TIỂU THUYẾT TỰ LỰC VĂN ĐOÀN

Một phần của tài liệu Nghệ thuật truyện ngắn của Nhất Linh và Khái Hưng trong văn xuôi của nhóm Tự lực văn đoàn (Trang 32 - 55)

Có một sự tương tác hòa phối về nội dung, cảm hứng, xu hướng, tư tưởng giữa truyện ngắn Nhất Linh với các sáng tác văn xuôi nghệ thuật, mà trước hết là tiểu thuyết của TLVĐ hay không, sự hòa phối ấy nếu có thì theo thể thức như thế nàỏ Nội dung chương này góp phần trả lời câu hỏi đó.

2.1. TLVĐ - từ “tôn chỉ mục đích” đến các chủ đề tiểu thuyết

2.1.1. “Tôn chỉ mục đích” – những định hướng về nội dung cảm hứng văn chương

Trong chương trước, luận văn đã đề cập đến “Tôn chỉ mục đích” của TLVĐ (xem

chương 1, mục 1.2.1. Tự Lực Văn Đoàn như là một tổ chức văn học, tr.14-16). Ở đây, để

hiểu khuynh hướng tư tưởng bao trùm văn chương TLVĐ, xin nhắc lại có nhấn mạnh ở tính công khai, dứt khoát, rành mạch của “mười điều tâm niệm”.

Cốt lõi của bản “tôn chỉ mục đích” này suy cho cùng, không ngoài mấy chữ : “tân tiến” (theo mới), “dân chủ” (quyền cá nhân và ý thức công dân), “dân tộc” (cốt cách, bản lĩnh An Nam) “tự do” (thoát bỏ mọi khuôn phép, ràng buộc). Trên cái nền ấy, luận văn tìm hiểu đánh giá những nội dung tư tưởng manh tính khuynh hướng rõ rệt của tiểu thuyết, và rộng hơn, văn xuôi nghệ thuật TLVĐ.

Đặc điểm tình yêu trong tiểu thuyết TLVĐ:

Thứ nhất: Truyện tình lồng ghép với các ý tưởng xã hội:

Dưới ngòi bút của Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, chuyện tình yêu không phải là tất cả, tình yêu chỉ là cái cớ, là phương tiện để nói chuyện khác, thường là một ý tưởng xã hộị Cụ thể là các kiểu lồng ghép sau:

- Tình yêu và tự do trong gia đình, tự do hôn nhân: Truyện tình gắn với cuộc đấu tranh

chống lễ giáo phong kiến, đề cao tình yêu tự do nhằm giải phóng cá nhân, nhất là giải phóng

phụ nữ: Hồn bướm mơ tiên, Gánh hàng hoa, Nắng thu, Nửa chừng xuân, Đoạn tuyệt, Thoát

ly, Lạnh lùng,…

- Tình yêu và lý tưởng: Truyện tình gắn với thái độ nhập cuộc và lý tưởng cải tạo xã

hội, nâng cao dân trí, cải cách đời sống dân quê: Đôi bạn, Tiêu sơn tráng sĩ, Gia đình, Con đường sáng,…

- Tình yêu và sự thể hiện cá tính, sở thích: Truyện tình gắn với sự thể hiện bản ngã,

khẳng định lẽ sống thuộc về con người cá nhân: Đời mưa gió, Trống mái, Đẹp, Bướm trắng, Băn khoăn,…

Thứ hai: Tình yêu say mà không đắm và không thất tình

- Những đôi lứa yêu nhau với hầu đủ mọi cung bậc, cảm giác nồng say, ngây ngất nhưng say mà không đắm, say mà vẫn tỉnh. Nguyên nhân thật dễ hiểu: tình yêu lồng ghép với các ý tưởng xã hội, luận đề cải cách. Ở đây, tình yêu giữ khoảng cách với hôn nhân: yêu nhau mà không nhất thiết phải lấy nhau, hoặc yêu nhau để cùng dấn thân trên đường gió bụị

- Các cặp tình nhân trong tiểu thuyết TLVĐ thường dễ hòa hợp, luôn luôn chủ động: chủ động yêu, cảm nhận tình yêu, chủ động dấn tới hay dừng lại, tiến tới hôn nhân hay khước từ hoặc kéo dài “thời chưa cưới”; yêu là được yêu, chinh phục là được; họ có thể phải xa nhau, nhưng không thất tình, không chịu kết cục bi thảm. Nhiều mối tình tràn đầy hạnh

phúc, mãn nguyện: Duy – Thơ (Con đường sáng), Hạc – Bảo (Gia đình), Phương – Lan (Những ngày vui). Tình yêu như vậy mang lại vui vẻ trẻ trung đáp ứng được tâm lý xã hội

lúc bấy giờ.

2.1.2. Những chủ đề tự sự mang tính quan niệm của xu hướng tiểu thuyết TLVĐ Đây là các chủ đề chính gắn với các thể tài cụ thể của xu hướng tiểu thuyết TLVĐ (1933-1943).

Các thể tài của tiểu thuyết Tự Lực Văn Đoàn bao gồm: tiểu thuyết luận đề, tiểu thuyết phân tích xã hội, tiểu thuyết phân tích tâm lý.

Tiểu thuyết luận đề có thế mạnh chính luận nên đề cập trực tiếp được các vấn đề duy

tân văn hóa, cải tạo hiện trạng xã hộị Ví dụ các tiểu thuyết Nửa chừng xuân (Khái Hưng)

Đoạn tuyệt, Lạnh lùng (Nhất Linh), Gánh hàng hoa, Đời mưa gió (Khái Hưng, Nhất Linh)

mang tính luận đề rất đậm: luận đề về hôn nhân một vợ một chồng, dựa trên tình yêu; luận đề giải phóng phụ nữ nói riêng, con người cá nhân nói chung; luận đề về tự do cá nhân…

Tiểu thuyết phân tích xã hội có ưu thế phân tích các quan hệ phức tạp giữa cá nhân với

cộng đồng, giữa nhân cách và hoàn cảnh. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Gia đình, Thoát ly và Thừa tự, chẳng hạn, là ba cuốn tiểu thuyết khá tiêu biểu cho

mảng tiểu thuyết phân tích xã hội của Khái Hưng. Có lẽ cũng từ cuốn tiểu thuyết này mà Vũ Ngọc Phan đã coi Khái Hưng là nhà tiểu thuyết phong tục. Cùng viết về những câu chuyện xoay quanh gia đình, nhưng ở mỗi cuốn tiểu thuyết đã đặt ra những vấn đề xã hội có ý nghĩa

lớn. Cùng góp mặt ở thể tài này, Nhất Linh có tiểu thuyết: Đôi bạn – cuốn sách “phần nào

Tiểu thuyết phân tích tâm lý là một thể tài tiểu thuyết hiện đại khá đặc biệt (khác với

tiểu thuyết hiện đại nói chung, ít nhiều có sử dụng tâm lý ở cấp độ yếu tố, thủ pháp kĩ thuật, tiểu thuyết phân tích tâm lý xem tâm lý cũng là một nội dung tự sự). Thể tài này có khả năng dẫn người đọc thám hiểm vào cõi thầm kín là thế giới tinh thần riêng tư, bí ẩn của con ngườị

Rất tiêu biểu cho thể tài này là Thanh Đức (nhan đề khác: Băn khoăn) của Khái Hưng và

Bướm trắng của Nhất Linh – những tác phẩm cuối cùng của xu hướng tiểu thuyết TLVĐ

(1942-1943).

Mỗi thể tài, do vậy, thường có nội dung, phạm vi phản ánh riêng gắn với ưu thế tư tưởng nghệ thuật của chúng.

Tuy nhiên, từ một cái nhìn bao quát, có thể tổng hợp nội dung tiểu thuyết TLVĐ theo mấy chủ đề tư tưởng có tính khuynh hướng rất rõ rệt sau đây:

- Ủng hộ một quan niệm mới mẻ về tình yêu – hôn nhân, gia đình; công khai đề cao con người hành động cải cách xã hội (chủ yếu ở tiểu thuyết luận đề, và phần nào, tiểu thuyết

phân tích xã hội);

- Khám phá, thể hiện con người cá nhân với vẻ đẹp thể chất và thế giới tinh thần của con người cá nhân trên tinh thần tôn trọng tuyệt đối quyền tự chủ – tự do cá nhân (chủ yếu

ở thể tài phân tích tâm lý, và phần nào, tiểu thuyết phân tích xã hội, tiểu thuyết luận đề);

- Thể hiện ý thức dân tộc, tình quê hương; lòng trìu mến đối với cảnh quan thiên nhiên, sinh hoạt ở các đô thị, các miền quê và những vẻ đẹp khuất lấp trong cuộc sống hàng ngày (ở cả ba thể tài tuy dạng thức, mức đậm nhạt có khác nhau)…

2.2. Nội dung tự sự và những nguồn cảm hứng chính bộc lộ khuynh hướng tư tưởng của TLVĐ trong truyện ngắn Nhất Linh, Khái Hưng

2.2.1. Ủng hộ quan niệm mới về tình yêu - hôn nhân, gia đình; công khai đề cao, cổ vũ con người hành động cải cách, cải tạo xã hội

Đây là một nội dung nổi bật trong sáng tác truyện ngắn, cũng như đã từng được thể hiện rất rõ nét trong tiểu thuyết của hai tác giả. Chính với nội dung này đã làm nổi bật hình tượng nhân vật trong truyện ngắn Nhất Linh và Khái Hưng, đương thời, đã khác xa với văn học truyền thống bởi vì họ không chỉ bác bỏ đạo đức phong kiến mà tất cả mọi đạo đức đã được xác lập, đã được duy lý hóạ Ở đây đúng là có một sự bổ sung, hòa phối, cộng hưởng giữa hai thể loại tiểu thuyết và truyện ngắn trong sáng tác của ông.

Tuy thế, quan sát bức tranh chung của văn xuôi nghệ thuật TLVĐ, cũng cần thấy rằng, truyện ngắn là thể loại đầu tiên Nhất Linh, Khái Hưng trình làng trước công chúng văn học 1930-1945, nên đề tài tình yêu trong văn chương Nhất Linh, Khái Hưng, trước hết được thể hiện trong truyện ngắn.

Trên báo Phong Hóa và Ngày Nay những năm đầu, hầu như tuần nào Khái Hưng cũng

đăng một truyện ngắn. Có đến hàng trăm truyện ngắn của Khái Hưng được đăng trong vòng

mười năm. Bên dòng sông Hương là truyện ngắn được in lần đầu tiên trên báo Phong Hóa

ngày 31/3/1932. Vấn đề tình yêu đã đặt ra trong truyện ngắn Khái Hưng sớm hơn khi được

thể hiện trong tiểu thuyết của ông (Hồn bướm mơ tiên) gần ba năm.

Nhất Linh được biết đến trong buổi đầu không chỉ với Nho phong (1927) mà còn với các truyện ngắn viết về tình yêu trong Người quay tơ (1927) và một số truyện ngắn trong tập

Anh phải sống (cùng Khái Hưng, 1934).

Tuy nhiên, cũng như trong tiểu thuyết, tình yêu chưa phải là cái đích thực sự của những trang viết về đề tài này trong truyện ngắn của hai ông. Những “chuyện tình” được kể lại, nhiều khi chỉ như là phương tiện của tư tưởng, nhằm làm mềm mại hóa, hay tăng sức quyến rũ của các vấn đề quan yếu trong đời sống của cá nhân, gia đình, xã hội – các triết lý sống hay các luận đề. Bởi thế, nội dung tự sự ở đây, trong truyện ngắn của hai ông, thường xoay quanh một số chủ đề có tính khuynh hướng rõ rệt. Đặc điểm này là chung cho nội dung tự sự của hai nhà văn.

Một trong những khía cạnh bộc lộ rõ xu hướng tư tưởng của tiểu thuyết, truyện ngắn Nhất Linh, Khái Hưng là một quan niệm mới về tình yêu, hạnh phúc. Chẳng hạn, từ nhiều

truyện ngắn của hai ông, người ta thấy toát ra cái “luận đề” về hạnh phúc, rằng: không thể có

hạnh phúc dựa trên những rung động bồng bột; người hạnh phúc là người biết thưởng thức, tận hưởng cái đẹp, hưởng thụ sự sống có nghĩa lý của cá nhân, biết tìm kiếm theo đuổi chuẩn mực giá trị riêng, xứng đáng với chính mình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cũng như vậy, nhiều truyện ngắn toát ra cái “luận đề” về tình yêu, rằng: Tình yêu

không thể có hoặc không thể xây dựng trên sự khác biệt (Nước chảy đôi dòng – Nhất Linh). Không nên lầm tưởng những rung động bồng bột như rung động của các anh chàng Tống Bình, Nam Chân (Dưới bóng hoa đào – Nhất Linh) hay việc “ăn trái cấm” vội vã của đôi bạn gặp nhau lần đầu Văn, Tẹo (Dưới ánh trăng – Khái Hưng) là tình yêu đích thực. Trái

lại, tình yêu đích thực chỉ có thể có và được xây dựng, nuôi dưỡng trên sự đồng điệu, sự gặp

gỡ giữa hai tâm hồn (Tiếng dương cầm, Ái tình – Khái Hưng). Và trong tình yêu, nhiều khi biết lặng lẽ hy sinh cũng chính là biết tự tạo ra hạnh phúc cho mình (Mười năm qua, Tháng

ngày qua, Hai buổi chiều vàng – Nhất Linh; Anh phải sống, Tình tuyệt vọng, Linh hồn thi sĩ

– Khái Hưng).

Viết về tình yêu, Khái Hưng thường miêu tả các mối tình lãng mạn trẻ trung với rất

nhiều màu sắc đa dạng.

Bên dòng sông Hương là một câu chuyện tình lãng mạn. Vinh Sơn là một chàng trai

du học ở Pháp về nhưng chàng không thích ra làm quan để tiến thân như bao người khác. Chàng đi theo tiếng gọi đắm say của tình yêu với nàng Diễm Lan, “cựu nữ sinh trường Sư Phạm, một trang tân tiến cực kỳ mỹ lệ, đã nổi tiếng lãng mạn khắp Hà thành” (Khái Hưng,

cản, chế giễu, khinh bỉ của gia đình và bạn bè, cùng người tình “đưa nhau đi ẩn, hay nói cho đúng đi tìm một cảnh thích hợp với ái tình. Cảnh ấy là sông Hương”, để tận hưởng hạnh

phúc của tình yêụ (Khái Hưng, Bên dòng sông Hương) [59, tr.133].

Điều đáng nói là đằng sau câu chuyện tình lãng mạn ấy có một triết lý sống, một triết lý yêu: khát vọng tự tạo một ốc đảo hạnh phúc cho tình yêu ngay cả một nơi thơ mộng, với một người tình lãng mạn nhất, thực ra, là điều không tưởng. Bả danh lợi hay những bon chen đời thường vẫn len lỏi vào được cái ốc đảo ấy để mà đầu độc tình yêụ

Các “chuyện tình” khác cũng thế. Nhà văn không chỉ kể chuyện yêu đương mà còn khơi sâu một khía cạnh thâm trầm nào đó của đời sống để tạo nên ý vị của những triết lý, suy tư.

Đây, mối tình tuyệt vọng, trớ trêu của chàng trai trẻ Văn Châu (Tình tuyệt vọng), yêu

vợ bạn ngay trong lễ cưới của bạn, để rồi phải âm thầm theo đuổi mối tình vô vọng ấy trong

bao nhiêu năm ròng. Kia, mối tình đơn phương của Linh (Đợi chờ), một ông chủ trang trại

trẻ tuổi với cô Phụng, một cô gái thành phố “đầy đặn nở nang, nước da hồng hào rám nắng, mà thoạt trông chàng ví ngay với màu da cam bắt đầu rám chín dưới luồng gió heo may”

(Khái Hưng, Đợi chờ) [59, tr.192]. Để rồi, cuộc gặp gỡ ngắn ngủi ấy, nhưng cái kỷ niệm

giây phút ấy đối với Linh đã thành vĩnh viễn, thiêng liêng.

“Năm, năm, cứ đến tháng chạp khi cam ngoài vườn bắt đầu rám đỏ dưới luồng gió heo may, Linh lại cảm thấy thân thể và tâm hồn rung chuyển. Rồi trong vườn cam lại hiện ra

hình ảnh một thiếu nữ tươi tốt, hồng hào thướt tha bên gốc cam, gốc quít.” (Khái Hưng, Đợi

chờ) [59, tr.197]. Và cứ thế, “Linh chờ đợi, mong ngóng…” (Khái Hưng, Đợi chờ) [59,

tr.198].

Và kia nữa, mối tình của Phát và Hoàn trong Thời chưa cưới lại là một kiểu mối tình

khác. Thoạt đầu có vẻ đó là mối tình “đôi lứa xứng đôi” của trai tài gái sắc. Họ yêu nhau vì tài, cảm nhau vì sắc. Hai người đã sống những giây phút thần tiên mộng ảo của tình yêu thời chưa cướị Nhưng rồi họ đã làm tổn thương nhau và mối tình của họ có nguy cơ tan vỡ. “Họ đi sát cánh nhaụ Họ nói chuyện để nghe thấy câu chuyện tẻ nhạt của nhaụ Họ yên lặng để nghĩ đến, để nhớ đến cái xoàng, cái tầm thường của nhau, của gia đình nhaụ” (Khái Hưng,

Thời chưa cưới) [59, tr.360]. Nhưng cuối cùng thì đám cưới của Phát và Hoàn cũng diễn ra,

vì họ “cho việc hôn nhân của mình là do số mệnh (…) Và đám cưới linh đình, ồn ào, ầm ỹ.

Để che cái nhạt nhẽo, cái lạnh lùng của hai linh hồn sắp hòa hợp.” (Khái Hưng, Thời chưa

cưới) [59, tr.361]. Thời chưa cưới là một truyện ngắn hay (trong tập Hạnh). Ở đó, “Khái (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hưng khảo sát tính tình hạng thanh niên tân tiến đúng vô cùng. Tình yêu của họ là thứ tình yêu nồng nàn, bồng bột, cho nên cái thời chưa cưới của họ càng kéo dài bao nhiêu, họ càng có dịp để chán nhau bấy nhiêu” [141, tr.190].

Tuy nhiên, viết những câu chuyện tình yêu, Khái Hưng không chỉ đơn giản là miêu tả tình yêu với những sắc màu lãng mạn. Có khi với câu chuyện tình pha một chú huyền bí, oái oăm, Khái Hưng đã cho ta thấy sức mạnh của tình yêu và cái đa đoan của đời sống tâm hồn:

Thì ra tình yêu, đôi khi, mạnh hơn cả tín ngưỡng, tôn giáọ Sư Tuệ trong truyện ngắn cùng tên, một nhà sư chỉ ngoài ba mươi tuổi, vẻ mặt khôi ngô nhưng là “bực tu hành về đường khổ

hạnh cũng như về đường học vấn” (Khái Hưng, Sư Tuệ) [59, tr.395]. Bao nhiêu năm đắc đạo,

tưởng đã rũ sạch bụi trần, thế mà chỉ một lần ngắm bức tượng Ngọc Nữ trong chùa, hình ảnh người tình xưa và cả một thời dĩ vãng đã sống dậy trong ký ức kẻ tu hành. “Sư Tuệ sợ hãi vội cúi xuống quyển kinh và cất cao giọng, gõ mạnh tiếng mõ như cố xóa, lấp cái hình ảnh quá khứ. Nhưng vẻ mặt tươi cười, đôi mắt sắc sảo, cặp môi đỏ thắm của pho tượng mà sư ông nhớ từng nét vẫn như vẽ ra trên trang giấy chữ lớn. Sư ông nhắm mắt lại và tụng thuộc lòng luôn mấy trang kinh, cái khuôn mặt xinh tươi càng rõ rệt hơn, và sau cùng, sáng lóe một

cái tên chữ quốc ngữ, tên người đàn bà xưạ” (Khái Hưng, Sư Tuệ) [59, tr.403]. Và rồi, sáng

sớm hôm sau, người ta thấy nhà sư đã cởi bỏ bộ áo tu hành rời chùa ra đị

Tình yêu vốn là một tình cảm thiêng liêng, cao quý giữa người với ngườị Song tình yêu ấy có trở nên cao thượng như đúng với bản chất vốn có của nó hay trở nên một thứ dục vọng tầm thường, thấp hèn, đầy vị kỷ là do ở cách xử sự của con ngườị Khái Hưng gửi

thông điệp ấy đến với người đọc qua những tác phẩm: Tình tuyệt vọng, Tình điên, Thưa

chị,…

Việc ủng hộ quan niệm mới về tình yêu - hôn nhân, gia đình; công khai đề cao, cổ vũ

con người hành động cải cách, cải tạo xã hội cũng có thể xem là một cụm chủ đề tự sự mang

Một phần của tài liệu Nghệ thuật truyện ngắn của Nhất Linh và Khái Hưng trong văn xuôi của nhóm Tự lực văn đoàn (Trang 32 - 55)