Khả năng sinh trưởng và phát tán ra môi trường của tôm hùm nước

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của tôm hùm nước ngọt (procambius clarkii) nhập nội vào việt nam lên đa dạng thủy sinh vật (Trang 44 - 84)

Việt Nam, do vậy bệnh này gây tác hại nhiều trong các ao nuôi vỗ cá bố mẹ, các ao lƣu giữ giống qua đông và các bể ấp trứng trong các trang trại cá giống.

Bệnh phát triển thuận lợi trong các ao nuôi có mật độ cao, nƣớc tù bẩn, hàm lƣợng chất hữu cơ cao và trong các bể ấp có nhiều trứng bị ung. Nấm thƣờng phát triển đầu tiên ở các trứng bị ung, sau lây lan nhanh sang các trứng khỏe và gây chết hàng loạt.

Kết quả nghiên cứu cho thấy tôm hùm nƣớc ngọt mắc nhiều bệnh ký sinh trùng, vi khuẩn và nấm do đó khi nuôi chung với các loài thủy sinh vật khác chúng có thể lây truyền bệnh sang các loài khác.

3.1.9. Khả năng sinh trưởng và phát tán ra môi trường của tôm hùm nước ngọt ngọt

Tôm hùm nƣớc ngọt có sức sinh trƣởng nhanh, khả năng thích ứng môi trƣờng rất tốt. Chúng có thể sống trong điều kiện trên cạn với độ ẩm bình thƣờng và không cho ăn trong vòng 1 tuần (6 ngày). Do sức sinh trƣởng nhanh và do cấu tạo của chúng có bộ càng và bộ chân chéo rất khoẻ, chúng có thể bò lên bờ ao và tiếp tục di chuyển lên những vùng cao, ẩm ở độ cao 2 mét so với mặt nƣớc ao. Chúng tôi đã bắt gặp những con tôm hùm nƣớc ngọt tại

vƣờn cây của Chi cục Thuỷ sản Vĩnh Phúc vào tháng 6 năm 2008, cách ao nuôi tôm chừng 200m. Khi bắt đƣợc THNN trên vƣờn, những cán bộ Chi cục đã nhốt chúng trong chậu không nƣớc và chúng đã sống bình thƣờng 6 ngày mà không ăn. Tại Bạch Trữ, cũng phát hiện THNN đã bò trên mƣơng dẫn nƣớc của trại nuôi cá và khả năng di chuyển của chúng từ ao này sang ao khác là rất rõ ràng. Trên địa bàn 7 huyện của tỉnh Phú Thọ có nuôi THNN, thì ngƣời nuôi thì không thấy tôm nhƣng ngƣời không nuôi lại thƣờng phát hiện thấy tôm trong ao nhà mình. Tất cả các địa phƣơng nuôi THNN đều công nhận hiện tƣợng này. Chính vì vậy trận lũ tháng 10/2008, lũ đã tràn bờ hầu hết các ao nuôi tôm hùm nƣớc ngọt, và các ao đều không thu hoạch đƣợc tôm sau khi lũ. Vậy chúng thoát ra ngoài tự nhiên thì chúng đang phát tán ở những thuỷ vực nào? Về vấn đề này hiện nay đang tiếp tục theo dõi.

3.2. Nuôi tôm hùm nƣớc ngọt ảnh hƣởng đến chất lƣợng môi trƣờng nƣớc nuôi trồng thủy sản.

Bên cạnh các vấn đề kỹ thuật, kinh tế và xã hội, việc giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trƣờng, tạo điều kiện phát triển bền vững cho các vùng nuôi tôm là việc làm hết sức cần thiết và cấp bách. Nhƣng quan trọng hơn, bảo vệ môi trƣờng trong sạch cho vùng nuôi tôm cũng chính là tạo điều kiện trực tiếp cho môi trƣờng sống của con tôm, góp phần làm tăng hiệu quả nuôi trồng, giảm giá thành sản xuất,

Để đánh giá chất lƣợng nƣớc môi trƣờng nuôi tôm hùm nƣớc ngọt, mẫu nƣớc ao nuôi tôm đƣợc lấy để phân tích đánh giá, kết quả đƣợc thể hiện tại bảng 3.4.

Bảng 3.4. Kết quả phân tích mẫu môi trƣờng nƣớc ao nuôi tôm

Thông số phân tích Đơn vị tinh

Nguồn

cấp Ao 1 Ao2 Ao 3 Ao4 Ao 5 Ao 6 GHTH

Màu nƣớc - - - - xanh nhạt xanh vàng

xanh

vàng - nâu vàng

Oxy hòa tan - DO mg/l 4,4 3,9 3,5 4,3 - >5

pH - 8 7,7 7,22 7,5 7,7 7,6 - 7,5 – 8,5 Thế oxi hóa khử mv -61,8 -64,3 -54,7 -68,7 -60,9 -60,9 - - Độ mặn ‰ 20 23 21 27 16 - 14 - 25 Đạm hòa tan NH4+ mg/l 0 0 0 0 0 0 0 <1 Khí độc NH3 mg/l 0 0 0 0 0 0 0 <0,1 Nitriter - NO2-N mg/l 0,04 0,02 0,02 0,02 0,02 0,02 0,04 <0,25

Lân hòa tan PO4 - P mg/l 0,01 0,00 0,00 0,00 0,00 0,06 0,00 <0,5

Nhu cầu oxy hóa học -

COD mg/l 20,9 13,7 17,7 23,3 16,1 22,5 28,9 10 - 20

Độ Kiềm mg/l 84 98 76 90 90 80 76 80 – 200

Khí độc H2S mg/l 0,21 0,01 0,36 0,143 0,19 0,17 0,02 <0,1

Sắt tổng số - Fets mg/l 0 0 0 0 0 0 0 <0,1

Qua kết quả phân tích mẫu môi trƣờng nƣớc tại Bảng 3.4. cho thấy: Hàm lƣợng Oxi hòa tan trong tất cả các ao thí nghiệm thấp hơn giới hạn thích hợp. Bên cạnh đó, hàm lƣợng COD đều cao vƣợt ngƣỡng cho phép. Đây là dấu hiệu cho thấy môi trƣờng nƣớc bị ô nhiễm hữu cơ. Hàm lƣợng H2S trong tất cả các ao nuôi đều cao hơn giới hạn cho phép. Các thông số môi trƣờng khác nằm trong giới hạn thích hợp cho tôm phát triển.

Theo những quan sát thực tiễn triển khai thí nghiệm thấy rằng, trong ao nuôi tôm thì chỉ có khoảng 15 - 20% thức ăn đƣợc dùng vào phát triển khối lƣợng tôm, có tới 15% tổng lƣợng thức ăn hao hụt do không ăn hết và thất thoát, chỉ có 40 - 45% là đƣợc sử dụng trong quá trình chuyển hoá bình thƣờng, duy trì và lột vỏ. Lƣợng chất thải sinh ra có liên quan tới hệ thống nuôi tôm: Nitơ và photpho là những nguyên tố chủ yếu trong chất thải bắt nguồn từ thức ăn. Việc cho thức ăn quá nhiều, nƣớc không ổn định, thức ăn

dễ tan, thức ăn khó hấp thu và khả năng duy trì nitơ... là những yếu tố liên quan với nƣớc thải có chứa nhiều nitơ và phôtpho. Thức ăn thừa, chiếm tỷ lệ lớn (30 - 40%) của ô nhiễm nitơ. Ngƣời ta ƣớc lƣợng rằng, có khoảng 63 - 78% nitơ và 76 - 80% photpho cho tôm ăn bị thất thoát vào môi trƣờng. Nitơ dƣới dạng protein đƣợc tôm hấp thu và bài tiết dƣới dạng ammoniac. Các nguồn khác của chất thải hữu cơ là mảnh vụn thực vật phù du hoặc tảo dạng sợi (lab-lab) và chất lắng đọng hoặc chất hữu cơ hoà tan/huyền phù ... là do nƣớc lấy vào mang theo một lƣợng lớn hợp chất nitơ, photpho và các chất dinh dƣỡng khác, gây nên sự siêu dinh dƣỡng và rộng dinh dƣỡng, kèm theo sự tăng sức sản xuất ban đầu và nở rộ của vi khuẩn. Sự có mặt của các hợp chất carbonic và chất hữu cơ sẽ làm giảm ôxy hoà tan và tăng BOD, COD, sulfit hydrrogen, ammoniac và hàm lƣợng methan trong vực nƣớc nuôi. Một vấn đề khác do việc nuôi tôm gây nên đó là sự làm lắng đọng bùn ở các vùng lân cận.

Sự tích tụ chất hữu cơ nặng đến cuối vụ nuôi cũng đã gây nên sự tự ô nhiễm chính trong ao, làm ảnh hƣởng ngƣợc lại đối với tôm do thiếu ôxy và tắc nghẽn mang tôm. Bệnh nguyên tăng lên, gây sức ép đối với ký sinh chủ. Sự rò rỉ nƣớc thải cũng nhƣ nƣớc ao nuôi làm ô nhiễm đất nông nghiệp quanh vùng và nƣớc ngầm (uống).

Bảng 3.5. Kết quả phân tích động vật phù du

Nhóm Đơn vị tính Nguồn cấp Ao1 Ao2 Ao3 Ao4 Ao5 Ao6

Nauplius con/m3 4.167 4.167 11.667 5.000 21.667 36.667 6.667

Copepoda con/m3 2.500 833 5.000 1.667 1.667 3.333 0

Rotatoria con/m3 24.167 833 6.667 10.000 0 246.667 0

Qua kết quả bảng 3.5 cho thấy hầu hết các động vật phù du đều tăng đáng kể trong các ao nuôi tôm hùm nƣớc ngọt, trừ ở ao số 4 và số 6.

Thông thƣờng, tôm hùm nƣớc ngọt hấp thu dinh dƣỡng bằng việc ăn các sinh vật là nguồn thức ăn tự nhiên phát triển ở đất đáy ao. Tuy nhiên với thức ăn nuôi công nghiệp dƣ thừa, sự trao đổi dinh dƣỡng giữa đất đáy ao với lớp nƣớc phủ bên trên và pH của đất đáy ao ảnh hƣởng lớn đến hàm lƣợng dinh dƣỡng có sẵn đối với thực vật phù du và tảo đáy. Ở ao nuôi số 6, nguồn nƣớc cung cấp cho ao chứa hàm lƣợng lớn các hạt bùn lơ lửng, sau đó chúng có thể đã lắng đọng ở đáy ao và tiêu diệt động vật đáy. Ngoài ra, lƣợng chất hữu cơ dƣ thừa trong đất có thể gây ra trạng thái yếm khí ở đáy ao tác động xấu đến sinh vật đáy và tôm.

Qua kết quả tại Bảng 3.4. về kết quả phân tích mẫu môi trƣờng nƣớc ao nuôi tôm, bảng 3.5. kết quả phân tích động vật phù du, Phụ lục kết quả nghiên cứu môi trƣờng cho thấy việc nuôi tôm hùm nƣớc ngọt có thể gây ô nhiễm đến môi trƣờng.

3.2.1. Ô nhiễm do tích lũy chất hữu cơ

Hàm lƣợng COD cao do chất hữu cơ hình thành trong đất ao nuôi tôm hùm xuất phát từ chất thải, trong đó gồm: thức ăn thừa, phân tôm, xác động thực vật không phân hủy triệt để đã tạo thành một vùng kỵ khí trên đáy ao, kích thích vi sinh vật yếm khí phát triển và theo thời gian chất hữu cơ này chuyển thành các hợp chất ảnh hƣởng đến chất lƣợng đáy ao nuôi tôm tiềm ẩn sau đó tác động bất lợi đến môi trƣờng nƣớc ao nuôi nhất là lƣợng oxy tầng đáy ao nuôi. Trong quá trình chuyển hóa một phần đƣợc thải ra từ phân, còn một phần thức ăn dƣ thừa bị phân hủy là nguyên nhân gây nhiễm bẩn nguồn nƣớc trong ao nuôi, gây hiện tƣợng phú nhƣỡng. Đây là điều kiện rất thuận lợi cho các loài tảo độc, các loài kí sinh cũng nhƣ các loài vi sinh vật gây hại cho tôm phát triển, từ đó hình thành các dịch bệnh nguy hiểm do loài vi khuẩn, vi rút và ký sinh trùng ký sinh trên tôm hùm nƣớc ngọt và có tại môi trƣờng nuôi phát triển gây ra làm giảm năng suất

và chất lƣợng ao tôm hay gây thất thu toàn bộ ao tôm nếu không khống chế kịp thời. Tại một số ao nuôi, ngƣời ta thƣờng cho tôm hùm ăn thức ăn tƣơi sống nhƣ cá, nhuyễn thể, trứng nghiền, những thức ăn này tôm con không ăn hết đƣợc và tạo điều kiện cho vi sinh vật gây bệnh, có hại phát triển, vô tình phá vỡ cơ cấu sinh thái nƣớc ao.

Kết quả phân tích cũng chỉ ra hàm lƣợng H2S tăng lên trong quá trình nuôi, sự hòa tan khí độc tuy không đạt ngƣỡng gây chết tôm nuôi nhƣng sẽ rất có hại do tạo ra các stress và làm giảm sức kháng bệnh ở tôm nuôi và các loài thủy sinh khác trong cùng ao nuôi. Sự lan nhiễm nhanh và tức thời của các mầm bệnh nhƣ vi khuẩn, vi rút và nguyên sinh động vật trong ao cùng lúc với sự xuất hiện hiện tƣợng nhiễm bẩn trong ao đã thúc đẩy quá trình lây lan dịch bệnh.

3.2.2. Suy thoái do nhu cầu sử dụng oxy trong nước ao nuôi

Nƣớc và đất cần oxy để thực hiện các quá trình sinh học và hóa học, nhu cầu oxy càng cao chất lƣợng nƣớc trở nên càng xấu đi do có chứa nhiều chất hữu cơ trong vùng yếm khí. Kết quả phân tích chất nƣớc cho thấy nhu cầu oxy khá lớn (hàm lƣợng oxy trong nƣớc giảm đi). Với nhu cầu này lƣợng oxy hòa tan trong nƣớc sẽ rất thấp (có thể < 3mg/l tại 1 thời điểm nào đó nhƣ sáng sớm hoặc lúc chuyển biến thời tiết) tôm có thể nổi đầu dạt bờ và nhiễm bệnh.

Bên cạnh đó, kết quả oxy hòa tan thƣờng thấp so với lúc bình thƣờng và ảnh hƣởng không lợi không chỉ đến sức khỏe tôm nuôi mà còn ảnh hƣởng cả đến các loài thủy sinh vật cùng nuôi khác, đặc biệt là các sinh vật đáy.

Để việc nuôi phát triển bền vững, cần thiết phải áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trƣờng nhƣ đƣa thực vật thủy sinh vào trong các ao nuôi hoặc thiết kế hệ thống liên hoàn các ao nuôi - ao thực vật thủy sinh là một vấn đề cần đƣợc đặt ra để giải quyết tình trạng ô nhiễm nƣớc trong nuôi.

3.3. Đánh giá ảnh hƣởng của Tôm hùm nƣớc ngọt (P.clarkii) lên đa dạng môi trƣờng thủy sinh vật và hiệu quả kinh tế - xã hội của việc nuôi tôm hùm nƣớc ngọt ở Việt Nam

3.3.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của tôm hùm nước ngọt đối với lúa

3.3.1.1. Kết quả nghiên cứu ở quy mô nhỏ.

Bảng 3.6. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của tôm đối với lúa ở quy mô nhỏ

Lô thí nghiệm Diện tích (m 2 ) Sản lƣợng thóc (kg) Sản lƣợng thóc quy đổi kg/ m2 kg/sào 1 186 40,6 0,218 78,48 2 186 41,4 0,217 78,12 3 186 40,9 0,215 77,40 40,97 ± 0,23 0,217 ± 0,001 78,00 ± 0,04 4 (đối chứng) 186 41,8 0,225 81,00 Chỉ tiêu Số lƣợng tôm (con) Tỷ lệ sống (%)

Khối lƣợng tôm (g/con)

Thả Thu Thả Thu

1 2.790 705 25,3 10,02 16,7 2 2.790 764 27,4 10,02 16,3 3 2.790 655 23,5 10,02 16,2

Trung bình 25,4 ±1,33 16,4 ± 0,20

Kết quả tìm hiểu ảnh hƣởng của tôm đối với lúa ở quy mô nhỏ đƣợc tập hợp tại bảng 3.6. Dẫn liệu tại bảng 3.6 cho thấy: Khối lƣợng tôm thả nuôi 85,3 kg/558 m2 tƣơng đƣơng 1.528 kg/ha. Khi thu hoạch lúa, khối lƣợng tôm thu đƣợc 34,8 kg/558 m2

lô thí nghiệm trung bình đạt 40,97kg/186m2 tƣơng đƣơng với 2.170 kg/ha. Sản lƣợng lúa lô đối chứng đạt 41,80 kg/186 m2 tƣơng đƣơng 2.250 kg/ha. Sản lƣợng tôm khi thu hoạch lúa tƣơng đƣơng với năng suất dự kiến nuôi tôm kết hợp với trồng lúa (500 kg/ha).

3.3.1.2. Kết quả nghiên cứu ở quy mô đại trà.

Kết quả tìm hiểu ảnh hƣởng của tôm hùm nƣớc ngọt đối với lúa ở quy mô đại trà cho thấy: Ngoài số lƣợng tôm hùm nƣớc ngọt thu đƣợc ta còn thu đƣợc một số tôm đất, cua đồng và cá tạp khác. Số liệu của thí nghiệm đƣợc tập hợp tại bảng 3.7.

Bảng 3.7. Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của tôm đối với lúa ở quy mô đại trà

Lô TN

Số lƣợng

tôm thả Số lƣợng tôm thu

Sản lƣợng lúa thu Số lƣợng (con) Khối lƣợng (kg) SL (con) Khối lƣợng (kg) Tỷ lệ sống (%) Khối lƣợng (kg) NS (kg/ha) Lô 1 10.000 150 4.815 155 48,2 166,7 3.334,0 Lô 2 10.000 150 4.850 156,2 48,5 208,3 4.166,0 Lô 3 10.000 150 4.750 153 47,5 180,6 3.612,0 Trung bình 10.000 150 4.805 154,7 48,1 185,2 3.704,0 Lô 4 0 0 0 0 0 185,2 3.704,0

Khối lƣợng thóc tƣơi thu đƣợc tại các lô nuôi tôm hùm nƣớc ngọt kết hợp cấy lúa, sản lƣợng đạt bình quân 3.704,0 kg/ha. So với lô chỉ cấy lúa không thả tôm không có sự sai khác về năng suất lúa thu đƣợc.

Thí nghiệm nuôi tôm giống mật độ 10 - 12 con/m2 với kích cỡ từ 0,5- 3,5 gam/con kết hợp với trồng lúa năm 2010 tại Đình Bảng, Từ Sơn, Bắc Ninh cho thấy: Khi thu hoạch kích cỡ tôm nhỏ nhất đạt 5,8 gam/con, lớn nhất đạt 16,6 gam/con. Sản lƣợng lúa đạt 217,5kg trên diện tích 540 m2

(năng suất lúa tƣơng đƣơng với 4.027 kg/ha).

Các kết quả trên đây bƣớc đầu cho phép nhận định: Nuôi tôm hùm nƣớc ngọt kết hợp với trồng lúa tôm không gây hại đối với lúa.

3.3.2. Kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của tôm hùm nước ngọt đối với cá bột

Số liệu về ảnh hƣởng của tôm hùm nƣớc ngọt đối với cá bột đƣợc tập hợp tại bảng 3.8 (xem bảng 3.8). Kết quả thu đƣợc tại bảng 3.8, cho thấy tỷ lệ sống của cá hƣơng trong các lô thí nghiệm trung bình đạt 37,81%. Trong khi đó tỷ lệ sống của lô đối chứng là 38,67%.

Kết quả này, bƣớc đầu cho ta nhận định: Tôm không gây hại đối với cá chép khi ƣơng nuôi từ cá bột lên cá hƣơng. Kết quả chúng tôi thu đƣợc cũng tƣơng tự số liệu của các nghiên cứu trƣớc đây đã công bố [6]. Theo đó, khi ƣơng nuôi cá bột của các loài cá trắm cỏ, mè trắng và cá chép với tôm hùm nƣớc ngọt tỷ lệ sống của các loài cá này đến cá hƣơng đều không bị giảm sút.

Bảng 3.8. Kết quả nuôi tôm kết hợp với cá bột cá chép

Bể: 4 (ĐC) Cá Bể: 6 Cá Bể: 8 Cá Bể:10 Cá SL thả SL thu T.LS (%) SL thả SL thu TLS (%) SL thả SL thu TLS (%) SL thả SL thu TLS (%) 3.750 1.460 38,67 3750 1432 38,19 3750 1427 38,05 3750 1395 37,20

KC(con/kg) KC(con/kg) KC(con/kg) KC(con/kg)

4.048 4.081 4.081 4.115

Tỷ lệ sống trung bình: 37,81 ± 0,41. Kích cỡ cá: 4.092 con/kg

Một phần của tài liệu đánh giá tác động của tôm hùm nước ngọt (procambius clarkii) nhập nội vào việt nam lên đa dạng thủy sinh vật (Trang 44 - 84)