MÓNG MỀM

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ KẾT CẤU (Trang 54 - 55)

Móng mềm là loại móng mà trong tính toán có xét đến biến dạng của móng. Thông thường móng vẫn được giả thiết là tuyệt đối cứng, và các bài toán về kiểm tra ứng suất, tính toán cốt thép vẫn dựa vào giả thiết này. Tuy nhiên ở một số trường hợp, giả thiết này không còn phù hợp, gây lãng phí cốt thép cũng như mất an toàn cho móng do không xét đến sự phân bố lại ứng suất dưới nền đất theo biến dạng của móng.

Móng được coi là mềm khi biến dạng của nó nếu được xét đến sẽ dẫn tới sự phân bố lại ứng suất một cách đáng kể so với mô hình móng tuyệt đối cứng

Do có độ cứng hữu hạn, móng sẽ bị võng ngược dưới tác dụng của phản lực nền đất. Biến dạng của móng dẫn tới sự lún không đều của nền đất và dẫn tới áp lực của nền đất lên móng không đều. Nội lực trong móng có xu hướng bé hơn so với mô hình tuyệt đối cứng, tuy nhiên ứng suất nền đất dưới các vị trí tập trung tải trọng (chân cột, chân vách) lại lớn hơn khi tính toán móng theo mô hình tuyệt đối cứng. Thông thường, khi móng có một kích thước khác biệt so với các kích thước còn lại (ví dụ chiều dài so với tiết diện đối với móng băng, hoặc chiều dày so với mặt bằng đối với móng bè), cần tính toán móng theo sơ đồ có xét đến biến dạng (móng mềm) để đưa đến kết quả tiết kiệm hơn về cốt thép và an toàn hơn về điều kiện ứng suất của nền đất

Author: Nguyễn Đức Hóa

Mobile: 0906 121 726 55

Hình 1: So sánh mô hình tính toán móng tuyệt đối cứng và mô hình tính toán móng mềm

Một phần của tài liệu HƯỚNG DẪN THIẾT KẾ KẾT CẤU (Trang 54 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)