Kiến nghị đối với Chính phủ và các ban ngành liên quan

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh hải đăng (Trang 84 - 85)

3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi bằng cả số và chữ):

3.3.1Kiến nghị đối với Chính phủ và các ban ngành liên quan

Hoạt động của hệ thống ngân hàng liên quan đến hầu hết mọi lĩnh vực của nền kinh tế. Do đó, Chính phủ và các ban ngành liên quan cần tạo ra một môi trường pháp lý thuận lợi cho hoạt động của ngân hàng. Cụ thể:

Vấn đề thế chấp và cầm cố tài sản: Nhà nước cần ban hành luật sở hữu và văn bản dưới luật để hướng dẫn về vấn để này. Cụ thể hoá các vấn đề sở hữu có liên quan đến việc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu, chuyển giao quyền sở hữu… trong việc thế chấp và giải chấp tài sản.

Bên cạnh đó, cần phải có quy chế để quản lý chặt chẽ bản gốc đăng ký quyền sở hữu tài sản, thiết lập một hệ thống đăng ký và công chứng các tài sản với các hình thức sở hữu khác nhau để kiểm tra và chứng thực sự tồn tại. Không để xảy ra tình trạng một tài sản có nhiều bản gốc, tạo điều kiện cho kẻ xấu lợi dụng đem thế chấp vay vốn ở nhiều ngân hàng.

Tăng cường quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp– khách hàng của ngân hàng. Điều đó thể hiện ở những điểm sau:

- Nhà nước đảm bảo cung cấp đủ vốn cho doanh nghiệp, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh giữa các doanh nghiệp quốc doanh và ngoài quốc doanh.

Đối với các doanh nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh tế cần có chế độ bù lỗ kịp thời đảm bảo cho doanh nghiệp này có đủ vốn hoạt động.

- Tiến hành rà soát lại các doanh nghiệp đã được thành lập để cân đối vốn giữa các ngành nghề kinh doanh, đảm bảo nhiệm vụ kinh doanh phù hợp với thực lực của doanh nghiệp trên các mặt: vốn, lao động, khả năng quản lý… Tránh hiện tượng một doanh nghiệp thực hiện quá nhiều ngành nghề kinh doanh không có mối quan hệ với nhau, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lợi dụng để sử dụng vốn sai mục đích gây thất thoát vốn.

- Nghiên cứu hướng dẫn áp dụng công nghệ mới, dự báo và phổ biến những thông tin có liên quan đến phát triển ngành nghề, quản lý chặt chẽ các chuyển giao công nghệ, đảm bảo cho công nghệ đó phát huy tác dụng trong một thời gian dài nhằm tạo điều kiện cho đầu tư vốn của ngân hàng có hiệu quả.

Chính phủ cần tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời và phát triển thị trường mua bán nợ, thị trường bảo hiểm tín dụng để có thể giảm thiểu phòng ngừa và phân tán rủi ro tín dụng, cần có chính sách thích hợp để thị trường chứng khoán nước ta phát triển mạnh mẽ và sôi động trở lại nhằm làm giảm sức ép lên ngân hàng trong việc cấp vốn hoạt động cho doanh nghiệp. Ngoài ra, cần tổ chức, thiết lập hệ thống các tiêu chuẩn để đánh giá về hiệu quả kinh tế của các ngành, tạo cơ sở thuận lợi cho ngân hàng thẩm định, đánh giá khách hàng,.. một cách thích đáng.

Các ngành chức năng cần tạo điều kiện hỗ trợ ngân hàng thu hồi nợ, nếu có xảy ra tranh chấp thì sử dụng luật dân sự, không nên hình sự hoá các quan hệ tín dụng, giảm bớt thời gian xử lý các vụ kiện tranh chấp từ hợp đồng tín dụng.

Một phần của tài liệu một số biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phát triển thành phố hồ chí minh chi nhánh hải đăng (Trang 84 - 85)