1. Khái niệm
ODA là hình thức viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay vốn với những điều kiện đặc biệt ưu đãi như: lãi suất thấp, thời hạn vay dài với cách trả nợ thuận lợi nhằm giúp cho các nước kém phát triển đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế và nâng cao phúc lợi xã hội.
=============================================================
Viện trợ là hình thức hỗ trợ phát triển của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ có tính chất song phương hoặc đa phương đối với các nước chậm và đang phát triển. đây còn được gọi là Hỗ trợ phát triển chính thức (Official Development Assistance – ODA).ODA là nguồn vốn từ các quốc gia, hoặc tổ chức phi chính phủ, hoặc từ các định chế tài chính quốc tế hỗ trợ cho nước chậm và đang phát triển nhằm giúp các nước này phát triển kinh tế xã hội của nước mình. Trong đó tính chất ưu đãi và không hoàn lại phải chiếm ít nhất 25% tổng nguồn vốn hỗ trợ. Các khoản viện trợ quân sự không nằm trong ODA, nhưng các hỗ trợ kĩ thuật là thuộc về ODA.
2. Các lọai hình ODA
Nếu căn cứ vào phương thức hoàn trả vốn, ODA có ba loại: không hoàn
lại, hoàn lạivà hỗn hợp.
Một là, ODA không hoàn lại, nghĩa là bên nhận viện trợ không phải hoàn lại khoản hỗ trợ này. khoản này chủ yếu dành cho các mục tiêu như: cứu trợ khẩn cấp, viện trợ nhân đạo, cải thiện các dịch vụ xã hội cơ bản.
Hai là, ODA hoàn lại là khoản hỗ trợ có lãi suất và bên nhận phải hoàn trả lại khoản này sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên, tính chất ưu đãi củe ODA có hoàn lại thể hiện ở những điểm sau: thời hạn trả nợ dài (thường từ 20-30 năm): lãi suất thấp hơn nhiều so với lãi suất thương mại ( thường từ 0.5-3%/năm) và có thời ân hạn (gia hạn thời gian trả nợ ,mà không phải trả lãi) đến 10 năm. Vì tính chất phải hoàn trả lại nên các khoản này thường được đầu tư cho các dự án, chương trình có thể thu hồi vốn để trả nợ như cầu, đường, bến cảng, sân bay… Ba là, ODA hỗn hợp là khoản hỗ trợ tài chính kết hợp ODA không hoàn lại và một phần vay ưu đãi, hoặc tín dụng thương mại. khoản tài trợ hỗn hợp được xem là ODA khi đảm bảo các yếu tố ưu đãi chiếm ít nhất 25%.
Nếu căn cứ vào chủ thể tài trợ, ODA được chia thành hai lọai: ODA song
phương và ODA đa phương.
ODA song phương là hình thức tài trợ trực tiếp của quốc gia này dành cho quốc gia kia thông qua hiệp định kí kết giữa hai chính phủ. Đây là hình thức tài trợ phổ biến và chiếm tỉ trọng cao nhất (khỏng 80%) trong tổng vốn ODA trên thế giới. thủ tục tiến hành đơn giản và thời gian tiếp nhận cũng nhanh hơn ODA đa phương. Tuy nhiên ODA song phương bao giờ cũng đặt điều kiện rang buộc về giải ngân, về chỉ định mua trang thiết bị, về dự thầu… nguồn vốn này thường nhắm vào các mục tiêu như: tăng trưởng và bảo vệ môi trường, ít chú ý đến mục tiêu xã hội và con người. các nhà tài trợ song phương lớn hiện nay đều thuộc Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế OECD trong đó ba nước đứng đàu là Nhật, Mỹ và Đức.
============================================================= ODA đa phương là khoản tài trợ tài chính từ các tổ chức Liên Hợp Quốc cho các nước chậm và đang phát triển. Trong ODA đa phương, nguồn vốn hỗ trợ từ các tổ chức tài chính quốc tế chiếm tỷ trọng chủ yếu và mục tiêu tài trợ chính là phục vụ cho tăng trưởng và phát triển kinh tế như: Các dự án phát triển hạ tầng kinh tế, hỗ trợ cán cân thanh toán, đầu tư điều chỉnh cơ cấu kinh tế… Các tổ chức quốc tế cung cấp ODA đa phương chủ yếu là Ngân hang thế giới (WB), Quỹ tiền tệ thế giới (IMF), các tổ chức Liên Hợp Quốc.
Nguồn ODA từ các tổ chức thuộc liên hợp quốc thừơng tập trung cho các mục tieu phát triển xã hội và con người, gọi là các dịch vụ xã hội cơ bản như: xóa đói, giảm nghèo, xóa mù chữ, chăm sóc y tế ban đầu, viện trợ nhân đạo, cứu trợ thiên tai, nước sạch và vệ sinh môi trường nông thôn. Các tổ chức này thường là: Tổ Chức Lương Nông Thế Giới (FAO), Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO), tổ chức giáo dục và khoa học thế giới (UNESCO), tổ chức nhi đồng liên hợp quốc (UNICEF) và chương trình phát triển liên hợp quốc (UNDP).
3. Đặc điểm của ODA
Do ODA đi kèm với điều kiện ưu đãi nên nguồn vốn này có thể tài trợ cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng (ba gồm: hạ tầng kinh tế và hạ tầng xã hội)
Các điều kiện ưu đãi
Lãi suất rất thấp khoảng 1%/năm, riêng khoản vay của WB để cải tạo
quốc lộ 1A không có lãi chỉ có phí 0.75%
thời gian vay dài: chẳng hạn, Nhật cho Việt Nam vay trong thời hạn 30
năm, WB cho vay 40 năm
thời gian ân hạn từ khi vay tới khi trả gốc đầu tiên: ân hạn 10 năm (Nhật
Bản)
4.Mục tiêu của ODA
- hỗ trợ dự án: là mục tiêu chủ yếu của ODA, bao gồm hỗ trợ cơ bản hoặc
hỗ trợ kĩ thuật (thường thì kwts hợp hai yếu tố này). Bên cạnh đó các dự án phải được chuẩn bị chi tiết trước khi thực hiện
- hỗ trợ cơ bản: là hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng (đường sá, cầu cống, bệnh
viện, bến cảng, trường học…)
- hỗ trợ kỹ thuật: chủ yếu là chuyển giao công nghệ, kiến thức, kinh
nghiệm thông qua hoạt động của các chuyên gia quốc tế
- hỗ trợ chương trình: là hỗ trợ thông qua một hiệp định với đối tác viện
trợ nhằm cung cấp nguồn ODA cho một mục đích tổng quát với thời hạn nhất định mà không xác định một cách chính xác nó sẽ được sử dụng như thế nào
=============================================================
- hỗ trợ cán cân thanh toán (Balance of Payment Support)
- thường là hỗ trợ tài chính trực tiếp (chuyển giao tiền) nhưng đôi khi là hỗ
trợ hàng hóa hoặc hỗ trợ nhập khẩu. Ngoại tệ hay hàng hóa chuyển vào trong nước qua hỗ trợ cán cân thanh toán có thể được chuyển hóa thành hỗ trợ ngân sách
- tín dụng thương mại: trên thực tế là một dạng hàng hóa có ràng buộc
Cơ sở pháp lí ODA tại việt nam: Nghị định 131/2006/NĐCP Về quy chế quản lí và
sử dụng vốn ODA (Ban hành kèm theo Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày 09 tháng
11 năm 2006 của Chính phủ)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
1. Quy chế này điều chỉnh công tác quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức.
Hỗ trợ phát triển chính thức (sau đây gọi tắt là ODA) trong Quy chế này được hiểu là hoạt động hợp tác phát triển giữa Nhà nước hoặc Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam với nhà tài trợ là chính phủ nước ngoài, các tổ chức tài trợ song phương và các tổ chức liên quốc gia hoặc liên chính phủ.
2. Hình thức cung cấp ODA bao gồm:
a) ODA không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA không phải hoàn trả lại cho nhà tài trợ;
b) ODA vay ưu đãi (hay còn gọi là tín dụng ưu đãi): là khoản vay với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, bảo đảm “yếu tố không hoàn lại” (còn gọi là “thành tố hỗ trợ”) đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc;
c) ODA vay hỗn hợp: là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc các khoản vay ưu đãi được cung cấp đồng thời với các khoản tín dụng thương mại, nhưng tính chung lại có “yếu tố không hoàn lại” đạt ít nhất 35% đối với các khoản vay có ràng buộc và 25% đối với các khoản vay không ràng buộc.
3. Các phương thức cơ bản cung cấp ODA gồm có: a) Hỗ trợ dự án;
============================================================= b) Hỗ trợ ngành;
c) Hỗ trợ chương trình; d) Hỗ trợ ngân sách.
4. Cơ chế tài chính trong nước đối với việc sử dụng ODA: a) Cấp phát từ ngân sách nhà nước;
b) Cho vay lại từ ngân sách nhà nước;
c) Cấp phát một phần, cho vay lại một phần từ ngân sách nhà nước.
Điều 5. Cơ sở vận động ODA
Vận động ODA được thực hiện trên cơ sở: 1. Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
2. Quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm và hàng năm của cả nước, ngành, vùng và các địa phương.
3. Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói, giảm nghèo (CPRGS). 4. Chiến lược quốc gia vay và trả nợ nước ngoài và Chương trình quản lý nợ trung hạn của quốc gia.
5. Định hướng thu hút và sử dụng ODA.
6. Các chương trình đầu tư công; các chương trình mục tiêu quốc gia và các chương trình mục tiêu của các ngành, các địa phương.
7. Chiến lược, chương trình hợp tác phát triển giữa Việt Nam và các nhà tài trợ.