Công tác huy động vốn

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân liên xã Cương Gián – Xuân Liên ( Nghi Xuân – Hà Tĩnh ) (Trang 29 - 33)

Ý thức được tầm quan trọng của công tác huy động vốn, ngay từ khi mới thành lập, QTDND liên xã Cương Gián – Xuân Liên đã rất quan tâm đến việc huy động vốn. Đặc biệt, trong điều kiện hiện nay có một số lượng lớn chưa từng có các TCTD thuộc các loại hình khác nhau cùng kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và cạnh tranh quyết liệt, điều đó đòi hỏi Chi nhánh phải nỗ lực phấn đấu nhằm thu hút một khối lượng vốn lớn để đảm bảo cho nhu cầu đầu tư mở rộng tín dụng trên địa bàn. Đồng thời, tạo ra một nền tảng vững chắc cho QTD có thể ổn định và phát triển.

Hiện nay, Cương Gián là một xã có tốc độ tăng trưởng kinh tế tốt, với nền kinh tế lấy xuất khẩu lao động làm vai trò chủ đạo, mỗi năm có hàng trăm tỉ đồng được gửi về địa bàn từ xuất khẩu lao động. Mấy năm trở lại đây, bà con trong xã tích cực mở rộng diện tích chăn nuôi thủy – hải sản, phát triển nghề đi biển và một số làng nghề truyền thống. Từ đó, tạo ra một nhu cầu vốn rất lớn trong nền kinh tế.

Với phương châm “Lành mạnh, an toàn, hiệu quả bền vững gắn liền tăng truởng với chất lượng, nhằm đảm bảo an toàn cho hệ thống” QTDND liên xã

Cương Gián – Xuân Liên đã thực hiện việc huy động các nguồn vốn nhàn rỗi từ các tổ chức kinh tế, các tầng lớp dân cư bằng việc không ngừng đa dạng hóa các hình thức huy động vốn và mở rộng mạng lưới giao dịch. Cùng với đó là việc thông thoáng các thủ tục, nâng cao chất lượng phục vụ: tận tình, chu đáo, văn minh, lịch sự. Vì thế, trong vài năm qua vốn huy động của QTD đã có những chuyển biến tích cực, cơ cấu nguồn vốn cũng có sự thay đổi theo chiều hướng thuận lợi.

Bảng 2: Cơ cấu nguồn vốn của QTDND liên xã Cương Gián – Xuân Liên giai đoạn 2010 – 2012. ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng nguồn vốn 270,578 100% 283,147 100% 293,758 100% Vốn điều lệ và quỹ 14,242 5.26% 13,434 4.74% 10,736 3.65% Vốn huy động 210,795 77.91% 221,183 78.12% 233,994 79.66% Vốn vay 45,541 16.83% 48,530 17.14% 49,028 16.69%

( Nguồn: Báo cáo kế toán năm 2010-2012 )

Qua bảng 2: cho ta cái nhìn tổng thể về tổng nguồn vốn của quỹ trong thời gian qua. Nhìn chung trong những năm qua tình hình nguồn vốn của quỹ có sự tăng lên rõ rệt. Trong năm 2011, QTD mở thêm chi nhánh tại xã Xuân Liên nên nguồn vốn của quỹ tăng để đáp ứng nhu cầu vay của khách hàng. Trong mấy năm này nhu cầu đi xuất khẩu lao động hay sang nước ngoài du học của người dân trong xã tăng mạnh nên QTD phải đáp ứng được nhu cầu về vốn để cho bà con vay. Cụ thể, năm 2011 nguồn vốn tăng thêm 12,569 triệu đồng so với năm 2010, năm 2012 tăng thêm 10,611 triệu đồng so với năm 2011. Sự tăng này của nguồn vốn một phần cũng do thời gian này trên địa bàn phải chịu ảnh hưởng của biến động thị trường giá cả tăng cao tiếp đó là dịch bệnh trong chăn nuôi, trồng trọt. Khó khăn tiếp khó khăn nhu cầu về vốn để khắc phục khó khăn đã tăng. Do vậy, quỹ đã phải huy động nhiều vốn để đáp ứng nhu cầu về vốn cho người dân, hộ sản xuất kinh doanh.

Trong tổng nguồn vốn của quỹ tín dụng thì nguồn vốn huy động là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn kinh doanh của quỹ cũng chính là nguồn vốn kinh doanh chủ yếu, tiếp sau là nguồn vốn vay các tổ chức tín dụng

QTD huy động vốn từ tiền nhàn rỗi của dân cư trên địa bàn xã và các xã lân cận chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn là không đáng kể. Tuy phải cạnh tranh với NHNN&PTNT chi nhánh huyện Nghi Xuân trên địa bàn, nhưng với sự chủ trương của ban lãnh đạo cùng uy tín tạo lập lâu năm, chính sách lãi suất phù hợp hoạt động huy động đã đạt kết quả như sau:

Bảng 3: Cơ cấu nguồn vốn huy động của QTD từ tiền gửi của dân cư các năm qua: Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tổng vốn huy động 210,795 100 221,183 100 233,994 100 10,388 4.93 12,811 5.79 1. Tiền gửi CKH 210,695 99.95 221,143 99.98 233,994 100 10,448 4.96 12,851 5.81 1.1. Tiền gửi Dưới 12 tháng 190,23 0 90.29 198,633 89.82 214,144 91.52 8,403 4.42 15,511 7.81 1.2. Tiền gửi Trên 12 tháng 20,465 9.71 22,510 10.18 19,850 8.48 2,045 9.99 -2,660 -11.82 Tiền gửi tiết kiệm KKH 100 0.05 40 0.02 0 b -60 -60 -40

( Nguồn: Báo cáo kế toán 2010-2012 )

Qua bảng 3: nguồn vốn hoạt động từ tiền gửi dân cư tại QTDND liên xã Cương Gián – Xuân Liên 2010-2012 ta thấy. Những năm qua kết quả hoạt động huy động vốn của QTD đạt kết quả đáng khích lệ, có chiều hướng tăng dần qua các năm. Tổng nguồn vốn huy động qua các năm tăng cao, nếu như năm 2010 tổng nguồn vốn huy động đạt 210,795 triệu đồng, bước sang năm 2011 đạt 221,183 triệu đồng so với năm 2010 là 10,388 triệu đồng với tỷ lệ tăng 4.93% đạt kết quả này là do năm 2010 chịu ảnh hưởng chung của khủng hoảng tài chính thế giới, mức lãi suất thường xuyên thay đổi, lạm phát tăng cao, cùng với đó hàng loạt ngân hàng cạnh tranh nhau về lãi suất nhằm thu hút vốn. Sang năm 2011, với chính sách kích cầu của chính phủ đã làm giảm thiểu lạm phát, nền kinh tế phục hồi dần nên nguồn vốn huy động tăng lên. Năm 2012 là năm nền kinh tế phục hồi và đi vào ổn định,

với các chính sách hỗ trợ nhà nước con số này tăng cao đạt 233,994 triệu đồng so với năm 2011 là 12,811 triệu đồng với tỷ lệ tăng 5.79%.

Trong cơ cấu vốn huy động, mức đô tăng chủ yếu ở khoản tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng: Năm 2010 là 190,230 triệu đồng chiếm tỷ trọng 90.29% tổng số vốn huy động, năm 2011 đạt 198,633 triệu đồng tăng 8,403 triệu đồng tương ứng tỷ lệ tăng 4.42% so với năm 2010, đến năm 2012 đạt con số cao 214,144 triệu đồng chiếm tỷ trọng 91.52% trong tổng nguồn vốn tăng 15,511 triệu đồng với tỷ lệ tăng 7.81% so với năm 2011. Còn khoản tiền gửi trên 12 tháng có xu hướng tăng nhưng tăng nhẹ và có xu thế giảm, như năm 2012 giảm so với năm 2011 số tiền 2,660 triệu đồng với tỷ lệ giảm 11.82%.

Sở dĩ đạt được kết quả như vậy là đa số đây là khoản tiền nhàn rỗi trong dân cư, họ gửi chủ yếu để hưởng lãi. Hơn nữa, trong những năm qua lãi suất luôn biến động, nhu cầu cần vốn của các tổ chức tín dụng cũng như quỹ tăng nên lãi suất kỳ hạn ngắn thường cao hơn với kỳ hạn dài. Mặt khác, thời gian qua uy tín, nghiệp vụ của QTD tăng, chính sách lãi suất phù hợp đảm bảo sức cạnh tranh với NHTM cùng địa bàn, đã làm tăng niềm tin nhân dân đối với quỹ và đã khai thác được tối đa lượng tiền nhàn rỗi trong khu vực. Điều này chứng tỏ QTDND liên xã Cương Gián – Xuân Liên ngày càng lớn mạnh mở rộng phạm vi huy động tăng độ tín nhiệm trong lòng dân. Nhưng bên cạnh đó QTD cần có chính sách tốt hơn để huy động được lượng tiền gửi dài hạn để có nguồn vốn ổn định đảm bảo nguồn vốn kinh doanh hay chính là đảm bảo đáp ứng nhu cầu vay vốn ngày càng tăng trong nhân dân.

b. Nguồn vốn đi vay

Những năm qua quỹ đã huy động được số lượng vốn từ dân cư đủ lớn để đảm bảo nguồn vốn kinh doanh. Tuy nhiên, trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước nhu cầu vay vốn để phục vụ sản xuất kinh doanh nhằm cải thiện đời sống. Hơn nữa, xã Cương Gián và Xuân Liên là một trong những xã phát triển về việc đi xuất khẩu lao động với nông nghiệp và nuôi trồng, đánh bắt thủy-hải sản, vì vậy nhu cầu vốn của người dân ngày càng cao. Chính vì vậy, để đảm bảo thực hiện hoạt động tín dụng liên tục lâu dài ngoài việc huy động từ dân cư, QTD còn tiến hành vay qũy tín dụng trung ương và tổ chức tín dụng khác.

Bảng 4: Nguồn vốn vay QTDND liên xã Cương Gián – Xuân Liên ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Vay QTD TW và TCTD khác 45,541 48,530 49,028 2,989 6.56% 498 1.03%

(Nguồn: Báo cáo kế toán 2010-2012) Qua bảng 4: nguồn vốn đi vay QTD TW và TCTD khác của quỹ có xu hướng tăng qua các năm, nếu như năm 2010 số vốn vay là 45,541 triệu đồng, thì sang năm 2011 con số này là 48,530 triệu đồng tăng 2,989 với tỷ lệ tăng 6.56% cho thấy nhu cầu vốn phục vụ tín dụng năm này tăng cao. Đến 2012, số tiền vay là 49,028 triệu đồng tăng 498 triệu đồng so với 2011 với tỷ lệ tăng 1.03%, cho thất vốn huy động từ dân cư cũng phần nào đáp ứng đủ lượng vay vốn, song nhìn chung thì số tiền vay QTD TW vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn kinh doanh. Việc đi vay này không phải là biện pháp tối ưu, vậy trong những năm tiếp theo QTDND liên xã Cương Gián – Xuân Liên cần có những biện pháp mở rộng việc huy động vốn từ nhiều nguồn khác.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng tín dụng tại Quỹ tín dụng nhân dân liên xã Cương Gián – Xuân Liên ( Nghi Xuân – Hà Tĩnh ) (Trang 29 - 33)