Biện pháp khắc phục

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn học hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35 - 39)

Với những dự báo về tình hình FDI trong tương lai như trên ,nhóm chúng tôi xin đưa ra một số giải pháp để nâng cao sức hút và hiệu quả sử dụng nguồn vốn này như sau:

1.Về mặt chính sách

Tìm kiếm thị trường và đối tác mới: Trong khi vẫn coi trọng các thị trường và đối tác hiện nay, mà chủ yếu là châu Á và các doanh nghiệp vừa, cần mở rộng việc thu hút FDI từ thị trường mới, nhất là Mỹ - một nước có tiềm năng lớn và có quan hệ thương mại gia tăng mạnh mẽ với nước ta trong 3 năm vừa qua. Coi trọng việc đề ra các giải pháp để ngày càng có nhiều công ty đa quốc gia, nhất là 500 công ty hàng đầu thế giới đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao.

Tạo lập môi trường đầu tư tốt nhất: Trên cơ sở thường xuyên quan tâm đến việc xếp hạng của các tổ chức quốc tế về năng lực cạnh tranh trong đầu tư của từng nước, cũng như đánh giá của các nhà đầu tư nước ngoài đối với nước ta để sửa đổi, bổ sung những nhân tố có liên quan, làm cho vị thế nước ngày càng cao hơn trong bảng xếp hạng của thế giới.Để giúp thực hiện tốt giải pháp này cần phải: -Bảo đảm tính minh bạch và ổn định của luật pháp

- Cải cách cơ bản thủ tục hành chính theo nguyên tắc hoạt động đầu tư thuộc quyền của các doanh nghiệp; cơ quan nhà nước trước hết có chức năng tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc thực hiện dự án đầu tư; trên cơ sở đó quy định các thủ tục hành chính thích hợp, cũng như việc giám sát kiểm tra đúng mức. - Bảo đảm tính thống nhất trong cả nước, một mặt vừa khuyến khích chính quyền địa phương cạnh tranh trong việc tạo thuận lợi cho nhà đầu tư, mặt khác nghiêm cấm việc vi phạm luật pháp, giảm miễn thuế vượt quá khuôn khổ pháp luật làm ảnh hưởng đến quyền lợi quốc gia.

2. Cụ thể trên từng lĩnh vực

Đối với ngành nông nghiệp

- Cần sớm khắc phục những nguyên nhân hạn chế của ngành. Chính phủ cần tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài, nâng cao tính tiên liệu, minh bạch, đơn giản hoá thủ tục cấp phép, quản lý hoạt động đầu tư, cải thiện cơ sở hạ tầng nông nghịêp, nông thôn. Sử dụng hợp lý các nguồn vốn khác để khuyến khích dòng chảy FDI.

- Nhóm giải pháp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: xây dựng chiến lược thu hút, sử dụng FDI trong nông nghiệp. Hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích về ưu đãi hỗ trợ đầu tư, phát triển thị trường, chính sách đất

============================================================= đai, phát triển vùng nguyên liệu, phát triển nguồn nhân lực. Thực hiện hiệu quả công tác quản lý, sử dụng FDI.

- Nhóm giải pháp của các hiệp hội ngành hàng: tham mưu cho Bộ, địa phương về xây dựng quy hoạch vùng và cơ cấu sản phẩm, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước nâng cao năng lực hoạt động, tăng cường vai trò trong giải quyết tranh chấp thương mại.

- Nhóm giải pháp của các doanh nghiệp: nâng cao năng lực hoạt động của doanh nghiệp, tích cực tham gia chương trình xúc tiến đầu tư của ngành, chú trọng xây dựng và quảng bá thương hiệu.

Đối với dịch vụ:

- Ban hành một số giải pháp mở cửa sớm hơn mức độ cam kết với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đối với một số lĩnh vực dịch vụ mà Việt Nam có nhu cầu như: văn hóa - y tế - giáo dục, bưu chính - viễn thông, hàng hải, hàng không, sẽ góp phần thúc đẩy đầu tư nhanh chóng hơn nữa vào cơ sở hạ tầng, trong bối cảnh suy giảm kinh tế cũng như suy giảm về nguồn FDI trên toàn cầu. - Tập trung nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng nhất là hệ thống cấp điện, nước, đường giao thông, cảng biển phục vụ nhu cầu sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa, tránh gây khó khăn cho các nhà đầu tư.

-Đối với ngành công nghiệp

Bất kì một nền công nghiệp nào cũng cần có các ngành công nghiệp phụ trợ để hỗ trợ phát triển.Tuy nhiên ở nước ta ,ngành CNPT vẫn còn rất nhiều hạn chế .Do vậy yêu cầu đầu tiên và bức thiết đối với nước ta là phải ưu tiên phát triển ngành CNPT.Để giải quyết vấn đề này:

-Chính phủ cùng các ngành liên quan cần có chiến lược đầu tư vào khoa học công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực cho ngành CNPT. Trước hết, cần xây dựng cơ chế hợp tác đào tạo giữa trường đại học và DN, tiếp nhận sinh viên từ các trường đại học công nghiệp để đào tạo thực hành tại DN sản xuất.

-Tiếp thu chuyển giao công nghệ từ các đối tác, nhà đầu tư nước ngoài; đầu tư xây dựng khu công nghệ cao, công nghệ ứng dụng để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư nước ngoài trên lĩnh vực điện tử, tin học, lắp ráp...; liên doanh liên kết với các nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam để cung cấp linh kiện, sản phẩm phụ trợ.

-Cần có sự hỗ trợ mạnh, hiệu quả của Nhà nước với sự phát triển của ngành CNPT qua việc xây dựng quy hoạch, cơ sở hạ tầng và các chính sách khác đối với DN đầu tư CNPT; đầu tư vốn phát triển CNPT...

=============================================================  Đối với vấn dề dân sinh và môi trƣờng:

Chính phủ cần tránh cấp giấy phép cho các dự án có công nghệ lạc hậu và gây ô nhiễm môi trường ,cần thẩm tra kỹ các dự án sử dụng nhiều đất và tránh việc lập các dự án quá lớn, chiếm dụng đất, cân nhắc về tỷ suất đầu tư/diện tích đất. Đăc biệt cần ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh môi trường và hệ thống đường bộ cao tốc bắc-nam, hai hành lang kinh tế Việt Nam - Trung Quốc, hệ thống đường sắt cao tốc bắc - nam, đường sắt kết nối các cụm cảng biển lớn, các mỏ khoáng sản lớn với hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt nội đô thành phố Hà Nội.

=============================================================

Mục lục

Lời nói đầu

A : NỘI DUNG VẤN ĐỀ ... 2

I : Lí luận về đầu tƣ nƣớc ngoài ... 2

1. Định nghĩa về FDI ... 2

2. Đặc điểm của FDI ... 2

3. Phân loại FDI ... 3

4. Nguyên nhân đầu tư trực tiếp nước ngoài ... 3

5. Xu hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài ... 5

6. Tác động của đầu tư trực tiếp ... 7

II : Phân tích tác động của FDI đối với Việt Nam ... 9

Tổng quan kinh tế Việt Nam năm 2010 và triển vọng năm 2011 ... 9

Đánh giá khái quát về tình hình thu hút FDI tại Việt Nam ... 10

Thực trạng về tình hình thu hút FDI ở Việt Nam ... 10

1. Tình hình FDI ở Việt Nam ... 11

2. Sức thu hút FDI của Việt Nam và các hạn chế ... 15

3. Tác động của FDI đến Việt Nam ... 16

III : Tình hình FDI trong tƣơng lai ... 24

1. Những khó khăn trước mắt ... 24

2. Cơ hội mở ra ... 24

IV : Khái quát về ODA ... 25

1. Khái niệm ... 25

2. Các loại hình ODA ... 26

3. Đặc điểm của ODA ... 27

4. Mục tiêu của ODA ... 27

V : So sánh FDI và ODA ... 29

Giống nhau ... 29

Khác nhau ... 30

B : TẦM NHÌN VÀ BIỆN PHÁP THU HÚT FDI ... 32

I : Tầm nhìn và chính sách trong tƣơng lai ... 32

II : Biện pháp khắc phục ... 35

1. Về mặt chính sách ... 35

2. Cụ thể trên từng lĩnh vực ... 35

=============================================================

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn học hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)