Khuyến nghị

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trường Đại học Thành Đô giai đoạn 2010 - 2015 (Trang 98 - 103)

Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả nhận thấy các biện pháp đã đề ra chỉ thực sự có hiệu quả khi nó được thực hiện một cách đồng bộ trong mối quan hệ biện chứng và được sự ủng hộ của Ban lãnh đạo nhà trường.

Chính vì vậy, việc thực hiện các biện pháp ấy phải được bắt đầu bằng nhận thức đúng và sự quan tâm của Đảng uỷ, Ban Giám Hiệu, Ban Chủ nhiệm các khoa, bộ môn và của toàn trường. Trên cơ sở đó Nhà trường cần có những đầu tư thoả đáng về mặt tài chính để các biện pháp trên được tiến hành một cách thuận lợi.

Để nâng cao chất lượng công tác quản lý bồi dưỡng ĐNGV của trường Đại học Thành Đô đáp ứng mục tiêu yêu cầu đào tạo trong thời gian tới, tác giả đề xuất một số kiến nghị trách nhiệm trong phân cấp đào tạo.

2.1. Bộ Giáo dục và Đào tạo

- Cần quan tâm hơn nữa công tác bồi dưỡng ĐNGV của các trường bằng cách chỉ đạo công tác bồi dưỡng ĐNGV triệt để, có chiều sâu, đúng đối tượng và đúng nhu cầu;

- Có chính sách khuyến khích, động viên, hỗ trợ ĐNGV của trường không ngừng học tập, nâng cao trình độ để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục;

- Tăng cường đầu tư kinh phí về trang thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và giảng dạy của ĐNGV trong hệ thống giáo dục quốc dân.

2.2. Trường Đại họcThành Đô

- Xây dựng kế hoạch, nội dung quản lý bồi dưỡng ĐNGV sát thực tế, đúng yêu cầu nhiệm vụ;

- Xây dựng quy trình tuyển dụng công khai, minh bạch; nhằm lựa chọn đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng để kịp thời bổ sung, điều chỉnh theo đúng mục tiêu và yêu cầu môn học của các khoa;

- Tăng cường kiểm tra, đổi mới công tác đánh giá ĐNGV giúp giảng viên nhận thức được những mặt mạnh, mặt hạn chế của bản thân để có kế hoạch tự hoàn thiện;

- Phát huy vai trò cá nhân của từng thành viên trong tổ chức để động viên, tạo điều kiện thực hiện phương pháp tổ chức “Ngồi bên nhau” để ĐNGV nhiệt tình, hăng hái, tận tuỵ với trách nhiệm, nghĩa vụ xây dựng đơn vị, xây dựng trường và hoàn thành tốt nhiệm vụ chiến lược về đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo. Kinh tế học giáo dục. Bài giảng cho lớp cao học quản lý giáo dục, khoa Sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005.

2. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Lý luận đại cương về quản lý giáo dục, Hà Nội 1996.

3. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Những quan điểm giáo dục hiện đại. Bài giảng cho lớp cao học quản lý giáo dục, khoa sư phạm, Đại học quốc gia Hà Nội, 2005.

4. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Cơ sở khoa học quản lý. Bài giảng cho lớp cao học quản lý giáo dục, khoa sư phạm, Đại học quốc gia Hà Nội.

5. Nguyễn Quốc Chí - Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Lý luậnquản lý nhà trường – tài liệu giảng dạy lớp cao học quản lý giáo dục, khoa sư phạm, Đại học Quốc gia Hà Nội, 2005

6. Nguyễn Đức Chính. Đánh giá trong giáo dục. Bài giảng cho lớp cao học quản lý giáo dục, khoa sư phạm, Đại học quốc giaHà Nội.

7. Nguyễn Đức Chính. Chất lượng và quản lý chất lượng trong giáo dục. Bài giảng cho lớp cao học quản lý giáo dục, khoa sư phạm, Đại học quốc giaHà Nội.

8. Nguyễn Văn Đạm. Từ điển tường giải và liên tưởng Tiếng việt – NXB văn hoá thông tin Hà Nội, 1999

9. Vũ Cao Đàm. Phương pháp luận nghiên cứu khoa học. NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội, 2002.

10. Đại học Quốc gia, trung tâm đảm bảo chất lượng và nghiên cứu phát triển giáo dục. Giáo dục Đại học chất lượng và đánh giá. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội,2005.

11. Đảng Cộng Sản Việt Nam. Văn kiện lần thứ 8 BCH TW khoá VIII. NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội 1996.

12. Bùi Minh Hà (2007), “Những biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng

đội ngũ bác sỹ tỉnh Nam Định trong giai đoạn hiện nay” (Luận văn thạc sỹ, bảo vệ tại khoa Sư phạm - Đại học Quốc gia Hà Nội).

13. Đoàn Thị Thu Hà - Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Giáo trình khoa học quản lý tập I. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 2001.

14. Đoàn Thị Thu Hà - Nguyễn Thị Ngọc Huyền, Giáo trình khoa học quản lý tập II. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 2001

15. Harold Koontz và các tác giả khác. Những vấn đề cốt yếu của quản lý.Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật, Hà nội 1994.

16. Phạm Minh Hạc. Giáo dục Việt Nam trước ngưỡng của thế kỷ XXI.

NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

17. Đặng Xuân Hải. Chất lượng dạy học, Hà Nội 2005.

18. Đặng Xuân Hải. Hệ thống giáo dục quốc dân và bộ máy quản lý giáo dục đào tạo. Bài học cho lớp Cao học QLGD, khoa Sư phạm ĐH Quốc gia Hà Nội, 2005

19. Hiến pháp 1992, nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. 20. K.D. Usinxki. Tâm lý học giáo dục. NXB Hà Nội, 1995

21. Mai Hữu Khuê. Lý luận quản lý nhà nước. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2003

22. Các Mác và F. Ăng ghen toàn tập, tập 23- NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1993.

23. Đặng Bá Lãm. Giáo dục Việt Nam những thập niên đầu thế kỷ XXI, chiến lược phát triển. NXB giáo dục 12/2/1003.

24. Đặng Bá Lãm (chủ biên) Quản lý nhà nước về giáo dục, lý luận và thực tiễn. NXB chính trị Quốc gia, Hà Nội 2005.

25. Đặng Bá Lãm – Vũ Ngọc Hải - Trần Khánh Đức. Giáo dục Việt Nam đổi mới và phát triển - Hiện đại hoá. NXB giáo dục, 2007.

26. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Quản lý nguồn nhân lực. Bài giảng cho lớp cao học quản lý giáo dục, khoa sư phạm, Đại học quốc giaHà Nội.

27. Nguyễn Thị Mỹ Lộc. Văn hoá tổ chức và tổ chức biết học hỏi. Bài giảng cho lớp cao học quản lý giáo dục, khoa sư phạm, Đại học quốc gia Hà Nội.

28. Luật giáo dục sửa đổi, năm 2005

29. Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII, IX, X.

30. Nguyễn Ngọc Quang. Những khái niệm cơ bản về lý luận quản lý giáo dục. Trường quản lý giáo dục TW1 Hà Nội, 1989.

31. Từ điển tiếng Việt ( 2001 ) NXB Đà Nẵng

32. Viện NCPT giáo dục- Bộ Giáo dục và đào tạo. Chiến lược phát triển giáo dục trong thế kỷ XXI – Kinh nghiệm của các quốc gia. NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2002

33. Phạm Viết Vƣợng. Giáo dục đại cương. NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 1996.

PHỤ LỤC

MẪU PHIẾU ĐIỀU TRA

Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trường Đại học Thành Đô (trường ĐHTĐ), chúng tôi xin gửi phiếu điều tra này tới các đồng chí và mong các đồng chí vui lòng trả lời những câu hỏi dưới đây.

Xin trân trọng cảm ơn!

Thông tin cá nhân

Một phần của tài liệu Biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên trường Đại học Thành Đô giai đoạn 2010 - 2015 (Trang 98 - 103)