- Đồ thị dùng để xác định lực tác dụng lên cổ biê nở các góc quay của trục khuỷu, tìm được khu vực có chịu tải lớn nhất và nhỏ nhất, giá trị lớn nhất và nhỏ
2.4.1.1. Nhiệm vụ và yêu cầu của hệ thống.
Hệ thống nhiên liệu của động cơ tàu thuỷ bao gồm các bộ phận chủ yếu sau đây:
Các thùng chứa nhiên liệu, bơm chuyển nhiên liệu có áp thấp, thiết bị lọc sạch nhiên liệu, bơm cao áp, vòi phun và các ống dẫn nhiên liệụ
Hệ thống này có nhiệm vụ cung cấp nhiên liệu và tạo điều kiện để nhiên liệu hoà trộn với không khí và cháy trong xilanh của động cơ.
Hệ thống phải thoả mãn các yêu cầu sau đây:
- Cung cấp những lượng nhiên liệu cần thiết với áp suất phun cần thiết, phùhợp với chế độ làm việc của động cơ.
- Chứa lượng nhiên liệu dự trữ, đảm bảo cho động cơ hoạt động liên tục trong một khoảng thời gian quy định.
- Lọc sạch nước và tạp chất cơ học lẫn trong nhiên liệụ
- Lượng cung cấp nhiên liệu cho chu trình nhiên liệu công tác phải được phun trong khoảng thời gian ngắn và vào những lúc xác định của chu trình làm việc của động cơ.
- Có khả năng thay đổi thời điểm phun sớm và có khả năng phun sương tốt. - ở những động cơ có nhiều xilanh thì lượng nhiên liệu cung cấp cho các xilanh phải bằng nhaụ
- phải làm việc ổn định ở tất cả chế độ làm việc của động cơ và tốc độ quay nhỏ nhất theo qui định ( nmin≈ 30% nH ).
- Tuổi thọ cao, nhất là đối với các cặp lắp ghép chính xác của bơm cao áp và vòi phun.
- Nhiên liệu phải hoà trộn đều với không khí trong buồng đốt. Phải tận dụng vận động xoáy lốc của không khí trong buồng cháy để hoà trộn tốt với không khí, cần phối hợp chặt chẽ hình dạng, kích thước và phương hướng của tia nhiên liệu với hình dạng buồng cháy và cường độ vận động của môi chất trong buồng cháỵ Muốn
vậy phải tạo thành nhiên liệu dạng sương tốt, hạt sương phải đều, có khả năng phân bố đều khắp không gian buồng đốt, khi phun và kết thúc phun phải dứt khoát không nhỏ giọt. 2.4.1.2. Nguyên lý hoạt động. 4 10 9 8 7 6 5 3 2 1 S? 2 S? 1 * * * *