VỚI CÁC LOẠI HÌNH TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN

Một phần của tài liệu Nghệ thuật truyện ngắn của Nhất Linh và Khái Hưng trong văn xuôi của nhóm Tự lực văn đoàn (Trang 55 - 90)

THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN

Tìm hiểu truyện ngắn Nhất Linh, Khái Hưng, từ phương diện nghệ thuật, trong mối liên hệ với nghệ thuật tiểu thuyết của TLVĐ, một loạt câu hỏi đặt ra với tác giả luận văn: Có mối quan hệ nào không giữa đặc điểm thể tài tiểu thuyết TLVĐ với đặc điểm thể tài truyện ngắn của Nhất Linh, Khái Hưng? Các phương thức, kĩ thuật tự sự được hai ông thể nghiệm và sử dụng thành công trong tiểu thuyết có được phát huy (ở một mức độ nào đó) trong khi viết truyện ngắn hay không? Có yếu tố nào vốn là kĩ thuật của tiểu thuyết được hai ông chuẩn bị trước qua truyện ngắn hay sử dụng đồng thời trong khi sáng tác truyện ngắn hay không?

Những câu hỏi như thế sẽ tìm được câu trả lời trực tiếp hay gián tiếp qua các nội dung cụ thể trong chương nàỵ

Về phương pháp nghiên cứu, một khi việc tìm hiểu nội dung, cảm hứng truyện ngắn Nhất Linh, Khái Hưng được tiến hành theo cách liên hệ, đối chiếu với đặc điểm nội dung cảm hứng tiểu thuyết của hai ông thì việc tìm hiểu đặc điểm nghệ thuật truyện ngắn của hai nhà văn này cũng phải được tiến hành theo cách đó: liên hệ đối chiếu với các đặc điểm hình thức của tiểu thuyết.

Mặt khác, các dạng thức tồn tại của tác phẩm văn học, xét từ góc độ thể tài, luôn hàm chứa trong nó những nét khu biệt mang tính loại hình. Do vậy, cần có một cách tiếp cận đặc thù: phương pháp nghiên cứu thể tài tiểu thuyết, truyện ngắn theo loại hình.

3.1. Đặc điểm hình thức và những cách tân nghệ thuật của xu hướng tiểu thuyết TLVĐ Mười thế kỉ văn học Hán Nôm Việt Nam, nhìn từ ưu thế của các thể loại, có thể gọi là thời của thơ, phú. Cuối thế kỉ XIX, bắt đầu thấy xuất hiện du ký rồi tiểu thuyết quốc ngữ, thay thế dần cho truyện, ký chữ Hán và truyện thơ. Văn học buổi giao thời vẫn còn ngổn ngang vật liệu như một đại công trường với bao nhiêu hạng mục chưa kịp thi công. Trong bức tranh thể loại của nền văn học chưa trưởng thành khi ấy, tiểu thuyết còn quá non trẻ.

Đến thời của Nhất Linh, Khái Hưng tiểu thuyết đã tưởng thành. Có thể gọi đây là thời của tiểu thuyết, hay đúng hơn thời của tư duy tiểu thuyết phát triển trong văn xuôi quốc ngữ. Tư duy tiểu thuyết, tất nhiên không phải là phương thức tư duy nghệ thuật độc quyền của tiểu thuyết: trong khi tiếp cận hiện thực đời sống theo phương thức tư duy này, nhà văn còn có thể sáng tác tiểu phẩm, bút ký, phóng sự… Tuy vậy, thể loại phát huy cao độ công năng của tư duy tiểu thuyết, chắc hẳn phải là tiểu thuyết. Mà thời Nhất Linh, Khái Hưng viết văn trong TLVĐ, người ta có xu hướng gọi chung truyện ngắn (đoản thiên), truyện vừa (trung

thiên) truyện dài (trường thiên) là “tiểu thuyết”. Khác nhau, chỉ ở quy mô tự sự (“cỡ nhỏ”, “cỡ vừa” hay “cỡ lớn”).

Vì vậy, hoàn toàn có cơ sở khi chúng ta tìm hiểu phương thức, phương tiện, kĩ thuật tự sự chung cho cả tiểu thuyết và truyện ngắn, đồng thời với việc tìm kiếm những nét khu biệt, đặc thù cho mỗi thể loạị

Theo đó, từ những cách tân nghệ thuật của tiểu thuyết TLVĐ đến những cách tân trong nghệ thuật truyện ngắn Nhất Linh, Khái Hưng rõ ràng là có một mối liên hệ mật thiết. Rất có thể cả hai nhà văn đã dùng các sáng tác truyện ngắn như là cơ hội thử nghiệm kĩ thuật tiểu thuyết; đồng thời khai thác các yếu tố kĩ thuật hay những thủ pháp đắc dụng của tiểu thuyết để sáng tác truyện ngắn.

Theo đó, có hai cấp độ cần tìm hiểu: khuynh hướng phát triển thể tài và mô hình kĩ thuật của tiểu thuyết truyện ngắn TLVĐ.

3.1.1. Thể tài và quá trình vận động của tiểu thuyết TLVĐ

Trong văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX – theo nhận định của Nguyễn Thành Thi, nhìn từ sự vận động, giao thoa thể loại – mỗi trào lưu văn học công khai đều hình thành tồn tại và phát triển ba khuynh hướng thể tàị Ba khuynh hướng thể tài tiểu thuyết thuộc trào lưu

văn học hiện thực chủ nghĩa là (HTCN): thuyết lý đạo đức; miêu tả hiện thực xã hội; miêu tả

hiện thực tâm lý, còn ba khuynh hướng thể tài tiểu thuyết TLVĐ, trong trào lưu văn học lãng

mạn chủ nghĩa (LMCN) là: tiểu thuyết luận đề; tiểu thuyết phân tích xã hội; tiểu thuyết phân

tích tâm lý. [170]

Ở đây, có một sự tương ứng gần như “một đối một” về khuynh hướng phát triển thể tài rất đáng lưu ý giữa trào lưu văn học HTCN và trào lưu văn học LMCN. Theo đó trong một

cái nhìn đồng đại, ta có các cặp đối sánh: tiểu thuyết thuyết lý đạo đức (HTCN) – tiểu thuyết

luận đề (LMCN); tiểu thuyết miêu tả xã hội (HTCN) – tiểu thuyết phân tích xã hội (LMCN); tiểu thuyết phân tích hiện thực xã hội (HTCN) – tiểu thuyết phân tích tâm lý (LMCN). Sự

khác biệt giữa các cặp đối vị này – cũng theo Nguyễn Thành Thi – là ở chỗ: “một bên nhà văn ưu tiên ý thức tuân thủ, tôn trọng “hiện thực” (khách quan, vốn có) còn một bên, lại ưu tiên ý thức sáng tạo tự do, phóng túng; “hiện thực” ở đây sẽ được tái tạo theo cái cách mà nhà văn quan niệm (chấp nhận sử dụng cái đột biến, bất thường hay yếu tố ngẫu nhiên trong khi miêu tả thực tại)” [170].

Căn cứ vào thực tiễn sáng tác, xuất phát từ tác phẩm tiểu thuyết của TLVĐ, trên đại

thể, có thể vạch ra các đặc điểm loại hình của mỗi khuynh hướng tiểu thuyết – luận đề, phân

tích xã hội, phân tích tâm lý – như sau:

Khuynh hướng này ứng dụng các hình thức kĩ thuật nhằm quy chiếu cốt truyện, nhân vật, trần thuật vào luận đề;

Mục đích chính của tác phẩm luận đề là đề xuất và minh chứng cho các tư tưởng, chủ đề chính luận; có tính nhận thức – dự báọ Nội dung nhận thức trong tiểu thuyết luận đề có nhiều điểm gần gũi với nội dung nhận thức trong khuynh hướng thuyết lý đạo đức. Tuy

nhiên, đạo đức, đạo lý ở đây, khi được đề cập đến, thường không dựa trên lập trường truyền

thống của nho gia hay của người xưa nói chung mà dựa trên lập trường duy tân, dân chủ, mang những xác tín chủ nghĩa cá nhân.

3.1.1.2. Tiểu thuyết phân tích xã hội:

Khuynh hướng này ứng dụng kĩ thuật phân tích các mâu thuẫn, các quan hệ xã hội, sử dụng đến một mức nào đó các phương thức điển hình hóa trong miêu tả nhân vật (chi tiết, hoàn cảnh, tính cách). Do vậy tiểu thuyết phân tích xã hội gần với tiểu thuyết phân tích hiện thực xã hộị

Chất liệu của tiểu thuyết phân tích xã hội cũng lấy từ hiện thực đời sống xã hội, song, thế giới nghệ thuật ở đây là hình bóng hiện thực khúc xạ mạnh mẽ qua lăng kính nhà văn; không phải một hiện thực như nó vốn có mà như tác giả hình dung. Các giải pháp xã hội thường được đề xuất một cách rất sốt sắng, song chúng mang nặng tính chất chủ quan, ảo tưởng… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.1.1.3. Tiểu thuyết phân tích tâm lý:

Khuynh hướng này ứng dụng, thể nghiệm các phương thức kĩ thuật miêu tả, phân tích tâm lý khá hiện đại như kĩ thuật khắc họa tâm trạng, kết cấu tâm lý, miêu tả cảm giác, độc thoại nội tâm,…

Khuynh hướng này có những điểm tương đồng song cũng có một số khác biệt so với tiểu thuyết phân tích hiện thực tâm lý.

Theo khuynh hướng này, nhà tiểu thuyết quan niệm về con người cá nhân như một cá thể đầy ắp những phức cảm tâm lý. Khi chọn một ca phức cảm tâm lý nào đó để “phân tích” bằng nghệ thuật tiểu thuyết, nhà văn không có ý định cắt nghĩa, lý giải nó mà đơn giản chỉ làm một cuộc thám hiểm thú vị, đầy tính phiêu lưụ

3.1.1.4. Quá trình vận động

Nhìn một cách tổng quá trình vận động, ba khuynh hướng tiểu thuyết nói trên hiện hữu đủ ở cả ba chặng đường tiểu thuyết TLVĐ (1933-1936; 1936-1939; 1939-11942):

Chặng đường 1933-1936: Bắt đầu với tiểu thuyết luận đề (có sắc thái “tình cảm ái

tình tục lụy”) với Hồn bướm mơ tiên, Gánh hàng hoa. Sau đó là tiểu thuyết luận đề phát triển theo hai nhánh hoặc đan xen hòa phối với nhiều yếu tố phân tích tâm lý như Đời mưa gió

(Khái Hưng – Nhất Linh), hoặc đan xen với yếu tố phân tích tâm lý và nhiều yếu tố phân tích

xã hội như Tiêu Sơn tráng sĩ.

Chặng đường 1936-1939: Bên cạnh các tác phẩm tiểu thuyết luận đề đạt đến độ chín

như Nửa chừng xuân (Khái Hưng), Đoạn tuyệt (Nhất Linh), Con đường sáng (Hoàng Đạo)

có nhiều tác phẩm mang đậm tính chất tổng hợp về khuynh hướng thể tài: có tác phẩm là tiểu

thuyết phân tích xã hội kết hợp với yếu tố luận đề như Gia đình, Thừa tự, Thoát ly (Khái

Hưng); có tác phẩm là tiểu thuyết phân tích xã hội kết hợp với yếu tố luận đề và phân tích

tâm lý như Lạnh lùng (Khái Hưng); có tác phẩm là tiểu thuyết phân tích tâm lý kết hợp với yếu tố phân tích xã hội như Đôi bạn (Nhất Linh).

Chặng đường 1940-1942: Đây là chặng đỉnh cao của tiểu thuyết phân tích tâm lý.

Bướm trắng (Nhất Linh), Đẹp, Băn khoăn (Khái Hưng), đặc biệt Bướm trắng là bằng chứng

cho việc đạt đỉnh nàỵ Tuy nhiên, khuynh hướng thể tài vẫn không thuần nhất: tiểu thuyết

phân tích tâm lý ở chặng đường này vẫn kết hợp với yếu tố phân tích xã hội như Đẹp, Băn

khoăn (Khái Hưng), tuy rằng các yếu tố này so với chặng trước về mức độ có mờ nhạt hơn.

3.1.2. Về “mô hình chung” của tiểu thuyết TLVĐ

Về cấu trúc nghệ thuật, tiểu thuyết TLVĐ, nhất là tiểu thuyết luận đề, thường được sáng tạo theo một mô hình chung khá nhất quán.

Tính chất thống nhất, tập trung về xu hướng thẩm mỹ của các tác phẩm tiểu thuyết trong khuôn khổ hoạt động sáng tác của TLVĐ thể hiện ở chỗ các tiểu thuyết ở đây dường như có thể soi chung vào một mô hình nghệ thuật. Mô hình này đã được Nguyễn Đăng Mạnh

trong Giáo trình văn học Việt Nam 1930-1945 (Đại học Quốc gia Hà Nội, 2000) khái quát hóa và mô tả trên 5 loại yếu tố: đề tài, chủ đề; nhân vật lý tưởng; văn phong; cảm hứng chủ

đạo; phong cách thể tàị

Về sau mô hình tiểu thuyết TLVĐ mà Nguyễn Đăng Mạnh phác thảo nói trên được

một người học trò của ông là Nguyễn Thị Tuyến, trong luận án tiến sĩ [190] có tên là Mô

hình tiểu thuyết Tự Lực văn đoàn, (thực hiện và bảo vệ tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội,

2004) đã hệ thống hóa, khơi sâu thêm. Nguyễn Thị Tuyến đã xác lập mô hình ấy dựa trên bốn loại yếu tố trong cấu trúc nghệ thuật của tiếu thuyết TLVĐ, đại thể như sau (lược thuật (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

theo Tóm tắt luận án tiến sĩ Mô hình tiểu thuyết Tự lực văn đoàn - tr. 8-15):

(1) Đề tài tiểu thuyết TLVĐ: Tiểu thuyết luận đề “chống lễ giáo phong kiến, khẳng

định chủ nghĩa cá nhân như một tư tưởng tiến bộ tất yếu của sự phát triển xã hội” hoặc “cải tạo nông thôn và khẳng định chủ nghĩa cá nhân gắn liền với khẳng định một tư tưởng dân chủ, nhân đạo” (thực chất đây là những truyện tình gắn với những luận đề cải cách xã hội).

Về tính chất, chức năng, các truyện tình ở đây chỉ là phương tiện, nên người ta yêu nhau say mà vẫn tỉnh, không đau khổ, tuyệt vọng, không thất tình.

(2) Nhân vật lý tưởng của tiểu thuyết TLVĐ: thường là nam nữ thanh niên trí thức,

thanh lịch, hào hoa, suy nghĩ, hành động như những “tín đồ” Âu hóa, những quân cờ để đánh một ván bài đắc thắng (khuếch trương Âu hóa).

(3) Kết cấu tiểu thuyết TLVĐ: Tác phẩm thường được kết cấu theo lối tổ chức các tình

tiết xoay quanh một nhân vật trung tâm có vai trò trực tiếp phát ngôn tư tưởng chủ đề tác phẩm và tạo ra những tình huống để giúp nhân vật phát ngôn nhằm khẳng định những luận đề xã hộị

(4) Văn tiểu thuyết TLVĐ: Một thứ văn diễm tình “chàng nàng” du dương với lối trần

thuật một giọng.

Một mô hình tiểu thuyết như vậy rất có thể chưa khái quát hết được cấu trúc nghệ thuật trên thực tế của tiểu thuyết TLVĐ. Tuy nhiên, về cơ bản nó gợi nhắc được ý thức tuân thủ tôn chỉ mục đích của TLVĐ và cho thấy tính thống nhất từ nội dung đến hình thức trong sáng tác của các tiểu thuyết gia trụ cột của TLVĐ, đặc biệt là của Nhất Linh, Khái Hưng.

Chính tính thống nhất này cung cấp thêm cứ liệu để người ta tin rằng, trong một bối cảnh, không khí và ý thức sáng tác như vậy, sự tương tác thể loại sẽ còn tạo ra những điểm gặp gỡ, tương đồng thú vị, tất yếu giữa khuynh hướng thể tài, cấu trúc nghệ thuật của tiểu thuyết với truyện ngắn trong sáng tác của các cây bút TLVĐ.

3.2. Đặc điểm loại hình – cấu trúc của truyện ngắn Nhất Linh, Khái Hưng

Trong bối cảnh vận động, phát triển của VXNT TLVĐ, mà phần nào luận văn đã phác họa trên đây, có thể mô tả đặc điểm truyện ngắn Nhất Linh, Khái Hưng theo ba khuynh hướng phát triển thể tài tương ứng với các khuynh hướng sáng tác tiểu thuyết của hai ông:

truyện ngắn luận đề; truyện ngắn phân tích xã hội, truyện ngắn phân tích tâm lý.

Tuy nhiên, cũng nên lưu ý rằng: việc phân chia tác phẩm tiểu thuyết theo thể tài thực tế sáng tác vốn phức tạp. Việc phân chia tác phẩm truyện ngắn theo thể tài, trên thực tế, càng phức tạp hơn. Hơn nữa, do đặc trưng “cỡ nhỏ” của truyện ngắn, việc xác định đường biên giữa các loại hình truyện ngắn so với tiểu thuyết, là có thể, song cũng không đơn giản. Một tác phẩm truyện ngắn ra đời nhiều khi không thuần nhất, nó có thể đồng thời dung hợp cả yếu tố luận đề, yếu tố phân tích xã hội, yếu tố phân tích tâm lý. Và như thế, mọi sự phân chia chỉ có tính tương đốị Tùy vào ý đồ, hiệu quả nghệ thuật của nhà văn mà các lằn ranh giữa các loại hình truyện ngắn vừa kể, có lúc đậm, có lúc nhạt, có thể rõ, có thể mờ.

Cũng do vậy, cách gọi tên, miêu tả đặc điểm các khuynh hướng này trong truyện ngắn càng phải mềm mại hơn. Khi phân loại và định danh các thể tài truyện ngắn của Nhất Linh, Khái Hưng, luận văn không nói hẳn là truyện ngắn luận đề/ phân tích xã hội/ phân tích tâm lý,… mà gọi là “truyện ngắn thiên về khuynh hướng…” luận đề/ phân tích xã hội/ phân tích tâm lý.

Sau đây là kết quả khảo sát phân loại truyện ngắn Nhất Linh, Khái Hưng theo loại hình – khuynh hướng thể tài:

Bảng 1: Khảo sát các khuynh hướng thể tài truyện ngắn Nhất Linh

TT Tên truyện Luận

đề Phân tích xã hội Phân tích tâm lý LĐ - PTXH LĐ - PTTL PTXH- TL

Tập Người quay tơ

1 Người quay tơ x 2 Nô lệ x 3 Chiến tranh x 4 Giấc mộng Từ Lâm x

5 Sư bác chùa Kênh x 6 Làm gì mà băn khoăn thế x 7 Giật mình tỉnh dậy x 8 Truyện người ca kỹ họ Nguyễn x 9 Bạch Liên x 10 Vuông vải trắng x 11 Sự thật ở miệng trẻ (Kịch) x Tập Anh phải sống 12 Tháng ngày qua x 13 Dưới bóng hoa đào x 14 Bóng người trên sương

x 15 Nắng mới trong rừng xuân x 16 Giết chồng báo x

thù chồng

17 Đầu đường xó chợ x

18 Nước chảy đôi dòng x

Tập Tối tăm

19 Thế rồi một buổi chiều x (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

20 Chết dở x 21 Nghèo x 22 Hai cảnh ngoài phố x 23 May quá x 24 Hai vẻ đẹp x 25 Hai chị em x

26 Tiếng kêu thương x

Tập Hai buổi chiều

vàng

27 Hai buổi chiều vàng x

28 Mười năm qua x

29 Cái tẩy x 30 Vết thương x 31 Câu chuyện mơ trong

giấc mộng x 32 Lan rừng x Tập Mối tình chân 33 Mối tình chân x 34 Một buổi sáng x 35 Cúng rượu x 36 Lòng mẹ x 37 Tam chiến Lã Bố x

38 Bao giờ em về x

Tập Những ngày diễm

ảo

39 Những ngày diễm ảo x 40 Thương chồng x

Bảng 2: Khảo sát các khuynh hướng thể tài truyện ngắn Khái Hưng

TT Tên truyện Luận đề Phân tích xã hội Phân tích tâm

Một phần của tài liệu Nghệ thuật truyện ngắn của Nhất Linh và Khái Hưng trong văn xuôi của nhóm Tự lực văn đoàn (Trang 55 - 90)