Vách chống va 64 thuộc tổng đoạn 8 bao gồm các chi tiết: xem cụ thể ở phần phụ lục
• lắp ráp: a) Trải tôn:
1. Cẩu các tấm tôn 2088, 2110, 2132, 2131 đặt lên bệ lắp ráp.
2. Chọn tấm tôn 2088 làm chi tiết chuẩn, hàn đính tấm tôn 2088 xuống bệ thông qua mã ghim.
3. Dùng đòn bảy hoặc tăng đơ kéo các tấm tôn sát lại với nhau dựa trên tấm tôn 2088 làm chuẩn theo bản vẽ thi công, tấm tôn 2110 sát với tấm tôn 2088, tấm tôn 2132 sát với tấm tôn 2110 và cuối cùng là tấm tôn 2131 sát với tấm tôn 2132. Khe hở giữa các tấm tôn là 1÷2mm, cân chỉnh, hàn đính và cố định lại bằng các mã ghim.
4. Hàn cố định các tấm tôn lại với nhau theo quy trình hàn:
+ Khi hàn hai tấm tôn có chiều dày khác nhau thì việc vát mép hàn được thực hiện theo tiêu chuẩn.
+ Khi lắp ráp hai tấm tôn cần chú ý độ phẳng giữa hai tấm tôn phải bằng nhau.
5. Báo cho bộ phận KCS kiểm tra phần hàn theo nội dung quy định của đăng kiểm.
b) .Lắp ráp kết cấu:
Việc thực hiện lắp ráp các kết cấu phải dựa trên nguyên tắc: các chi tiết lắp ráp trước phải tạo điều kiện thuận lợi cho chi tiết lắp sau. Quy trình lắp ráp được tiến hành như sau:
1. Vạch dấu các đường kết cấu lên tôn vách và báo cho bộ phận KCS kiểm tra phần vạch dấu.
2. Lắp hai nẹp khỏe 624 đối xứng với nhau qua mặt phẳng dọc tâm vào vị trí vách dấu ( đường số 1 ) , hàn đính các nẹp vào tôn vách.
3. Tiếp tục lắp ráp hai nẹp khoẻ 626 cũng đối xứng qua mặt phẳng dọc tâm vào vị trí vạch dấu ( đường số 2 ) cân chỉnh và hàn đính các nẹp vào tôn vách.
4. Tương tự lắp ráp các nẹp thường 628, 630 vào vị trí đã vạch dấu ( đường số 3, 4) trên tôn vách, hàn đính các nẹp với tôn vách.
5. Cân chỉnh tổng thể vị trí tương quan giữ các nẹp: + Khe hở giữa nẹp với tôn vách 1÷2 mm.
+ Khoảng cách giữa các nẹp là 600mm, sai lệch vị trí của các chi tiết kết cấu so với vị trí lý thuyết là ±1 mm.
6. Báo cho bộ phận KCS kiểm tra.
7. Hàn cố định các nẹp với tôn vách bằng phương pháp hàn tự động hoặc hàn bằng tay.
8. Nắn phẳng các bộ phận biến dạng, sơn lót chống rỉ.
9. Báo cho bộ phận KCS kiểm tra lại lần cuối theo các nội dung của đăng kiểm. Hình: sơ đồ vạch dấu kết cấu vách 64
10. Vận chuyển phân đoạn vách 64 vào kho tập kết.
3. Quy trình chế tạo vách dọc tâm ( từ vách 64 đến mút mũi )
Các chi tiết của vách dọc tâm được trình bày trong phần phụ lục
• lắp ráp
a. Trải Tôn : quá trình trải tôn được thực hiện theo quy trình sau
1. Cẩu tấm tôn 1144 vào vị trí lắp ráp trên bệ khuôn, hàn cố định xuống bệ khuôn. 2. Cẩu tấm tôn 1119 lên bệ khuôn, đặt vào vị trí dùng tăng đơ kéo sát lại tấm tôn chuẩn 1144, rà cắt lượng dư, cố định bằng mã răng lược, hàn đính. Khoảng cách giữa các mã răng lược là 250mm.
3. Cẩu tấm tôn 1143 lên bệ khuôn đặt vào vị trí lắp ráp, kéo sát vào tấm tôn 1144, rà cắt lượng dư, cố định bằng mã răng lược và hàn đính.
4. Báo nghiệm thu phần lắp ráp tôn, nội
dung nghịêm thu bao gồm:
+ Độ sai lệch giữa hai mép tôn ≤ 2mm. + Các tấm tôn phải được nắn phẳng.
5. Hàn tôn vách: áp dụng phương pháp hàn tự động cho tôn có chiều dày S = 9 mm, mối liên kết giáp mép, không vát mép, tư thế hàn bằng, hàn hai mặt. chú ý trước khi hàn phải làm vệ sinh sạch sẽ mối hàn , mép hàn phải được mài nhẵn.
6. Báo cho bộ phận KCS kiểm tra theo
bảng hướng dẫn kiểm tra mối hàn.
b) Lắp ráp kết cấu:
Sau khi hàn xong tôn vách ta tiến hành vạch dấu lên tôn vách và tiến hành lắp
ráp như sau: 1. Lắp ráp nẹp khoẻ 756 vào vị trí vạch dấu ( đường số 1 ) hàn đính. 2. Lắp ráp nẹp 754 vào vị trí đã vạch dấu ( đường số 2 ) hàn đính. 3. Tương tự lắp nẹp 752 vào vị trí đã vạch dấu ( đường số 3 ) hàn đính.
4. Báo kiểm tra phần lắp ráp kết cấu..
Hình: sơ đồ vạch dấu vách dọc tâm( 64 – M) 1
2 3
Hình: sơ đồ lắp ráp tôn (60-64) Hình: boong chính ( từ 60 đến 64 )
5. Hàn cố định kết cấu lại với nhau
theo quy trình hàn.
6. Báo cho bộ phận KCS kiểm tra phần
hàn theo nội dung quy định của đăng kiểm.
7. Sơn lót chống rỉ, báo cho đăng kiểm kiểm tra lần cuối và vận chuyển đến kho tập kết.