Khái niệm và vai trò của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa: (Trang 29 - 33)

8. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa

8.1 Khái niệm và vai trò của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa

hoặc hàng hóa giao không phù hợp với hợp đồng mà bằng chứng do bên mua đưa ra không xác thực,gây thiệt hại cho bên bán thì bên mua phải bồi thường thiệt hại đó và chịu các chế tài khác theo quy định của pháp luật.

8. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa

8.1 Khái niệm và vai trò của trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bánhàng hóa hàng hóa

Khi hợp đồng mua bán hàng hóa được xác lập và có hiệu lực pháp luật,các bên phải thực hiện đúng nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.Bên nào không thực hiện hoặc thực hiện không đúng là vi phạm nghĩa vụ hợp đồng mua bán và sẽ phải chịu trách nhiệm với bên đối tác. Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán là một hình thức trách nhiệm pháp lý, nó chỉ phát sinh khi có sự vi phạm nghĩa vụ pháp lý của một trong 2 bên.

Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa được hiểu theo 2 nghĩa.

- Theo nghĩa chủ quan, trach nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa là việc bên vi phạm hợp đồng phải gánh chịu những hậu quả pháp lý nhất định do hành vi vi phạm hợp đồng của mình gây ra.

- Theo nghĩa khách quan,trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán là một chế định pháp luật. Chế định pháp luật này điều chỉnh quan hệ phát sinh khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ hợp đồng trong quá trình thực hiện hợp đồng. HIểu theo nghia khách quan, chế định trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa bao gồm các quy định pháp luật quy định về các căn cứ để áp dụng trách nhiệm, quy định về các hình thức chế tài và quy định về

các trường hợp miễn trách nhiệm. Cũng như các hình thức trách nhiệm pháp lý khác, chế độ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng,đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật về hợp đồng, đặc biệt là hợp đồng mua bán hàng hóa thương mại.

*)Vai trò của chếđịnh trách nhiệm hợp đồng mua bán hàng hóa được thể hiện ở những khiá cạnh là:

-Chế định trách nhiệm hợp đồng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa.hành vi vi phạm hợp đồng mua bán luôn tiềm ẩn nguy cơ xâm hại lợ ích của các bên vi phạm (làm mất mát, hư hỏng hàng hóa ). Để bảo vệ lợi ích của bên vi phạm ,chế định trách nhiệm hợp đồng mua bán cho phép bên bị vi phạm tự mình hoặc yêu cầu cơ quan có thẩm quyền áp dụng các hình thức trách nhiệm đối với bên bị vi phạm.bên cạnh đó, chế định trách nhiệm hợp đồng mua bán cũng bảo vệ quyền lợi của bên vi phạm.

-Chế định trách nhiệm hợp đồng ngăn ngừa và hạn chế vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa, nâng cao ý thức trách nhiệm của các chủ thể hợp đồng trong việc thực hiện hợp đồng. Quy định về hợp nhiệm có tác động mạnh mẽvào ý thức các bên, nâng cao tinh thần trách nhiệmcủa các bên trong việc thực hiện nghĩa vụ hợp đồng, ngăn ngừa và hạn chế vi phạm hợp đồng xảy ra.

8.2)Căn cú áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán

Luật thương mại không quy định các căn cứ để áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng mua bán hàng hóa mà quy định các căn cứ để áp dụng trách nhiệm do vi phạm hợp đồng trong thương mại nói chung. Đó là các căn cứ sau:

Khi các bên đã kí kết hợp đồng và khi hợp đồng đã có hiêu lực thì các bên phải thực hiện nghĩa vụ phát sinh từ quan hệ hợp đồng. Nếu các bên không thực hiện hoặc thực hiên không đúng các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng là vi phạm hợp đồng.Ví dụ bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng thời hạn thỏa thuận nhưng lại không giao hàng hoặc giao chậm. Hành vi vi phạm hợp đồng là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng.Các bên trong quan hệ hợp đồng không chỉ phải thực hiện đúng các nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng mà còn phải thực hiện đúng các nghĩa vụ phát sinh từ những quy định của pháp luật liên quanđến hợp đồng đó.Hành vi vi phạm hợp đồng là căn cứ pháp lý để áp dụng đối với tất cả các hình thứcchế tài do vi phạm hợp đồng.

b. Có thiệt hại thực tế xảy ra

Thiệt hại thực tế là những thiệt hại có thể tính toán được một cách tương đối hợp lý mà bên bị vi phạm phải chịu do hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm.Ví dụ hàng háo bị mất mát,hư hỏng,chi phí ngăn chặn,hạn chế thiệt hại…Thiệt hại đó có thể là thiệt hại trực tiếp hoặc thiệt hại gián tiếp. Thiệt hại trực tiếp là những thiệt hại xảy ra trong thực tế có thể tính toán một cách dễ dàngvàchính xác như tài sản bị mất,giá trị hàng hóa bị giảm sút, chi phí bảo quản hàng hóa…Thiệt hại gián tiếp là những thiệt hại phải dựa trên sự suy đoán hợp lý, logic và khoa học mới có thể tính toán được như thu nhập bị giảm sút…

Về nguyên tắc, bên vi phạm chỉ phải bồi thường cho bên vi phạm những thiệt hại thực tế do pháp luật quy định. Điều 307 khoản 2bộ luật dân sự quy định:thiệt hại thực tế bao gồm tổn thất về tài sản,chi phí hợp lý để ngăn chặn, khắc phục thiệt hại…

Thiệt hại thực tế do hanh vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm gây ra chỉ là căn cứ để bên bị vi phạm áp dụng hình thức chế tài”bồi thường

thiệt hại”. Mục đích của hình thức chế tài là để khôi phục lợi ích cho bên bị vi phạm. Người gây thiệt hại thì phải bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại.

c. Có mối quan hệ nhân quả qiữa ành vi vi phạm và thiệt hại thực tế

Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm hợp đồng và thiệt hại thực tế là mối quan hệ giữa nguyên nhân là hành vi vi phạm hợp đồng đã trực tiếp gây ra hậu quả là thiệt hại thực tế. Đó la quan hệ nội tại,tất yếu,nếu không có hành vi vi phạm hợp đồng của bên vi phạm thì không thể có thiệt hại thực tế xảy ra cho bên bị vi phạm. Hành vi vi phạm phải có trước thiệt hại và trực tiếp gây ra thiệt hại. Bên có hành vi vi phạm chỉ phải bồi thường thiệt hại thực tế là hậu quả tất yếu do chính hành vi vi phạm của mình gây ra. Trong thực tế có thể có trường hợp hợp đồng bị vi phạm nhưnng không trực tiếp gây ra thiệt hại cho bên bị vi phạm thì bên vi phạm không phải bồi thường.

d.Có lỗi của bên vi phạm

Về nguyên tắc,một người chỉ phải chịu trách nhiệm pháp lý khi có hành vi vi phạm pháp luật và có lỗi khi vi phạm. Lỗi là trạng thái tâm lí và mức độ nhận thức của một người đối với hành vi của mình và hậu quả của hành vi đó.Vấn đề trạng thái tâm lí và nhận thức chỉ có thể đặt ra đối với một con người cụ thể. Trong khi chủ thể tham gia quan hệ hợp đồng trong thương mại chủ yếu là các tổ chức kinh doanh. Có lẽ vì vậy mà điều 303 luật thương mại không quy định lỗi là căn cứ pháp lý.Như vậy, khi xem xét để áp dụng các chế tài bồi thường thiệt hại thì không cần phải xem xét xem bên vi phạm có lỗi hay không. Mặc dù vậy,luật thương mại lại vẫn có quy định về miễn trách nhiểmtong một số trường hợp (điều 294) như xảy ra sự kiện bất khả kháng,hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia, tức là bên vi phạm không có lỗi.hai quy định này rõ ràng là mâu thuẫn với nhau. Như vậy, yếu tố lỗi

cũng là yếu tố cấu thanh của chế độ trách nhiệm trong thương mại.Trách nhiệm hợp đồng được áp dụng theo nguyên tắc suy đoán, theo đó mọi hành vi không thực hiện,thực hiện không đúng hợp đồng đều bị suy đoán là có lỗi(trừ trường hợp bên vi phạm chứng minh được là mình không có lỗi); khi áp dụng chế tài đối với bên vi phạm, bên bị vi phạm cũng như cơ quan tài phán, không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của bên vi phạm.

Một phần của tài liệu Pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa: (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(43 trang)
w